ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu 2016 - Khoá luận - ĐH Mở Tp.HCM - Nguyễn Đình Quang - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH GÒ VẤP (Trang 42)

3.4.1 Kết quả đạt được

 Trong giai đoạn 2012 -2015, Sacombank đã nắm bắt được tình hình chung của nền kinh tế cũng như nhu cầu tất yếu về tiêu dùng của người dân, từ đó đưa ra các gói sản phẩm phù hợp, tích cực hoạt động, tiếp thị,... Kết thúc giai đoạn này, dư nợ CVTD của CN liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng trung bình 13%/ năm, cho thấy quy mô và năng lực cho vay của chi nhánh ngày càng cao. Hoạt động CVTD góp phần đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, phân tán rủi ro hoạt động tín dụng, và góp phần giúp chi nhánh giải quyết vấn đề đầu ra của nguồn vốn, làm tăng tổng dư nợ và lợi nhuận cho Chi nhánh.

 Hoạt động cho vay tiêu dùng đảm bảo hiệu quả thông qua vòng quay vốn tăng trong giai đoạn 2012- 2015:

Bảng 3.7: Vòng quay vốn giai đoạn 2012 – 2015 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2012 2013 2014 2015

Doanh số thu nợ tỷ đồng 436.43 548.35 797.60 1201.07 Dư nợ bình quân tỷ đồng 708.01 945.18 1,371.05 1,838.88

Vòng quay vốn Vòng 0.62 0.58 0.58 0.65

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank CN Gò Vấp năm 2012- 2015)

Tỷ số vòng quay vốn có sự biến động qua các năm, nhưng nhìn chung tương đối tốt, năm 2012 đạt 0.62 vòng, năm 2013 đạt 0.58 vòng, năm 2014 đạt 0.58 vòng và năm 2015 đạt 0.65 vòng. Sự biến động này là do những năm gần đây CN Gò Vấp có sự mở rộng cho vay vốn trung – dài hạn nên dư nợ bình quân luôn ở mức cao, ảnh hưởng đến độ lớn của vòng quay vốn. Tuy nhiên, tỷ số vòng quay vốn của CN cũng không nhỏ, và có dấu hiệu tăng dần trong giai đoạn 2012 – 2015. Điều này tạo điều kiện để CN Gò Vấp quay vòng vốn nhanh hơn, tiếp tục cho vay ra để nâng cao lợi nhuận.

 Bên cạnh đó, công tác kiểm soát rủi ro ngày càng tốt, chất lượng các khoản vay được cải thiện, tỷ lệ Nợ quá hạn và tỷ lệ Nợ xấu của chi nhánh thấp.

Bảng 3.8: Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng giai đoạn 2012 – 2015

Năm 2012 2013 2014 2015

Tổng NQH (tỷ đồng) 3.49 3.58 3.23 4.21 Tỷ lệ NQH CVTD /tổng dư nợ CVTD 0.71% 0.69% 0.54% 0.57% Tỷ lệ NQH CVTD/tổng dư nợ 0.27% 0.22% 0.19% 0.24%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank CN Gò Vấp năm 2012- 2014)

Nhìn vào bảng tỷ lệ nợ cho vay quá hạn của CVTD, ta có thể thấy tỉ lệ nợ quá hạn có sự thay đổi qua các năm. Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức thấp, năm 2012 chiếm 0,71% tổng dư nợ CVTD và 0,27% so với tổng dư nợ của toàn chi nhánh; năm 2013 chiếm 0,69% tổng dư nợ CVTD và 0,22% so với tổng dư nợ của toàn chi nhánh; năm 2014 chiếm 0,54% tổng dư nợ CVTD và 0,19% so với tổng dư nợ của toàn chi nhánh; năm 2015 chiếm 0,57% tổng dư nợ CVTD và 0,24% so với tổng dư nợ của toàn chi nhánh Đây đều là những con số thấp (dưới 1%), nằm trong phạm vi chấp nhận được của Sacombank CN Gò Vấp.

Ở phần 3.3.3.2 khi phân tích dư nợ cho vay theo thời hạn, ta thấy dư nợ cho vay trung – dài hạn cao (chiếm hơn 80%), thời hạn càng dài thì càng rủi ro, tuy nhiên những số liệu ở bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn luôn được duy trì khoảng ở mức thấp (0.24% tổng dư nợ vay) qua các năm dù dư nợ cho vay tăng.

