Niệm Phật sáu chữ hay bốn chữ?

Một phần của tài liệu KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT. Cs.Diệu Âm (Trang 97 - 98)

Niệm sáu chữ “Nam-mô A-di-đà Phật” hoặc niệm bốn chữ “A-di-đà Phật” đều được. Niệm sáu chữ nặng về sự “cung kính, quy mạng”, niệm bốn chữ thiên về lý “Tự Tánh Di Đà”. Niệm sáu chữ nặng về lòng thành kính ngưỡng nguyện đức A-di-đà phóng quang nhiếp thọ, niệm bốn chữ ngoài sự cầu Phật gia trì còn thêm phần nhiếp tâm vào “Tự Tánh Di Đà” của mình để nội ngoại tương hợp dễ cảm ứng đạo giaọ Hộ niệm bốn chữ còn có cái lợi thế là nhiều người dễ niệm đều và người lâm chung dễ nhớ hơn. Tuy nhiên cũng nên tùy theo ý muốn và thói quen của người lâm chung, riêng Tịnh Tông Học Hội trên thế giới thì Ngài Tịnh-Không chủ trương niệm bốn chữ “A-di-đà Phật”, hằng ngày tất cả tứ chúng đồng tu khắp nơi đều niệm bốn chữ “A-di-đà Phật”. Những người quyết lòng tu tập hầu hết ai cũng được vãng sanh.

Để hiểu thêm về công năng của sáu chữ và bốn chữ, trong thời nhà Minh bên Trung Hoa có người hỏi Ngài Liên Trì Đại Sư, vị Tổ-sư thứ 8 của Tịnh-Độ Tông, Ngài nói Ngài dạy người khác niệm sáu chữ “Nam-mô A-di-đà Phật”, còn riêng Ngài thì niệm bốn chữ “A-di-đà Phật”. Lại hỏi, tại sao vậỷ Ngài nói, người ta thì ưa khách sáo còn Ngài thì không! Đây chính là nói lên hai lý: một là sự “cung kính, quy mạng...” có “năng” có “sở”; hai là lý “Tự tánh Di-đà, Duy tâm Tịnh-Độ” không còn có “năng” có “sở” nữạ (Lý đạo này cao lắm, có dịp sẽ nói rõ hơn).

Nhưng dài hay ngắn gì cũng nên chọn lựa hoặc là bốn chữ hoặc là sáu chữ, chứ không nên dài hơn hoặc ngắn hơn. Ví dụ, một vài nơi người ta thích niệm Phật rất dài hoặc ngược lại niệm rất ngắn. Niệm dài hơn như niệm, “Nam-mô Tây-phương Cực-lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A-di-đà Phật”. Niệm như vậy tỏ ra rất thành kính, có cả Chánh Báo và Y Báo trang nghiêm và công đức tiếp dẫn của đức A-di-đà. “Chánh Báo” là Phật A-di-đà, “Y Báo” là Tây-phương Cực-lạc, “Công Đức” là sự tiếp dẫn vãng sanh. Tuy nhiên, lời niệm này quá dài, 20 chữ, người bình thường đôi khi cũng quên, thì một người đang lâm chung không đủ sức để niệm và cũng không thể nhớ để niệm, cho nên không nên áp dụng để hộ niệm hoặc công phu hằng ngàỵ Hơn nữa danh hiệu A-di-đà Phật có vô lượng công năng, vô lượng công đức chứ không phải chỉ có công đức tiếp dẫn. vì thế không nên quá thành kính mà niệm quá dài, rất khó nhiếp tâm làm cho khó bề vãng sanh vậỵ

Ngược lại, có nơi chỉ niệm “Nam-mô Phật” hoặc đơn giản hơn chỉ vỏn vẹn “Mô Phật” mà thôị Niệm “Nam-mô Phật” nghĩa là kính lễ tất cả chư Phật, niệm chung tất cả

chư Phật trên mười phương thế giới, chứ không nhiếp tâm vào vị Phật nàọ Khi hộ niệm hoặc thường ngày niệm như vậy thì chính ta sau cùng không biết quốc độ nào để vãng sanh. Danh hiệu A-di-đà Phật là danh hiệu niệm chung của chư Phật mười phương, vì tất cả chư Phật đều niệm A-di-đà Phật, nhưng A-di-đà Phật còn là danh hiệu của vị Chánh báo Tây-phương Cực-lạc. Cho nên niệm “Nam-mô Phật” là niệm chung chư Phật không có hướng về nhất định, nghĩa là có tất cả mà không có một. Còn niệm A-di-đà Phật là vừa niệm tất cả chư Phật, vừa niệm một Phật, cho nên xác định rõ rệt nơi chốn vãng sanh. Nên nhớ tất cả mười phương chư Phật quốc độ dù có nơi rất thù thắng nhưng vẫn không so sánh bằng Tây-phương Cực-lạc, nhiều quốc độ vẫn còn là uế độ, còn khiếm khuyết, còn tam đồ lục đạọ Ví dụ như Ta-bà thế giới là quốc độ của đức Thích-ca Mâu-ni là một uế độ, ngũ trược ác thế, chỉ riêng Tây-phương Cực-lạc Thế Giới là Tịnh-Độ, tuyệt đối an vui tốt đẹp.

Đơn giản hơn nữa, có người niệm Phật chỉ còn có hai chữ, “Mô Phật”. Cách niệm này không biết đã phát xuất từ đâủ Chúng ta là con Phật, niệm Phật cần phải chân thành, không nên niệm tắt mà thành ra bất kính vậỵ

Một phần của tài liệu KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT. Cs.Diệu Âm (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w