Thách thức khi triển khai IPTV tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ iptv và xu hướng phát triển hiện nay (Trang 75)

Ở thời kỳ mà cả thế giới đều đang nỗ lực để tìm kiếm động lực tăng trưởng mới thì IPTV đang nổi lên như là một thị trường “blue ocean”, thuật ngữ chỉ thị trường chưa được khai phá. Để thực hiện dịch vụ IPTV cần rất nhiều phần mềm và để hỗ trợ dịch vụ một cách ổn định thì việc cung cấp các trang thiết bị phần cứng là điều bắt buộc. Là quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký sáng chế và hiện đang sở hữu nhiều sáng chếliên quan đến IPTV nhất nên Hàn Quốc đang đặt rất nhiều kỳ vọng

75

nghệ chưa được thử nghiệm trên thế giới thì triển vọng xuất khẩu các công nghệ trong nước cũng sẽ trở nên lớn hơn. Nhưng không phải chỉ có các ý kiến lạc quan mà xuất phát chậm và sự dè chừng của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình hiện nay đang phủbóng đen lên tương lai của IPTV.

Công nghệ và chuẩn:

Trong ba năm qua đã diễn ra rất nhiều tranh luận về việc có cho phép triển khai IPTV hay không và nếu có thì theo cách thức nào nên việc triển khai dịch vụnày đã chậm hơn rất nhiều so với các nước khác làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường thế giới. Ví dụ cụ thể là Việt Nam đã đi sau các nước khác cả về công nghệ, thiết bị cũng như tiêu chuẩn. Một khó khăn khác là các nhà cung cấp IPTV phải đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình mặt đất theo thời gian thực nhưng quá trình này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu được thương mại hóa khi chưa thể cung cấp các chương trình truyền hình theo thời

gian thực, IPTV sẽ không thu hút được người sử dụng. Do vậy, đã có ý kiến cho

rằng IPTV có thể sẽ bị người sử dụng quay lưng lại như truyền hình DMB vệ tinh và không đem lại lợi nhuận.

Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới IPTV và phát triển công nghệ liên quan từ năm 2002. Trong khi vấp phải các rắc rối trong việc xây dựng hệ thống và luật hóa các quy định thì các nước trên thế giới đã lần lượt triển khai IPTV. Tại Pháp, Ý và Nhật Bản, IPTV đã trở thành một dịch vụ truyền hình phổ biến và đang thu hút được rất nhiều người sử dụng. Thêm vào đó thì việc nội dung chương trình vẫn chưa được bảo đảm đã càng làm tăng thêm các ý kiến lo ngại.

Một vấn đề nữa đó là chúng ta phải xem xét về khảnăng đáp ứng nhu cầu dịch vụ IPTV của mạng viễn thông Việt Nam. Với mạng băng hẹp truyền thống, chỉ một số dịch vụ đơn giản của IPTV là có thể thực hiện được. Còn để có thể triển khai thành công dịch vụ IPTV thì mạng băng rộng đóng vai trò tiên quyết, bởi vì chỉ với mạng băng rộng mới có thể bảo đảm cung cấp đầy đủ băng thông theo yêu cầu cho các dịch vụ IPTV (như truyền hình, video, games,...). Do IPTV yêu cầu truyền nội dung theo thời gian thực và sử dụng Internet Protocol, nó sẽ rất dễ bị mất gói tin

76

hay bị trễ. Nếu kết nối IPTV không đủ nhanh, việc mất hay vỡ hình có thể xảy ra. Vài năm gần đâyxu hướng truyền hình internet thể hiện rõ trên một số tờ báo điện tử. Đài truyền hình tại Việt Nam cũng đã thử nghiệm các dịch vụ truyền hình IP để

cung cấp các chương trình truyền hình cho người xem qua mạng internet. Tuy

nhiên, tất cả đều đang gặp phải những vấn đề chung - chất lượng tín hiệu. Nguyên nhân bởi những yếu tố về kĩ thuật như chuẩn nén, định dạng, tốc độ chưa tương thích với đường truyền…

Trong cuộc chạy đua triển khai IPTV, do môi trường cạnh tranh, vấn đề chính

đối mặt với IPTV là chưa có các tiêu chuẩn. Cho tới nay chưa có giải pháp tiêu chuẩn hoá nào cho một hệ thống đầu cuối tới đầu cuối để phân phát nội dung qua IP. Hiện tại, tất cả các hệ thống IPTV đang hoạt động đều đang vận hành như các mạng khép kín. Các thành phần hệ thống được mua từ các nhà cung cấp khác nhau, được kết hợp với nhau để bảo đảm tính tương tác rồi được đưa vào phục vụ, biểu hiện rõ ràng nhất của việc không có tiêu chuẩn là khi chọn các hộp set top box

