Hệ thống Billing, VoD, STB (Set-top Box)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ iptv và xu hướng phát triển hiện nay (Trang 67 - 70)

Hệ thống VoD: máy chủ VoD sẽ lưu nội dung thực và cung cấp cho thuê bao

khi nó nhận được sự xác thực danh tính từ Middleware. Nó cho phép các thuê bao

đặt và xem những bộ phim chất lượng cao và chương trình theo yêu cầu (chương

trình này được lưu trên máy dịch vụvà được truyền tải theo yêu cầu). Hệ thống này sẽ cung cấp những chức năng điều khiển VCR như fast-forward, pause, và rewind.

Các hệ thống máy chủ VoD phải có khả hỗ trợ truy nhập 24/7 vào các nội dung lưu trữ. Đểđảm bảo an toàn, hệ thống máy chủ VoD phải có cấu hình dựphòng đầy đủvà được quản lý tập trung (và hỗ trợ quản lý tại chỗ).

Giải pháp VoD phải có khả năng cung cấp các tính năng quản lý nội dung cơ

bản sau:

- Các tác vụ quản trị nội dung - Nạp các file chứa nội dung - Sao chép các file chứa nội dung - Lưu trữ các file chứa nội dung - Xóa các file chứa nội dung - Đăng ký cho file chứa nội dung

- Quản lý các nội dung đã được đăng ký

67

Hệ thống quản lý mạng và tính cước: Bao gồm các máy chủ thực hiện quản lý thiết bị mạng, quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng và tính cước. Hệ thống được lắp đặt tại Hà Nội. Hệ thống quản lý mạng phải có khả năng quản lý tối thiểu 50.000 STB Lisence, quản lý các nút mạng, quản lý Middileware,....

Hệ thống thiết bị đầu cuối Set-top Box (STB): Được đặt tại phía khách hàng, cung cấp các ứng dụng truyền thông và giải trí, hỗ trợ kết nối giữa thiết bị tivi và mạng điện thoại, cũng như internet và thư viện ảnh ảo của nhà cung cấp dịch vụ. Nó có thể giải mã những chuỗi dữ liệu và hình ảnh đến dựa vào địa chỉ IP, đồng thời thể hiện các hình ảnh này trên TV. STB sẽ hỗ trợ chuẩn H.264/MPEG-4 Part 10 và phần mềm client Middleware của nó sẽđược dựa trên một cấu trúc thick client, điều đó có nghĩa là ứng dụng và dữ liệu thể hiện sẽlưu trên STB.

Mô hình đấu nối IPTV sang hệ thống IP: Tất cả các lưu lượng từ trung tâm IPTV đều được định tuyến đến thiết bị PE Các lưu lượng dịch vụ sau đó đi qua mạng core đến BRAS tại các các tỉnh thành. Từ BRAS, các lưu lượng được đẩy xuống các access switch, switch lớp 2, DSLAM, và cuối cùng tới thuê bao.

68

Chú ý: Hiện nay các ATM-DSLAM đang dần được thay thế bởi các IP-

DSLAM. Vì vậy, các thuê bao của dịch vụ IPTV sẽ được triển khai trên các IP-

DSLAM.

Do nhu cầu sử dụng cũng như băng thông chiếm dụng của dịch vụ VoD rất lớn nên để giảm tải cho hệ thống mạng, đặc biết là mạng đường trục, các VoD server thứ cấp sẽ được triển khai tại các địa điểm gần với thuê bao hơn. Có hai vị trí có thể bố trí các VoD server thứ cấp: Bố trí VoD server tại BRAS và bố trí VoD server tại access switch. Trong đó giải pháp bố trí VoD server thứ cấp tại các BRAS khả thi hơn vì:

- Bố trí VoD server tại các access switch đòi hỏi chi phí rất lớn cho một sốlượng lớn VoD server.

- BRAS là điểm tập trung lưu lượng với số lượng thuê bao hợp lý.

- BRAS hoạt động ở lớp 3 nên việc cấu hình, đảm bảo QoS, và quản lý cũng dễ dàng hơn.

Kết luận :

Chương 3 chương quan trọng của luận văn nói về cấu trúc của hệ thống IPTV đang được áp dụng trong Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel từsơ đồ khối, chi tiết các phân hệ : hệ thống Headend, Middleware, CMS, MMS, hệ thống phân phối nội dung Content Ditribution Network, hệ thống bản quyền số DRM, hệ thống Billing, VOD , STB ... và chức năng đảm nhiệm của từng phân hệ, mô hình đấu nối từ hệ thống IPTV sang hệ thống truyền tải IP.

69

CHƯƠNG 4: XU HƯỚNG PHÁT TRIN IPTV HIN NAY

[1],[3]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ iptv và xu hướng phát triển hiện nay (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)