người phải thi hành án là: 420 người, trong đó số mới 207 người (tăng 57 người so với năm 2013).
Năm 2015, Án treo: Tổng số người phải thi hành án là: 620 người, trong đó số mới 490 người (tăng 20 người so với năm 2014); Cải tạo không giam giữ: Tổng số người phải thi hành án là: 480 người, trong đó số mới 245 người (tăng 38 người so với năm 2014).
Năm 2016, Án treo: Tổng số người phải thi hành án là: 805 người, trong đó số mới 495 người (tăng 05 người so với năm 2015); Cải tạo không giam giữ: Tổng số người phải thi hành án là: 350 người, trong đó số mới 250 người (tăng 05 người so với năm 2015).
Năm 2017, Án treo: Tổng số người phải thi hành án là: 845 người, trong đó số mới 503 người (tăng 08 người so với năm 2016); Cải tạo không giam giữ: Tổng số người phải thi hành án là: 450 người, trong đó số mới 275 người (tăng 25 người so với năm 2016).
Qua thống kê từ năm 2013 đến năm 2017 thấy rằng số liệu án treo và cải tạo không giam giữ mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước. Điều đó thể hiện việc Tòa án có xu hướng áp dụng các loại hình phạt này do tội phạm thực hiện chủ yếu là tội ít nghiêm trọng, hoặc nghiêm trọng.
Từ năm 2013 đến năm 2017 VKS hai cấp trên địa bàn tỉnh đã tiến hành trực tiếp kiểm sát 152 cuộc đối với UBND cấp xã trong việc quản lý, giám sát, giáo dục người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo và thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Kết thúc kiểm sát đã ban hành 70 kiến nghị trong kết luận, ban hành 30 kiến nghị riêng yêu cầu UBND cấp xã khắc phục vi phạm và ban hành 01 kháng nghị, được chấp nhận. VKS hai cấp đã tiếp hành 37 cuộc trực tiếp kiểm sát đối với Cơ quan thi hành án hình sự trên địa bàn tỉnh, ban hành 15 kiến nghị trong kết luận, 12 kiến nghị riêng yêu cầu khắc phục vi phạm, được chấp nhận. VKS đã ban hành 23 kiến nghị đối với Tòa án, được chấp nhận.
Qua công tác kiểm sát phát hiện một số vi phạm chủ yếu như sau:
Đối với UBND cấp xã: UBND cấp xã chưa thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ trong việc tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành hình phạt tù nhưng cho
hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định tại Điều 63, Điều 74 và một số quy định khác trong Luật thi hành án hình sự. Cụ thể: Vẫn còn UBND cấp xã phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án chưa đúng quy định; việc nhận xét, đánh giá quá trình chấp hành án không đầy đủ hoặc không đúng quy định; chưa yêu cầu người chấp hành án thực hiện đầy đủ việc đóng án phí, bồi thường thiệt hại, hình phạt bổ sung hoặc người chấp hành án đã thực hiện đầy đủ việc đóng án phí, bồi thường thiệt hại, hình phạt bổ sung nhưng không yêu cầu họ nộp biên lai hoặc tài liệu thể hiện đã thực hiện hết trách nhiệm dân sự để lưu vào hồ sơ thi hành án; chưa giải quyết cho người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của pháp luật. Công tác phối hợp giữa UBND cấp xã với gia đình người chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo, án phạt cải tạo không giam giữ trong việc giám sát, giáo dục chưa thường xuyên nên trong thời gian chấp hành án, vẫn còn trường hợp bị án đã phạm tội mới hoặc người chấp hành án đi khỏi nơi cư trú nhưng UBND cấp xã không nắm được. Trong thời gian chấp hành án nhiều trường hợp người chấp hành án treo, chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có nhiều tiến bộ, có đủ điều kiện để rút ngắn thời gian thử thách, hoặc giảm thời hạn cải tạo không giam giữ nhưng UBND cấp xã không lập hồ sơ đề nghị Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét đề nghị Tòa án rút ngắn thời gian thử thách, giảm thời hạn cải tạo không giam giữ cho người chấp hành án theo quy định của pháp luật. UBND cấp xã chưa thực hiện đúng trách nhiệm trong việc bổ sung hồ sơ thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định của Luật thi hành án hình sự. UBND cấp xã chưa thực hiện việc bàn giao hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Người chấp hành án đã chấp hành xong thời gian thử thách hoặc đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ nhưng UBND xã chưa hoặc chậm bàn giao hồ sơ cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để xem xét cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách, chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ cho người chấp hành án.
