- Giới Phật cấm sát sanh, chứ Phật đâu có dạy giết con vật ác.
Hai câu trả lời từ hai vị đều có cái lý của nó, nhưng câu nào thuộc về chánh Pháp đâỷ Muốn phân định, hãy nhìn vào thực tế để phán xét. Con nhện lưng đốm đỏ, nhỏ bằng hạt bắp, được kể là loại khá độc tại Úc, cắn có thể làm chết người, nếu cắn một ngàn người thì là một tai họa khủng khiếp, cho nên giết nó để cứu hàng ngàn người thì điều đáng làm. Thấy con nhện đang tấn công làm chết người thì ta phải giết nhện để cứu người là điều đáng cho phép. Phật dạy, giữ giới có: khai, già, trì, phạm. Vì một điều kiện đặc biệt nào đó giới luật có thể được áp dụng uyển chuyển, gọi là “Khai”; “Già” là cấm ngặt, không được làm; đứng trước một việc không biết giải quyết làm sao thì lấy giới Phật làm chuẩn gọi là “Trì”; “Phạm” là vi phạm. Giết con nhện là “Phạm”, nhưng vì để cứu người cho nên đã được “Khai”.
Tuy nhiên, trên thực tế, lịch sử nước Úc trải qua hơn 200 năm nay chưa từng nghe có người bị nhện độc cắn chết. Qua mấy trăm năm, hàng triệu người đang sống thung dung, nhiều lắm cũng chỉ có một vài người bị chúng cắn bị thương thôị Tai nạn này so ra còn nhỏ hơn chuyện trượt té trầy tay thì có đáng gì đâủ Vậy mà nói rằng giết nó để trừ hại cho hàng ngàn người thì oan cho chúng nó quá. Loài nhện này thân có chứa độc nhưng lại rất hiền, suốt đời chúng giấu kỹ mình trong những lỗ hang kín đáo, xây mảnh lưới lớn bằng khu chén để chờ bắt những con mồi nhỏ xíu sống qua ngàỵ Nếu có vật gì đụng tới thì chúng co quắp người sợ hãi, chỉ cắn khi bị ép vào thế phải liều mạng thoát thân, chứ chúng có tấn công ai đâụ Vị Sư nói,
- Đó là nghiệp báo của nó, để tự nó giải quyết, chúng ta không được phép giết hại chúng sanh!
Đứng trên mặt nhân quả báo ứng thì vì đời kiếp trước chất chứa nhiều tâm ác, tạo nhiều nghiệp ác, chiêu cảm đến đời này chúng phải chịu mang thân nhện chứa đầy chất độc. Một chúng sanh bị đọa lạc, ta phải thương hại mới đúng, chứ sao lại đi giết hạị Thân thể chúng độc nhưng tâm chúng hiền, nếu giết chúng thì ta gây nghiệp oán, chúng có thể đầu thai thành con vật vừa độc vừa ác. Oan oan tương báo, tương lai sẽ thành cái họa lớn hơn. Cho nên việc tốt - xấu, chánh - tà... phải cần cẩn thận phân biện mới được.
Thiện-Ác là hai mặt của một vấn đề. Làm thiện là chánh pháp nhưng ghét ác không phải là chánh pháp đâụ Có một lần, những người giảng đạo nào đó tới khuyên chúng tôi vào đạo họ. Họ nói:
- Đạo chúng tôi chỉ có người thiện lương, không chấp nhận người ác. Rồi đây Thượng Đế của chúng tôi sẽ giết hết những kẻ ác chỉ để lại người thiện mà thôi!... Giết hết kẻ ác chỉ còn lại người thiện! Kẻ giết kẻ ác đang làm những điều còn ác hơn kẻ ác, thì ai là người thiện đâỷ Phật dạy làm người tốt chứ không phải dạy giết người xấu, làm điều tốt chứ không phải ghét điều xấu, nói điều tốt chứ không phải chửi điều
xấụ.. Vì giết, ghét, chửi, v.v... không phải là việc làm của người tu hành. Lấy oán báo oán oán ấy chất chồng, làm sao thế gian có ngày tốt đẹp?
