Những khó khăn, thuận lợi ban đầu khi triển khai IPTV tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ iptv và xu hướng phát triển hiện nay (Trang 72 - 75)

Điểm đặc biệt và hấp dẫn nhất của IPTV là sự tương tác giữa người xem với chương trình, điều này sẽ tạo nên một cuộc cách mạng làm thay đổi căn bản quan niệm về truyền hình.

IPTV không đơn thuần là một dịch vụ mà còn là sự đột phá trong công nghệ

truyền hình. Nó bao gồm tổng thể chuỗi dịch vụ gia tăng tương tác người dùng.

Ngoài việc tự do lựa chọn chương trình muốn xem, khách hàng còn có thể tham gia

các cuộc hội thảo từ xa, chơi game online, mua hàng qua tivi,...

Điều thuận lợi cơ bản để IPTV phát triển mạnh tại Việt Nam có thể dẫn đến bùng nổ trong tương lai là số lượng người sử dụng internet lớn với tốc độ tăng

72

trưởng nhanh và thói quen sử dụng dịch vụ tích hợp trên IPTV của châu Á nói

chung và Việt Nam nói riêng.

Nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài cho thấy người châu Á thích máy

tính hơn tivi. Họ làm được nhiều thứ với máy tính như lướt web, chơi game online, nghe nhạc… Điều này khác hẳn với những người châu Âu hoặc Bắc Mỹ hay có thói

quen trên ghế sô-fa với máy thu hình. Người châu Á nói chung và người Việt Nam

nói riêng có xu hướng tích hợp PC và máy thu hình.

Nhằm phân tích nhu cầu của thị trường tại Việt Nam, nhà cung cấp nội dung VASC đã đã tổ chức một cuộc thăm dò nhu cầu tại bốn thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Mục tiêu của cuộc thăm dò nhằm nghiên cứu thị trường trên các mặt: tìm hiểu thói quen giải trí các loại của công chúng; tìm hiểu mức độ chấp nhận của công chúng đối với dịch vụ truyền hình trực tuyến, video theo yêu cầu và các các dịch vụ giá trị gia tăng của IPTV: ý tưởng, giá cả; dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ IPTV; phân tích dữ liệu thu được nhằm đề xuất các định hướng kinh doanh cho dịch vụ.

Kết quảthăm dò nhu cầu thịtrường: Xã hội càng phát triển, nhu cầu giải trí của

người dân càng cao, hầu hết các gia đình đều đã có tivivà đầu đĩa DVD, VCD, CD

nên thói quen xem tivi/phim, nghe nhạc tại nhà chiếm phần lớn thời gian giải trí. Tại bốn thành phốđược khảo sát, gần 1/3 người dân có nhu cầu truy cập internet và

khoảng 1/8 dân chúng có thói quen xem phim tại rạp và chơi video game. Một nửa

đối tượng khảo sát có đăng ký sử dụng truyền hình cáp/kỹ thuật số cho thấy người dân rất hứng thú với các loại hình dịch vụ giải trí truyền hình. Thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ là khác nhau, nhưng xét tổng thể thì các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp/kỹ thuật số đã đáp ứng được hơn 70% nhu cầu giải trí truyền hình của khách hàng. Gần một nửa khách hàng hài lòng với nhà cung cấp dịch vụ nhờ sự đa dạng vềcác kênh và chương trình truyền hình, 1/4 còn lại hài lòng về chất lượng nội dung chương trình. Trong khi đó có khoảng 1/3 khách hàng mong đợi có thêm nhiều kênh truyền hình, thuyết minh và phụđề tiếng Việt. Chi phí cho dịch vụ giải

73

trí truyền hình hiện tại vào khoảng 46.000 đồng. Mức chi thấp nhất là thành phốĐà Nẵng 26.500đ và cao nhất là Hải Phòng 69.000đ.

Cảm nhận về dịch vụ IPTV: Ý tưởng cung cấp dịch vụ truyền hình qua internet

(IPTV), video theo yêu cầu (VoD) và các dịch vụ cộng thêm của IPTV (như: truy

cập internet và email trên tivi, điện thoại hiển thị hình ảnh và điện thoại VoIP, chức năng ghi chương trình, chơi game...) được đông đảo khách hàng quan tâm.

Nếu căn cứ trên thói quen giải trí tại gia đình của đại đa số người dân thì nhu cầu sử dụng dịch vụ IPTV là rất cao và việc phát triển nội dung cho các dịch vụ IPTV có thể bắt đầu triển khai ngay từ thời điểm này, càng sớm càng tốt. Như vậy, xét trên góc độ nhu cầu thị trường, đa số khách hàng có nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ IPTV có khảnăng giải trí thuận tiện, chất lượng.

Hình 4.1: Thói quen của khách hàng theo độ tuổi

74

Cho đến nay, thịtrường băng rộng tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ nhu cầu và còn rất nhiều tiềm năng. Số lượng thuê bao băng rộng của Việt Nam đã đạt xấp xỉ 200.000 với sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ VNPT, `Viettel Telecom, Viettel, FPT... Dự kiến đến cuối năm 20015, số lượng thuê bao băng rộng của Việt Nam sẽ đạt khoảng 1 triệu và đến 2020 số lượng này sẽ phát triển lên tới 3,5 triệu thuê bao. Đồng thời với việc triển khai các công nghệ hữu

tuyến xDSL/PON và công nghệ vô tuyến băng rộng (WiFi/WiMAX, CDMA, ...)

của các nhà cung cấp dịch vụ ở Việt Nam cùng với sự chuyển đổi cấu trúc mạng lưới từ chuyển mạch kênh truyền thống theo thời gian sang mạng NGN với công nghệ chuyển mạch gói là một sự chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ, phù hợp với xu thế phát triển chung của các nước phát triển trên thế giới. Mạng NGN sẽ cho phép triển khai các dịch vụ đa dạng với giá thành thấp, nâng cao hiệu quảđầu tư và tạo nguồn doanh thu mới ngoài doanh thu từ các dịch vụ truyền thống. Ngoài ra NGN được xây dựng trên tiêu chí mở, các giao thức chuẩn và giao diện thân thiện, có được sự thống nhất mạng hữu tuyến truyền thống và chuẩn truyền tải âm thanh, hình ảnh, dữ liệu không dây. Với những ưu điểm trên thì IPTV lại càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ và bảo đảm cho sự thành công của loại hình dịch vụ mới này.

Với nhận định: IPTV Truyền hình của tương lai, ông Nguyễn Mạnh Hùng -Phó tổng giám đốc tập đoàn Viettel đã đưa ra ý kiến: “Chất lượng là chìa khoá đầu tiên để IPTV phát triển, trong đó băng thông đường truyền là thách thức lớn. Khi có các giải pháp hữu hiệu thì việc triển khai sẽ thành công”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ iptv và xu hướng phát triển hiện nay (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)