Đối với Cơ quan thi hành án hình sự: Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo nhưng không sao gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát để thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Có trường hợp Tòa án yêu cầu bổ sung hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ nhưng Cơ quan thi hành án hình sự bổ sung không kịp thời. Ngoài ra, việc lập hồ sơ và có văn bản đề nghị xét rút
ngắn, miễn, giảm thời hạn của Cơ quan thi hành án hình sự so với quy định về trình tự, thủ tục xét, quyết định rút ngắn, miễn, giảm thời hạn lại không đảm bảo dẫn đến các phiên họp xét, quyết định không hoàn thành trước các ngày lễ lớn của dân tộc như theo các văn bản hướng dẫn. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chậm giao hồ sơ thi hành án cho UBND cấp xã để tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án; giao hồ sơ cho UBND cấp xã chưa đảm bảo thủ tục.
Đối với Tòa án: TAND cấp huyện có nơi hội đồng họp thảo luận không thống nhất quan điểm dẫn đến việc phải hoãn phiên họp. Từ đó kéo dài thời gian dẫn đến quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo, quyết định giảm thời hạn cải tạo không giam giữ không đảm bảo thời gian theo các văn bản hướng dẫn. Vẫn còn TAND cấp huyện khi ban hành quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo, giảm thời hạn cải tạo không giam giữ không gửi hoặc gửi đến VKSND cùng cấp và VKSND tỉnh không kịp thời. Việc tổ chức họp xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo, giảm thời hạn án phạt cải tạo không giam giữ còn chậm trễ so với thời gian pháp luật quy định. Việc ra quyết định thi hành án còn vi phạm thời hạn, Quyết định thi hành án ra không đúng với nội dung bản án, quyết định.
Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát thi hành án hình phạt bổ sung:
Theo báo cáo tổng kết công tác kiểm sát từ năm 2013 đến năm 2017 số liệu thi hành án hình phạt bổ sung (HPBS) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang diễn biến như sau 79:
+ Năm 2013, Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: 02 người; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính: 118 người. Các hình phạt bổ sung khác không có. Trong năm Tòa án xét xử 1.186 người.
+ Năm 2014, Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: 04 người; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính: 184 người. Các hình phạt bổ sung khác không có. Trong năm Tòa án xét xử 1.610 người.
+ Năm 2015, Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: 05 người; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính: 153 người. Các hình phạt bổ sung khác không có. Trong năm Tòa án xét xử 1.520 người.
+ Năm 2016, Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: 02 người; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính: 82 người. Các hình phạt bổ sung khác không có. Trong năm Tòa án xét xử 1.355 người.
+ Năm 2017, Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: 07 người; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính: 197 người. Các hình phạt bổ sung khác không có. Trong năm Tòa án xét xử 1.365 người.
Dựa trên số liệu trên thấy rằng việc áp dụng hình phạt tiền chiếm tỷ lệ cao và có sự chênh lệch khá lớn với các hình phạt bổ sung khác. Tần suất áp dụng hình phạt bổ sung vẫn còn thấp so với yêu cầu của luật thực định và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm.
Hoạt động yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị và phúc tra của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát thi hành án hình sự.