Một lĩnh vực khác mà các tiêu chuẩn là tối quan trọng, đó là đối với chất lượng dịch vụ (QoS) và các metric cần thiết để tạo ra một thiết kế chuẩn cho đo thử QoS từ đầu cuối tới đầu cuối, trong đó phải tính đến toàn bộ lưu lượng. Một số tổ chức như ATIS (Liên minh về các giải pháp công nghiệp viễn thông) và ITU (Liên minh viễn thông quốc tế) đã tuyên bố rằng họ sẽ phát triển các tiêu chuẩn cho IPTV. Tuy nhiên còn có nghi ngờ là liệu việc triển khai ấy có thúc đẩy nhanh hơn việc tạo ra các tiêu chuẩn mới này hay không.

Hơn một năm vừa qua, IPTV Viettel cũng đang tìm tòi thử nghiệm dịch vụ trên hạ tầng của mình và thử nghiệm các công nghệkhác nhau đã gặp phải rất nhiều khó khăn về áp dụng công nghệ cũng như vận hành công nghệ trên hạ tầng tại Việt Nam. Thời gian đầu thử nghiệm ở một số khu vực nhất định mà hạ tầng chưa đáp ứng, một sốkhách hàng đã gặp phải những phiền toái nhất định của dịch vụ(như là tín hiệu không chuẩn, hay nhiễu, hay gián đoạn,...). Viettel Telecom đã phải đầu tư nâng cấp hạ tầng và tạm dừng triển khai tại các khu vực khó khăn đểđảm bảo chất lượng.

77 Cung cấp và bảo mật nội dung:

Việc triển khai IPTV thực tế lại phức tạp hơn dự đoán ban đầu. Những khó khăn về kỹ thuật là điều khó tránh khỏi nhưng các vấn đề về quy định thì rất khó lường. Trong khi các cơ quan pháp luật băn khoăn nên quản lý truyền hình internet thế nào, thì các nhà cung cấp nội dung lại quan tâm đến chuyện làm sao để thu lợi tốt nhất trên thịtrường mới mẻ này.

Cùng với vấn đề công nghệ, phát cái gì, có bản quyền hay không?... Người dùng có dễ dàng tiếp nhận hay không cũng là những thách thức không nhỏ với những nhà cung cấp dịch vụ IPTV và cả những nhà quản lý nội dung internet. Một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thông thường chỉ cung cấp hệ thống truyền dẫn nhằm trợ giúp đưa nội dung đến người sử dụng. Nhưng như vậy sẽlà không đủ, các

nội dung vẫn kém phong phú do các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông không có độ

chuyên nghiệp khi đảm nhận cả chức năng sản xuất nội dung của nhà cung cấp dịch vụ truyền thông.

Khảnăng nhận được các giấy phép nội dung từ các chủ sở hữu nội dung có tính chất quyết định đối với các chương trình triển khai của nhà cung cấp dịch vụ IPTV. Chủ sở hữu nội dung muốn được bảo đảm rằng nội dung của họ không bị sao chép lậu từ thời điểm rời khỏi tay họđến khi nó được kết thúc tại các hộp set top của các thuê bao. Để có được sự bảo đảm đó, nhà cung cấp dịch vụ phải chứng minh rằng mình đang cung cấp một hệ thống truy nhập hoàn toàn có điều kiện và một hệ thống quản lý quyền hạn số từđầu cuối tới đầu cuối. Đồng thời, tất cả các thành phần liên quan đến mạng phân phối IPTV phải tương thích với hệ thống CA/DRM (Nghĩa là nền tảng video tạo luồng, nền tảng VoD, phần trung và hộp set top của thuê bao đều hoạt động theo hệ thống CA/DRM ).

Quá trình khoá mã phải bảo đảm chắc chắn rằng nội dung vẫn được khoá và an toàn khi nó di chuyển từ một thiết bị này sang thiết bị kế sau, đồng thời phải bảo đảm rằng các chức năng phụnhư dừng, tua nhanh, tua lại,… phải làm việc tốt.