Từ một vài ví dụ nhỏ làm điển hình, ta cũng thấy có rất nhiều pháp môn không phải là chánh pháp của Phật, thì dù số lượng pháp môn của Phật để lại có nhiều cho mấy đi nữa thì cũng có vô lượng phương pháp khác hoàn toàn xa lìa Phật pháp. Cách đây ba ngàn năm, khi đức Thích-ca Mâu-ni thị hiện thành Phật tại Ấn Độ để khai mở Phật pháp cứu độ chúng sanh, thì riêng tại xứ đó đã có tới 96 giáo phái ngoại đạo, mỗi giáo phái đều có những pháp tu hành riêng, có thiện, có ác. Có nhiều chỗ chứng đắc không phải là thấp, nhưng cao nhất cũng chỉ nhắm tới những cảnh trời để hưởng phước, chứ chưa có một đạo nào giúp con người viên mãn giải thoát. Phật xuất hiện để cứu chúng sanh giải quyết vấn đề nàỵ Đó là vấn đề sanh tử luân hồi, viên thành quả vị giải thoát. Như vậy, trên thế gian này có rất nhiều đạo giáo, rất nhiều pháp môn tu hành, nhiếp thọ chúng sanh theo con đường riêng, và pháp Phật là chánh pháp do chính Phật thuyết ra để cứu độ chúng sanh thành Phật. Cho nên nói rằng “pháp nào cũng là pháp Phật ” không đúng lắm đâu!
Tại sao lại có quá nhiều pháp môn? Vì tâm bệnh của chúng sanh quá nhiều, vô lượng pháp môn để đối trị với vô lượng phiền não trong tâm. Nói theo lý chủ động hơn, sở dĩ có vô lượng pháp môn là vì tâm thức của chúng sanh quá phức tạp. Phật dạy, “Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”, chân tâm sở hiện thì chỉ có một, nhưng ý thức chen vào thì khuấy động lên như hỏa mù. Duy tâm sở hiện là lý tánh, duy thức sở biến là sắc tướng. Từ cái pháp tánh đã chuyển thành hình tướng, có tốt có xấu, có trắng có đen, có thị có phi, v.v... một khi đã biến thì biến ra thiên hình vạn tượng, vô lượng vô biên hình thái làm sao có thể đong lường. Phật dạy “nhất thiết duy tâm tạo”, lục tổ Huệ Năng nói, “Tự tánh năng sanh vạn pháp”, đều là đạo lý của “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”. Tất cả pháp đều từ trong chơn tâm, tự tánh phát lồ ra, thì muốn thấy pháp phải vào tâm để thấy, chứ đâu thể tìm cầu bên ngoàị
Cho nên, muốn biết pháp Phật thì phải khai tự tánh trước. Làm sao khai tự tánh? Phật dạy, “Trụ Chánh Định Tụ quyết định chứng ư A nậu đa la tam miệu tam Bồ-đề”. “Chánh Định Tụ” là câu Nam-mô A-di-đà Phật. A nậu đa la tam miệu tam Bồ-đề là Phật. Nghĩa là, Niệm Nam-mô A-di-đà Phật để thành Phật. Đại Thế Chí Bồ-tát dạy rằng, đóng hết sáu căn lại, tịnh niệm tương tục câu A-di-đà Phật thì tâm tự khai mở. Tự tánh khai mở là thành Phật, tự thấy tất cả pháp Phật. Nếu tâm không định, cứ buông thả mông lung thì ý thức chen vào tạo nên có tà có chánh. Pháp từ thức biến, mỗi một trạng thái của tâm thức tạo ra một pháp môn, trùng trùng điệp điệp. Tất cả là do tâm ý thức tạo nên, chính cái tâm của chúng sanh sở hiện ra mà tạo nên vô lượng vô biên pháp môn có tà có chánh vậỵ
Pháp chánh, hệ quả là giải thoát; pháp tà, hệ quả là đọa lạc. Chúng ta là những người chưa khai được tự tánh, thì khi gặp một pháp môn lạ ta cần phải cẩn thận xem xét để phân biệt chánh hay tà. Làm sao có thể phân biệt? Phật dạy, chỉ khi nào đắc được Thánh quả A la hán chúng ta mới có chánh tri chánh kiến, nếu chưa đắc Thánh quả thì cái thấy biết của mình vẫn có thể bị sai lầm. Tiêu chuẩn Thánh quả A la hán dễ nhận nhất là thiên nhĩ thông, thiên nhãn thông, tha tâm thông, thần túc thông. Ví dụ, thần túc thông thì
đi xuyên qua tường không chướng ngại, cứ thử nghiệm thì biết liền? Như vậy, người con Phật chân chánh không thể nhắm mắt đưa chân, không được tự ý vạch ra phương thức tu hành theo sở thích của mình mà dễ bị lầm lạc!