Bảng 3.9 : Nợ xấu cho vay tiêu dùng giai đoạn 2012 – 2015 Năm 2012 2013 2014 2015

Tổng Nợ xấu CVTD (tỷ đồng) 1.26 1.51 1.42 2.17 Tỷ lệ Nợ xấu vay tiêu dùng/ dư nợ CVTD 0.26% 0.29% 0.24% 0.29% Tỷ lệ Nợ xấu CVTD/tổng dư nợ 0.10% 0.09% 0.08% 0.12%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank CN Gò Vấp năm 2012-2015)

Từ bảng trên, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của CVTD tại Chi nhánh dao động ở con số dưới 1%. Năm 2012, tỷ lệ ở mức 0,26% tổng dư nợ CVTD và 0,1% so với tổng dư nợ của toàn Chi nhánh. Sang năm 2013, nợ xấu tại Chi nhánh tăng lên 1,51 tỷ đồng nhưng tỷ lệ nợ xấu CVTD chỉ đạt mức 0,09% tổng dư nợ. Con số này giảm xuống còn 1,42 tỷ ở năm 2014 với mức 0,08% so với tổng dư nợ Chi nhánh và tăng lên 2.17 tỷ đồng năm 2015 chiếm 0.12% tổng dư nợ của Chi nhánh. Dư nợ nợ xấu đối với CVTD chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng dư nợ nợ xấu của mảng cho vay tại Chi nhánh.

Nguyên nhân của các khoản nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh có thể là do tình hình tài chính của khách hàng gặp khó khăn, tuy có thiện chí trả nợ nhưng không có khả năng chi trả trong thời gian ngắn hoặc có thể khách hàng chây ỳ trong việc trả nợ cho Ngân hàng...

Như vậy, tình hình dư nợ tăng, doanh số thu nợ cũng tăng, nợ quá hạn và nợ xấu cũng tăng, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp (dưới 1%). Điều đó cho thấy chiến lược kinh doanh đúng đắn của ngân hàng vẫn lấy tăng trưởng ổn định bền vững rồi mới đến lợi nhuận và công tác quản lý, đôn đốc, giám sát việc trả nợ của KH tại CN Gò Vấp đã đạt hiệu quả khá tốt.

 Những kết quả trên còn được phản ánh thông qua lãi vay thu từ cho vay tiêu dùng của chi nhánh, lãi vay thu từ hoạt động này ngày càng chiếm tỷ trọng cao:

Bảng 3.10 : Hệ số thu lãi cho vay tiêu dùng giai đoạn 2012 – 2015

Chỉ tiêu

2012 Thu lãi từ cho vay 493.68 Thu lãi từ cho vay tiêu dùng 59.47

Tỷ trọng 12.05% Năm 2013 2014 2015 477.98 519.71 627.45 62.52 76.54 92.39 13.08% 14.73% 14.72%

(Nguồn: Báo cáo TOI từ hoạt động tín dụng tại Sacombank CN Gò Vấp)

Cùng với việc tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng, việc thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng cũng lên nhanh chóng. Lãi thu từ hoạt động cho vay này là 59.47 tỷ đồng năm 2012, 62.52 tỷ đồng năm 2013, 76.54 tỷ đồng năm 2014 và 92.39 tỷ đồng năm 2015. Như vậy, lãi thu từ hoạt động tiêu dùng năm 2013 tăng 1.03% so với năm 2012 và chiếm 13.08% tổng lãi thu từ cho vay; lãi thu năm 2014 tăng 1.65% so với năm 2013 và chiếm 14.73% tổng lãi thu từ cho vay; và lãi thu năm 2015 giảm 0.01% so với năm 2013 (trên thực tế đã tăng 15.85 tỷ) và chiếm 14.72% tổng lãi thu từ cho vay. Có thể nói đây là những con số tăng trưởng tốt, và một lần nữa khẳng định vị trí quan trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay của Sacombank CN Gò Vấp khi tỷ trọng của phần lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng tăng, góp phần đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

 Kết thúc năm 2015, CN Gò Vấp đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn: CN đóng góp cao nhất về lợi nhuận trước thuế khu vực Đông TPHCM, CN có đóng góp cao nhất về thu dịch vụ khu vực Đông THCM và là CN đạt danh hiệu xuất sắc của năm.

3.4.2 Tồn tại

 Tỷ trọng dư nợ CVTD đối với tổng dư nợ và tỷ trọng thu lãi CVTD tăng qua các năm nhưng lại có sự chênh lệch giữa quy mô và lợi nhuận đem lại. Năm 2015, dư nợ CVTD đạt 37% tổng dư nợ tuy nhiên lãi thu từ CVTD chỉ đạt gần 15%, điều này cho thấy hầu hết các khoản vay tiêu dùng tại CN Gò Vấp đều là các khoản vay áp dụng lãi suất của gói ưu đãi và rất sát với khung lãi suất nhằm mở rộng quy mô hoạt động. Điều này gây ảnh hưởng đến biên lợi nhuận cũng như lợi nhuận của ngân hàng.

