Hộ niệm là gì?

Một phần của tài liệu KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT. Cs.Diệu Âm (Trang 92 - 93)

Như trên ta đã biết rằng con người thực của chúng ta trải qua từ vô thỉ đến vô chung bằng sự mất thân thọ thân, chuyển đổi hình thể qua nhiều môi trường khác nhau, có sướng hơn hoặc khổ hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn... chứ không phải chỉ mấy mươi năm ở đời nàỵ Một lần chuyển đổi như vậy là xong một “phần đoạn sanh tử”, hay nói dễ hiểu là

một đời. Hầu hết những cảnh sống này đều do nghiệp lực dẫn dắt để trả cái nghiệp báo

đã từng kết tập trong quá khứ. Tuy thế, có một điều ta cần phải nhớ, là cái ý niệm cuối cùng lúc lâm chung rất quan trọng, nó có khả năng quyết định cảnh giới đời saụ Nghĩa là, ngay lúc lâm chung nếu nẩy sinh một ý niệm thiện có thể sanh về thiện đạo, một ý niệm ác sanh về ác đạo, niệm một câu A-di-đà Phật sẽ được sanh về Tây-phương Cực-lạc bất thối thành Phật. Chính vì một niệm lúc lâm chung có tầm quan trọng quyết định, cho nên

người học Phật nhứt định phải làm sao thực hiện cho được cái ý niệm vãng sanh Tịnh-Độ để được viên mãn giải thoát, viên thành Phật đạọ Ý niệm này lúc bình thường thì ai niệm cũng được, nhưng đến thời điểm lâm chung thì không phải dễ. Lúc đó thân thể đau nhức, đầu óc quay cuồng, sức lực kiệt tận, gia sự rối ren, oan gia phá hoại, ma quái dụ hoặc, nghiệp báo tấn công, v.v... trăm ngàn thứ ồ ạt tấn công sẽ tạo nên một sự khủng bố rất lớn, làm người ra đi phải điên loạn không còn tự chủ được. Cho nên, dù là người có niệm Phật, nhưng nếu công phu chưa đủ để xóa tiêu nghiệp chướng, tâm chưa được thanh tịnh thì phút lâm chung vẫn có thể bị trở ngại, chưa đủ an toàn để vãng sanh. Sở dĩ bị vậy là vì: một là do thế lực tà ác hung hiểm bên ngoài tấn công, hai là thể lực bên trong quá yếu, thần thức mê mệt. Chính vì thế, người muốn vãng sanh Tịnh-Độ thì ngày đêm phải niệm Phật và phải chuẩn bị sẵn sự hộ niệm cho mình. Được như vậy, lúc đó sẽ vững tâm, an nhiên, tự tại, bảo đảm an toàn vãng sanh.

Hộ niệm giảm thiểu sự rủi ro, tăng thêm sự an toàn cho việc vãng sanh. “Hộ” là bảo hộ, hộ trợ, là hành động của người còn khỏe quyết tâm bảo vệ người ra đi, ngăn chận những thứ tà ác bên ngoài tấn công vào làm hại; “Niệm” là ức niệm, tưởng niệm, là làm cho tâm thần người ra đi không bị mê mờ, không bị lầm lạc, tỉnh táo đi theo con đường mình chọn, nói cho rõ ràng hơn, “Niệm” chính là trì niệm danh hiệu A-di-đà Phật. Nói chung, “Hộ Niệm”hay “Trợ Niệm” là nghĩa hiệp cứu trợ người lâm chung thoát khỏi những cảnh giới hung hiểm để vãng sanh về cảnh giới tốt đẹp theo ý muốn. Người học Phật thì ước nguyện cao cả là vãng sanh Tây-phương Cực-lạc, bất thối thành Phật, viên thành đạo nghiệp, thì ngay thời điểm này tất cả mọi hành động, tâm tưởng, hình ảnh, v.v... đều phải quy tụ về đó, không được xen tạp bất cứ một điều gì lệch ra khỏi Tây-phương Cực-lạc Y Báo Chánh Báo Trang Nghiêm. Y Báo là cõi Tây-phương Tịnh-Độ, Chánh Báo là đức Phật A-di-đà, người lập ra Cực-lạc quốc độ. Như vậy, hộ niệm (hay còn gọi là trợ niệm) là tất cả mọi người chí thành khẩn thiết, hướng tâm về đức Phật A-di-đà cầu nguyện Ngài đại từ đại bi phóng quang tiếp độ người sắp lâm chung. Phương pháp duy nhất cần phải làm là tất cả mọi người đều thành tâm niệm “A-di-đà Phật” để cho từng giây từng khắc người ra đi nghe được danh hiệu “A-di-đà Phật”, niệm được danh hiệu “A-di-đà Phật”, và nhớ quốc độ của Phật A-di-đà để cầu xin vãng sanh về đó.

Một phần của tài liệu KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT. Cs.Diệu Âm (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w