Học Phật ta phải nhớ hai vấn đề:
Một là, “Y kinh giảng nghĩa, tam thế Phật oan”, là để nhắc nhở chúng ta trì tụng kinh điển, chọn lựa môn tu tập... phải hợp cơ, hợp lý, hợp thời, để đắc đại lợi viên mãn đạo quả. Tu hành không phải pháp nào cũng tu, kinh nào cũng trì, sách nào cũng học. Tu như vậy gọi là tạp loạn, vô định hướng, bơi lòng vòng. Pháp Phật là “pháp dược” cứu độ chúng sanh, nhưng phải tùy bệnh tùy căn, không thể cứ thấy thuốc của một vị y vương thì toa nào cũng thỉnh về uống là được! Phật gọi đây là “Bất Định Tụ”, khó thể có ngày thành tựụ Tu pháp Phật mà bị thất bại không phải là oan cho Phật sao!
Hai là, “Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết”. Câu này rất quan trọng, cả lý đạo lẫn sự tu, nhất là SỰ TỤ Ly xa kinh điển một chữ để tu hành thì đã đồng nghĩa với tà ma rồi, thì chúng ta không thể nào bừa bãi được! Phương thuốc cứu độ tất cả chúng sanh trong thời mạt pháp của Phật chính là pháp môn Tịnh-Độ. Phật dạy, “Nhất hướng chuyên niệm A-di-đà Phật nguyện sanh bỉ quốc” để thành Phật. Người con Phật phải “Y giáo
phụng hành”, không được “ly kinh nhất tự”, thì mới mong ngày thoát ly sanh tử luân hồi, vãng sanh bất thối thành Phật, sớm có ngày cứu độ chúng sanh. Người nào cứ dựa theo cái trí thông minh của mình mà đem pháp Phật thêm vào bớt ra, nghĩ sao làm vậy, bướng bỉnh tự chạy theo những con đường lạ thì chắc chắn bị lạc theo lối tà! Hơn nữa, đời mạt pháp này mà không niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ thì dễ lạc vào trạng thái “Tà Định Tụ”, không còn hy vọng vượt thoát luân hồi, khó thể tránh khỏi hiểm nạn.
Chị Huệ Sanh cùng quý đạo hữu thân mến, trên đường tu tập chúng ta thường gặp những ý kiến dị biệt, nếu ý chí không vững, lý đạo chưa thông, ta dễ bị lung lạc. Thời này đã mạt pháp rồi, hay nhứt là ta phải bám chặt vào lời Phật dạỵ Phật dạy “Nhất hướng chuyên niệm A-di-đà Phật” thì ta một lòng niệm Phật. Phật dạy “Nguyện sanh Tây- phương Cực-lạc quốc” thì ta nguyện vãng sanh Tịnh-Độ. Phật dạy “Đây là con đường viên mãn nhứt để cứu độ chúng sanh” thì ta một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu để thành đạo trước rồi tất cả mọi sự sẽ tính saụ
Thế thì, trong biển khổ sanh tử luân hồi này ta phải biết bơi thẳng một hướng, rẽ nước cắt sóng mà đi, đừng bơi lòng vòng nữa mà tội nghiệp cho Huệ mạng của mình. Một lòng chuyên niệm A-di-đà Phật, một hướng nguyện sanh Tây-phương Cực-lạc, nếu niềm tin vững vàng, quyết đi như vậy, Phật nói một đời này thôi ta thấy Phật, thành Phật. Tu hành một đời thành đạo không khỏe hơn chạy lòng vòng saỏ (Đây là cảnh thứ ba chưa bàn kịp, chờ ý kiến của quý đạo hữụ Xin hẹn với chị ở thư sau).
Ngưỡng cầu A-di-đà Phật gia trì cho Huệ Sanh và tất cả chư đạo hữu pháp hỉ sung mãn. Nguyện hết báo thân này tất cả đều được vãng sanh Tịnh-Độ, viên mãn Phật quả.
Diệu Âm kính thư.
---o0o---