Vấn đề đầu tư tài chính và thói quen của người Việt Nam: Thay vì mua một chiếc anten với giá trên dưới 50 ngàn đồng về lắp vào tivi, IPTV cần người dùng

78

trang bị nhiều thiết bị hơn, chưa kể phí dịch vụ nếu có và sử dụng cũng phức tạp hơn so với thao tác bật - tắt đơn thuần. Thiết bị đầu cuối cần thiết cho các thuê bao IPTV không đa dạng và có giá thành tương đối cao so với thu nhập hiện tại của

người dân Việt Nam. Ví dụ như phải có các thiết bị đầu cuối như: Modem

ADSL2+, bộ giải mã Set-Top Box do Viettel cung cấp có giá khoảng: 990.000

VNĐ (đối với Set-Top-Box đã bao gồm 10%VAT). Và đặc điểm rất khó bỏ của tâm lý của người Việt Nam đó chính là thích tiện ích nhưng ngại trả tiền và thói quen sử dụng dịch vụ không mất phí. Đó là chưa kểđến khó khăn trong việc xử lí công nghệ phía người dùng.

4.3.3 Mt s vấn đề cn gii quyết khi trin khai IPTV ti Vit Nam

IPTV không đơn thuần là số hoá và đưa nội dung chương trình truyền qua

internet. Truyền hình truyền thống đưa ra nhiều kênh nội dung và người xem

chuyển qua lại giữa các kênh để tìm nội dung mình thích. Ngược lại với IPTV cho phép khán giả chủđộng chọn những nội dung gì mình muốn xem. Như vậy việc xây dựng nội dung là đặc biệt quan trọng đối với loại dịch vụ này.

Ở châu Âu, khách hàng có thể trả cho dịch vụ IPTV vào khoảng 30-40

USD/tháng. Với thu nhập hiện tại của người dân Việt Nam, họ không thể trả cho nhà cung cấp dịch vụ cao như vậy. Muốn thành công thì phải có một chiến lược riêng để triển khai tại thị trường Việt Nam dựa trên mức thu nhập bình quân đầu người và đưa ra một mức giá có thể chấp nhận được.

Xét trên khía cạnh công nghệ, xu hướng hiện nay là sự hội tụ của nhiều công nghệđể đưa ra những loại hình dịch vụ tổng hợp (như kết hợp các dịch vụ thoại, số liệu và băng rộng) cho khách hàng, đồng thời tận dụng được những cơ sở hạ tầng sẵn có để giảm thiểu chi phí đầu tư nâng cấp. Dịch vụ IPTV chính là một sản phẩm của khảnăng tích hợp và hội tụ khi mà chỉ với một thiết bị đầu cuối khách hàng có thể sử dụng khoảng 6 - 7 loại hình dịch vụ con (truyền hình quảng bá, truyền hình theo yêu cầu, điện thoại thông thường, điện thoại IP, điện thoại truyền hình, truy cập internet, v.v...). Hơn nữa việc áp dụng công nghệ để triển khai những dịch vụ

79

với các chi phí nhỏ, tối ưu hoá hạ tầng viễn thông sẵn có sẽtăng sức cạnh tranh khi mà thời gian gia nhập WTO của Việt Nam đang đến gần.

Việc triển khai dịch vụ IPTV sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc mạng của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, đòi hỏi nhà cung cấp phải có kế hoạch triển khai nâng cấp hạ tầng mạng đáp ứng nhu cầu băng thông cho dịch vụ cả trong mạng trục, mạng kết tập và mạng truy cập. Việc tính toán băng thông cũng như dự báo nhu cầu dịch vụ là công tác cần xem xét trong quá trình xây dụng và triển khai dịch vụ.

Khi tính toán băng thông mạng để triển khai cung cấp dịch vụ IPTV nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Chọn chuẩn mã hóa:

MPEG-2 : 3.5-5Mbps/kênh truyền hình chuẩn (STV)

H.264 (MPEG-4 part 10): 2Mbps/STV

8-12Mbps/kênh truyền hình phân giải cao (HDTV)

Như vậy, nếu dùng chuẩn mã hóa H.264 băng thông mạng sẽ được tiết kiệm hơn, nhưng giá thành một bộ STB/H.264 lại đắt hơn STB/MPEG-2. Lợi về băng

thông cho nhà cung cấp dịch vụ, nhưng chi phí đầu tư ban đầu của khách hàng cao.

- Ảnh hưởng của dịch vụ IPTV chủ yếu đến băng thông mạng kết tập và mạng truy cập, đồng thời phụ thuộc vào sốlượng kênh IPTV phát trên mạng.

Với dịch vụ IPTV, cần tối ưu việc sử dụng băng thông bằng cách thiết kế mạng với điểm sao chép luồng multicast (leaf multicast) càng gần khách hàng càng tốt, hướng tới khảnăng chỉ thực hiện sao chép nội dung multicast tại cổng vào nhà thuê bao. Vì vậy việc tính toán băng thông mạng là hết sức cần thiết.