 Cơ cấu cho vay còn nhiều rủi ro, sản phẩm cho vay mua chuyển nhượng, xây dựng sửa chữa BĐS và vay mua xe chiếm tỷ trọng cao (hơn 50% trong tổng dư nợ CVTD trong cả giai đoạn 2012-2015) điều này làm dư nợ CVTD của Sacombank CN Gò Vấp phụ thuộc và mang nhiều rủi ro trong tương lai khi thị trường BĐS, thị trường giá cả nguyên vật liệu có sự biến động.

 Chưa thực sự khai thác hết được về tiềm năng CVTD cũng như đa dạng về sản phẩm cho vay tiêu dùng. Chưa có các gói cho vay tiêu dùng ưu đãi gắn liền với một số nhu cầu thiết thực trong cuộc sống khác như cho vay tiêu dùng để phục vụ cho việc tổ chức đám cưới, du lịch, mua xe máy, đóng học phí..

 Hệ số thu nợ giảm qua từng năm

Bảng 3.11: Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2012 – 2015

DVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

tính 2012 2013 2014 2015

Doanh số thu nợ tỷ đồng 436.43 548.35 797.60 1,201.07 Doanh số cho vay tỷ đồng 926.22 1,369.35 2,143.89 2,937.43

Hệ số thu nợ % 47.1 40.0 37.2 40.9

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank CN Gò Vấp năm 2012-2015)

Doanh số thu nợ CVTD vẫn tăng qua các năm nhưng do cơ cấu cho vay trung – dài hạn chiếm tỷ trọng cao, dẫn đến dư nợ cho vay giảm chậm. Điều này có thể giúp tối đa hóa lãi cho vay đối với Chi nhánh, tuy nhiên sẽ làm ảnh hưởng tới hệ số thu nợ, mà theo bảng trên hệ số thu nợ giảm dần qua từng năm, có thể gây ấn tượng không tốt về khả năng quản lý thu hồi nợ của chi nhánh.

 Chưa có bộ phận hỗ trợ tín dụng, cán bộ tín dụng phải làm hầu hết các công việc trong quy trình xét duyệt cho vay, từ tìm kiếm khách hàng, tiếp thị, thẩm định, làm báo cáo phê duyệt cho đến việc công chứng mua bán, đăng bộ sang tên, đăng ký giao dịch đảm bảo... bên cạnh đó còn phải bảo đảm về các chỉ tiêu khác như huy động vốn, thẻ tín dụng, tài khoản thanh toán.. Lượng công việc và hồ sơ vay vốn nhiều dẫn tới CBTD phải

liên tục làm việc dẫn đến CBTD có thể bỏ sót công việc cần làm cũng như chậm trễ công việc đang làm do giới hạn về thời gian.

Nguyên nhân khách quan:

Do thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân, hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam vẫn mang thói quen tích lũy để mua sắm hoặc vay, mượn từ người thân hơn là đến NH để được cấp tín dụng mặc dù khi cấp tín dụng họ sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi hơn bởi tâm lý ngại phiền phức về thủ tục, giấy tờ và thời gian khi đăng ký cấp tín dụng.

Gặp khó khăn về Hồ sơ tài chính, các khoản thu nhập của KH để đảm bảo trả nợ không rõ ràng khi KH là người hưởng lương tiền mặt. Nếu do trình độ học vấn của KH hoặc không biết lựa chọn các bằng chứng thuyết phục thì nhu cầu vay sẽ không được đáp ứng.

Do sự đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng khác, nhằm thu được lợi nhuận bù đắp cho hoạt động cho vay doanh nghiệp đang chậm lại, điều này dẫn đến Sacombank phải đưa ra các gói vay ưu đãi với mức lãi suất thấp để có thể thu hút khách hàng tiềm năng dẫn đến lãi thu từ cho vay tiêu dùng thấp.

Sacombank – CN Gò Vấp tập trung vào sản phẩm mua/ bán BĐS dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm vì địa bàn quận Gò Vấp thuận lợi cho việc đầu tư cũng như định cư đối với cư dân Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay. Quận Gò Vấp với môi trường xanh, sạch, đẹp, giao thông thuận tiện, đa dạng về các loại hình dịch vụ chăm sóc và duy trì sức khỏe đã và đang thu hút nhiều gia đình chọn làm nơi an cư lạc nghiệp.

Chưa khai thác hết nguồn khách hàng tiềm năng do chiến lược marketing có hiệu quả chưa cao, các hoạt động tiếp thị chỉ dừng ở mức độ tiếp thị hình ảnh chung của Ngân hàng chứ chưa có giới thiệu cụ thể sản phẩm.

