Giải pháp hoàn thiện pháp luật Đối với Thi hành án tử hình

Một phần của tài liệu LV (Trang 61 - 65)

85 Lê Hữu Trí, Hoàn thiện những quy định chung của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án hình sự nhằm bảo đảm quyền con người của phạm nhân, Tạp chí kiểm sát 11-2018, tr

2.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Đối với Thi hành án tử hình

Đối với Thi hành án tử hình

Cần có văn bản hướng dẫn, quy định rõ thời hạn thi hành án tử hình nhằm đưa người phải thi hành án nhanh chóng đi thi hành án, giúp giảm tải áp lực trong việc quản lý thi hành án tử hình cho các Trại giam. Việc kéo dài thi hành án còn gây bất ổn trong các trại giam do người phải thi hành án có hành động chống đối, bất hợp tác, có trường hợp viết đơn xin thi hành án nhưng cũng không được giải quyết.

Cần xây dựng thêm các nhà thi hành án tử hình tại các địa phương giúp cho việc thi hành án tử hình được thuận lợi trong công tác bảo vệ, tiết kiệm chi phí di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác.

Bổ sung vào Luật thi hành án hình sự quy định thời hạn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình xuống hình phạt tù chung thân cho người bị kết án tử hình. Bổ sung quy định thi hành án tử hình đối với người nước ngoài. Bổ sung quy định việc gửi quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Chủ tịch Nước cho VKSND cấp tỉnh nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm để Viện kiểm sát kiểm sát việc Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành án tử hình đúng hạn.

Đối với thi hành án phạt tù

Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật như thể chế hóa và đảm bảo các quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết trong các Công ước quốc tế phải được thể chế đầy đủ trong luật thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; hoàn thiện quy định để VKSND cấp tỉnh chỉ kiểm sát các trại cải tạo của Bộ Công an đóng tại địa phương mà không kiểm sát các trại tạm giam của Bộ Công an đóng tại địa phương; các vi phạm trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự đều bị

phát hiện và xử lý. Mặt khác, cũng phải khắc phục triệt để thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; tạo ra sự đồng bộ và thống nhất giữa các Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật thi hành án hình sự, Luật đặc xá; BLTTHS và Luật tổ chức VKSND.

Có văn bản hướng dẫn việc giao con chưa thành niên của người bị kết án cho tổ chức, cá nhân nuôi dưỡng để đảm bảo quyền lợi cho con chưa thành niên của họ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thi hành án.

Hàng năm, thực hiện triệt để việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về công tác phòng, chống vi phạm thuộc lĩnh vực tạm giữ, tạm giam và thi hành án Hình sự. Khi triển khai thực hiện các hoạt động kiểm sát phải bám sát nội dung của Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác này. Quản lý chặt chẽ tình hình chấp hành pháp luật, nghiên cứu và nắm vững quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Duy trì kiểm sát thường kỳ và tăng cường kiểm sát đột xuất những nơi giam giữ để xảy ra gây rối, bạo loạn. Kiên quyết kiến nghị, kháng nghị khi phát hiện được vi phạm. Nâng cao chất lượng kiểm sát viên, cán bộ thực hiện công tác kiểm sát thi hành án hình sự như mở các lớp tập huấn chuyên sâu về đào tạo, các cuộc thi và báo cáo rút kinh nghiệm đối với các hoạt động này trên thực tế. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện, nguồn lực cho hoạt động kiểm sát thi hành án hình sự. Bên cạnh đó cũng tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện việc thi hành án hình sự. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành về nghiệp vụ trong ngành kiểm sát nhân dân nhằm xử lý lịp thời, chính xác, đúng pháp luật các vụ việc phát sinh trong quá trình kiểm sát thi hành án hình sự.

Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn đối với các trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù

Thứ nhất: Liên ngành tư pháp trung ương cần có hướng dẫn đối với các trường hợp hoãn thi hành án theo quy định của BLTTHS 2015 vì hiện tại BLTTHS 2003 đã hết hiệu lực. Đối với trường hợp HCHHPT với lý do bệnh nặng (điểm a Khoản 1 Điều 67 BLHS năm 2015): Có văn bản quy định cụ thể, rõ ràng“kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên” đối với “bệnh nặng” là phải bằng văn bản riêng hoặc liệt kê cụ thể các loại giấy tờ chứng minh “bệnh nặng” và trong trường hợp đặc biệt như bị tai biến, đột quỵ, tai nạn giao thông nằm một chỗ, không có điều kiện kinh tế đến bệnh viện tuyến tỉnh thì chấp nhận“kết luận của bệnh viện cấp

huyện” là điều kiện được HCHHPT; đồng thời, người được HCHHPT với lý do “bệnh nặng” cần phải được theo dõi, khám bệnh tại bệnh viện cấp tỉnh định kỳ 03 hoặc 06 tháng 01 lần để theo dõi“sức khỏe được hồi phục” như thế nào và kết quả xác nhận của bệnh viện là căn cứ để chấm dứt hoặc tiếp tục thực hiện việc HCHHPT.

Thứ hai: Đối với trường hợp HCHHPT là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi: Nên quy định cụ thể và tách riêng 02 giai đoạn, đó là: HCHHPT đối với phụ nữ có thai và HCHHPT đối với phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Việc tách ra 02 gia đoạn này nhằm tăng cường công tác theo dõi thi hành án phạt tù, tránh trường hợp người bị xử phạt tù hết điều kiện HCHHPT vẫn được hưởng chế độ HCHHPT. Nên quy định việc miễn chấp hành án đối với trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi đã được hoãn nhiều lần mà trong thời gian hoãn chấp hành tốt, không vi phạm nghĩa vụ.