Yêu cầu, kháng nghị, kiến nghị là một trong nhiều nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và kiểm sát hoạt động thi hành án hình sự nói riêng. Theo số liệu thống kê trong 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017 Viện kiểm sát nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã ban hành 02 bản kháng nghị. Về kiến nghị, ban hành 241 kiến nghị (trong đó có 112 văn bản kiến nghị riêng), ban hành 80 yêu cầu đối với Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát 80; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự; Yêu cầu Tòa án ra quyết định thi hành án trong trường hợp Tòa án không ra quyết định thi hành án theo thời hạn quy định; Yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.
Nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả các kháng nghị, kiến nghị của VKSND trong công tác kiểm sát thi hành án hình sự, VKSND tối cao đã ban hành hướng dẫn số 20/HD-VKSTC-V4 ngày 25/3/2015 về công tác phúc tra kháng nghị, kiến nghị trong hoạt động kiểm sát. Theo đó, bắt đầu từ năm 2015, công tác phúc tra của ngành kiểm sát được thực hiện thường xuyên hơn 81. Từ năm 2013 đến năm 80 Xem: VKSND tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát, năm 2013 - 2017
81 Xem: VKSNDTC (2015), Hướng dẫn số 20/HD-VKSTC-V4 ngày 25/3/2015 về công tác phúc tra khángnghị, kiến nghị trong hoạt động kiểm sát. nghị, kiến nghị trong hoạt động kiểm sát.
2017 Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành 120 cuộc phúc tra đối với Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị đã ban hành của kỳ kiểm sát trước thông qua hai phương thức trực tiếp phúc tra (kết hợp phúc tra trong các đợt kiểm sát theo định kỳ hoặc đột xuất) và gián tiếp phúc tra (yêu cầu đơn vị được phúc tra tự kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện kháng nghị, kiến nghị do Viện kiểm sát đã ban hành khi xét thấy không cần thiết phải tiến hành phúc tra trực tiếp)82. Qua phúc tra Viện kiểm sát hai cấp đã phát hiện và đề ra yêu cầu tiếp tục thực hiện, đồng thời kiến nghị xử lý vi phạm đối với tập thể và các cá nhân chưa thực hiện các nội dung kiến nghị, kháng nghị của viện kiểm sát, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh.
Từ số liệu trên có thể thấy, hoạt động yêu cầu, kháng nghị, kiến nghị và phúc tra của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án hình sự ngày càng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến công tác thi hành án hình sự.
2.1.2. Những hạn chế, bất cậpTrong kiểm sát thi hành án tử hình Trong kiểm sát thi hành án tử hình
Trong quá trình kiểm sát THATH thấy một số bất cập kéo theo khó khăn trong công tác kiểm sát như: Chưa có văn bản hướng dẫn, quy định rõ thời hạn thi hành án tử hình nhằm khắc phục tình trạng chờ làm thủ tục thi hành án kéo dài như hiện nay, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý, giám sát; Hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc hiện nay cũng làmột vấn đề đáng quan tâm, hiện nay cả nước mới chỉ xây dựng được 05 nhà thi hành án tử hình đặt tại 5 tỉnh thành phố lớn là Hà Nội, Sơn La, Nghệ An, Đắk Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, việc áp giải tử tù đến nơi thi hành án cũng là một khó khăn lớn, vì quãng đường di chuyển dài đến địa điểm có nhà thi hành án, chi phí cho công tác di chuyển lớn do phải huy động lực lượng áp tải số lượng lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro 83.
BLTTHS, Luật thi hành án hình sự đều không quy định thời hạn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình xuống hình phạt tù chung thân cho người bị kết án tử hình. Pháp luật thi hành án hình sự chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp thi hành án tử hình đối với những bị án người nước ngoài, nên việc tổ chức thi hành án gặp khó khăn vướng mắc. Pháp luật chưa quy định việc gửi quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Chủ tịch Nước cho VKSND cấp tỉnh 82 Xem: VKSND tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát, năm 2013 - 2017