- Băng thông mạng cần đáp ứng cho dịch vụ IPTV: Tổng số kênh IPTV xác định tổng băng thông mạng cần để cung cấp dịch vụ. Ví dụ: nếu có 100 kênh IPTV

phát trên mạng được mã hóa bằng H.264 (2Mbps/STV) thì yêu cầu băng thông dành

cho IPTV là 200Mbps.

Bài toán tính lưu lượng dịch vụ cho toàn mạng là một bài toán phức tạp, đôi khi cần phải dựa vào thực tế khai thác, thói quen sử dụng dịch vụ của từng địa bàn dân cư, từng khu vực cụ thể để tính toán và có các điều chỉnh lưu lượng hợp lý trong

80

quá trình khai thác. Để tối ưu băng thông mạng đáp ứng đủ băng thông cung cấp dịch vụ IPTV, thiết bị mạng cần hỗ trợ tính năng multicast đối với mạng trục và IGMP đối với mạng kết tập và mạng truy cập, trong tương lai sẽ là mạng thuê bao.

- Một điểm cần quan tâm nữa đó là số các doanh nghiệp có quan hệ lợi ích trái ngược nhau đối với IPTV là rất lớn. Trong khi các công ty viễn thông tích cực xúc tiến triển khai IPTV thì các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp lại ra sức bảo vệ thịtrường của mình. Lợi ích của các doanh nghiệp này là khác nhau nên cần phải có những chiến lược phát triển thị trường phù hợp với từng bên. Hãy để suy nghĩ IPTV với truyền hình cáp không phải là các đối thủ một mất một còn mà hoàn toàn có thể

tồn tại song song với nhau trong cùng một nhà hay trong một hộ gia đình. IPTV

thích hợp với những người trẻ, có xu hướng thích công nghệ và thích truyền hình tương tác. Nên có mục tiêu cá thể hoá tối đa việc xem truyền hình.

Đồng thời có thể khẳng định với hạ tầng mạng truy nhập hữu tuyến và vô tuyến băng rộng trên cơ sở mạng NGN hiện đại mà các nhà khai thác cung cấp dịch vụ của Việt Nam đã và đang hướng tới xây dựng thì việc triển khai dịch vụ IPTV là hợp lý và khả năng bảo đảm đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ này là hoàn toàn khả thi.

Kết luận :

Chương 4 đi sâu nghiên cứu thị trường phát triển IPTV tại Viêt Nam. Nêu lên được những thuận lợi khó khăn, những đánh giá về xu hướng phát triển của thị trường và giải pháp khắc phục vấn đềđể IPTV có thể phát triển nhanh chóng và bền vững trong tương lai gần.

81

CHƯƠNG 5: MÔ PHNG TRUYN TIN MULTICAST

BNG GNS3 [1],[3],[4]

Trong IPTV, dịch vụ truyền hình quảng bá Live TV luôn được khách hàng sử dụng thường xuyên nhất. Vì vậy, chương này sẽ tập trung mô phỏng phương thức truyền tin multicast, cụ thể là giao thức IGMP và PIM, điểm cốt lõi của truyền hình quảng bá Live TV.

5.1 Gii thiu GNS3

GNS3 là một trình giả lập mạng có giao diện đồ hoạ (graphical network simulator) cho phép thiết kế các mô hình mạng rồi sau đó chạy giả lập

trên chúng. GNS3 hỗ trợ các IOS của router, ATM/FrameRelay/Ethernet

swicth và hub.

GNS3 dựa trên Dynamips và một phần của Dynagen, được phát triển bằng Python và thông qua PyQt. Phần giao diện đồ hoạ của GNS3 sử dụng thư viện Qt, rất nổi tiếng về tính hữu dụng. GNS3 cũng sử dụng kĩ thuật SVG ( Scalable Vector Graphics) để cung cấp các biểu tượng chất lượng cao cho việc thiết kế mô hình mạng.

5.2 Mô phng giao thc IGMP và PIM bng GNS3

Cho mạng có topo như hình 5.1:

82

- Bước 1: Chạy trình mô phỏng GNS3, lập sơ đồ mạng

Hình 5.2: Sơ đồ mạng trên GNS3

- Bước 2: Telnet vào từng router, thực hiện các cấu hình cơ bản như tên router, mật khẩu vào mode đặc quyền, banner, mật khẩu cho các line console, vty…

83

- Bước 3: Cấu hình địa chỉ interface trên các Router, riêng trên R1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ iptv và xu hướng phát triển hiện nay (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)