Thứ ba: Đối với trường hợp HCHHPT là người lao động duy nhất trong gia đình: Quy định rõ thế nào là “lao động duy nhất” để phân biệt với “lao động chính” nhằm áp dụng thống nhất điểm c Khoản 1, Điều 67 BLHS năm 2015; đồng thời, quy định trách nhiệm, thủ tục đưa người thành niên bị tâm thần vào Trung tâm Bảo trợ xã hội khi người “lao động duy nhất” hết thời hạn HCHHPT theo quy định nhằm giúp cho người bị xử phạt tù an tâm chấp hành án.

Thứ tư: Cần quy định rõ trường hợp “do nhu cầu công vụ” nào thì người bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng được HCHHPT nhằm áp dụng thống nhất điểm d Khoản 1, Điều 67 BLHS năm 2015 trong hoạt động tố tụng và thi hành công vụ.

Thứ năm: Những trường hợp được HCHHPT nhiều lần, kéo dài nhiều năm theo quy định thì nên xem xét miễn chấp hành toàn bộ hoặc miễn chấp hành phần còn lại của hình phạt kèm theo các điều kiện như: Có nhiều thành tích trong công tác, xã hội, không còn nguy hiểm cho xã hội, trong thời gian được HCHHPT chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, không vi phạm pháp luật.

Đối với việc thi hành Án treo

Thứ nhất: Quá trình trực tiếp kiểm sát tại UBND cấp xã phát hiện vướng mắc trong việc xác định thời điểm người được phân công trực tiếp được giám sát, giáo dục và UBND cấp xã nhận xét về việc chấp hành nghĩa vụ của người chấp hành án. Theo chúng tôi cần có văn bản hướng dẫn theo hướng: Người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục nhận xét về việc chấp hành nghĩa vụ của người chấp hành án

từ khi được UBND cấp xã phân công giám sát, giáo dục. UBND cấp xã nhận xét kể từ thời điểm nhận bàn giao hồ sơ thi hành án.

Thứ hai: Liên ngành Tư pháp Trung ương cần có văn bản hướng dẫn thống nhất thời điểm xét rút ngắn thời gian thử thách đối với án treo theo hướng khi người được hưởng án treo đủ điều kiện xét rút ngắn thời gian thử thách thì Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm giúp UBND cấp xã tổ chức lập hồ sơ, đề nghị CQTHAHS xem xét, đề nghị rút ngắn thời gian thử thách, không quy định phải xét, đề nghị rút ngắn thời gian thử thách vào thời điểm cụ thể nào trong năm để tránh làm ảnh hưởng đến quyền của người chấp hành án. Đồng thời hướng dẫn cụ thể mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo, tránh trường hợp quy định chung chung mang tính chất tùy nghi, có như vậy mới tạo thuận lợi cho Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo.

Thứ ba: Cần có văn bản hướng dẫn theo hướng trường hợp trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, nếu họ đi chữa bệnh thì thời gian chữa bệnh được tính vào thời gian thử thách của án treo như đối với trường hợp người chấp hành án phạt tù.

Đối với việc tha tù trước thời hạn có điều kiện

Thứ nhất: Hiện nay BLTTHS 2015 quy định chỉ có Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện có quyền ra quyết định hủy quyết định đã ban hành. Việc quy định như vậy không đảm bảo tính kịp thời và gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Vì vậy, theo chúng tôi cần sớm xem xét, sửa đổi, bổ sung khoản 10, Điều 368 BLTTHS 2015 theo hướng giao cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người chấp hành thời gian thử thách cư trú có thẩm quyền xem xét, hủy quyết định đã ban hành và buộc người đó phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.

Thứ hai: Theo chúng tôi cần có văn bản hướng dẫn theo hướng: Ngay sau khi nhận được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải niêm yết danh sách phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện tại cơ sở giam giữ phạm nhân. Ngay sau khi quyết định tha tù trước thời hạn có hiệu lực pháp luật, trại giam, trại tạm giam, cơ

quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện và tha phạm nhân. Thời gian thử thách được tính từ ngày quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba: Liên ngành Tư pháp Trung ương cần có văn bản hướng dẫn chi tiết vấn đề trên theo hướng thế nào là ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội nhất là với các đối tượng phạm tội về ma túy, tham nhũng, phạm tội có tổ chức, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố, chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm. Tránh trường hợp UBND cấp xã khi xác nhận các đối tượng trên đều không đủ điều kiện, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.

Thứ tư: Theo chúng tôi cần có hướng dẫn theo hướng thời gian từ khi có quyết định tha tù đến khi quyết định có hiệu lực pháp luật được tính vào thời gian chấp hành án, như vậy thời gian thử thách còn lại sẽ ngắn hơn, đảm bảo được quyền lợi cho người chấp hành án.

Thứ năm: Cần bổ sung vào Điều 368 BLTTHS 2015, quy định VKSND cấp huyện có thẩm quyền kiểm sát việc họp xét, đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện của Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện đối với phạm nhân đang chấp hành án tại nhà tạm giữ, như vậy mới đảm bảo được quyền lợi cho người chấp hành án và thuận lợi trong hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát.

Đối với việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị yêu cầu trong THAHS

Thứ nhất, Cần bổ sung vào Luật THAHS điều luật riêng về kháng nghị, kiến nghị trong THAHS, trong đó chỉ ra được những vi phạm nào là vi phạm nghiêm trọng, những vi phạm nào là vi phạm ít nghiêm trọng. Có như vậy mới tạo được sự thuận lợi cho Viện kiểm sát khi áp dụng.

Một phần của tài liệu LV (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w