Nguyên nhân chủ quan:

Do điều kiện kiên quyết để xét duyệt cho vay của Hệ thống ngân hàng nói chung và Sacombank CN Gò Vấp nói riêng đó là dựa trên TSĐB, còn đối với sản phẩm cho vay tín chấp chỉ áp dụng cho các đơn vị liên kết và thường vay theo nhóm nhằm giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên, điều này vô tình đã làm mất một hệ khách hàng khi họ có đầy đủ khả năng trả nợ nhưng lại không có TSĐB.

Đội ngũ nhân viên của NH, các CVKH tại Sacombank CN Gò Vấp hầu hết đều là những CVKH trẻ, khả năng tổng hợp và phân tích các thông tin KH một cách khoa học và chính xác còn chưa tốt. Bên cạnh đó, số lượng CBTD vẫn chưa đáp ứng đủ so với tiềm năng của sản phẩm CVTD, trên thực tế , chỉ riêng với sản phẩm cho vay CBCNV, CN Gò Vấp có tới 137 đơn vị liên kết là các trường học trong địa bàn Quận Gò Vấp nhưng theo

thống kê chỉ mới có 27% giáo viên/ CBCNV vay vốn, chỉ có khoảng 7 đơn vị hiện tại có thực hiện chi lương tại CN Gò Vấp và chỉ có 2 CBTD phụ trách mảng này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank CN Gò Vấp TP. HCM qua các chỉ tiêu về dư nợ cho vay, vòng quay vốn tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu, thu lãi cho vay trong giai đoạn 2012- 2015. Đồng thời cũng cho thấy cái nhìn tổng quan về tình hình CVTD cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VAY TIÊU DÙNG TẠI

SACOMBANK CN GÒ VẤP

4.1 TRIỂN VỌNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TẠISACOMBANK CN GÒ VẤP SACOMBANK CN GÒ VẤP

4.1.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của Sacombank

 Tiếp tục xây dựng và phát triển các sản phẩm truyền thống dựa trên nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng nhằm phục vụ cho nhu cầu mở rộng thị phần/ tiếp quản thị phần hoạt động của Ngân hàng Phương Nam. Tiếp tục kiên trì định hướng ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực theo định hướng hoạt động Hiệu quả – An toàn – Bền vững.

Với tầm nhìn đó, để hoàn thành sứ mệnh, chiến lược của Sacombank thời kỳ 2011- 2020 đã xác lập 05 giá trị cốt lõi phải đảm bảo tuân thủ: tiên phong; luôn đổi mới, năng động sáng tạo; cam kết mục tiêu chất lượng; trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội; tạo dựng sự khác biệt.

 Định hướng hoạt động của Sacombank trong giai đoạn 2011 - 2020: Chiến lược Mục tiêu

Tài chính + Vốn CSH: tăng bình quân 15-17%/năm + Tổng TS: tăng bình quân 15-20%/năm

+ Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 10- 15%/năm

Kênh phân phối + Khoảng 600 điểm giao dịch ở Việt Nam.

+ Dự kiến mở rộng hoạt động sang Malaysia, Singapore, Mỹ, Úc, Châu Âu và một số nước khác trong khu vực. Sản phẩm dịch vụ + Tỷ trọng tổng doanh thu từ dịch vụ/ tổng thu nhập của

NH mỗi năm sẽ đạt bình quân 12-18%/năm.

+ Nâng cao tính cạnh tranh của NH bằng các SPDV thiết thực với nhu cầu của KH.

Huy động/ cho vay + Tổng nguồn vốn tăng trưởng ở mức 15-18%/ năm. + Doanh số cho vay tăng trưởng bình quân 18-20%/năm.

4.1.2 Mục tiêu phát triển của Sacombank chi nhánh Gò Vấp

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 và 2015 của Sacombank CN Gò Vấp luôn đạt kết quả tốt, đem lại cho chi nhánh danh hiệu “chi nhánh xuất sắc”. Trong năm 2016, Sacombank CN Gò Vấp đặt mục tiêu tiếp tục duy trì danh hiệu “chi nhanh xuất sắc” đạt thành tích là chi nhánh 3 năm liền xuất sắc.

4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI SACOMBANK CN GÒ VẤP

4.2.1 Mở rộng nguồn vốn huy động

 Để làm cơ sở cho vay, cũng như đáp ứng nhu cầu về vốn trung dài hạn phù hợp với cơ cấu cho vay trung dài hạn của chi nhánh cần:

Tập trung tăng trưởng nhanh và mạnh các chương trình khuyến mãi về huy động

Một phần của tài liệu 2016 - Khoá luận - ĐH Mở Tp.HCM - Nguyễn Đình Quang - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH GÒ VẤP (Trang 42)