Trước giờ lâm chung, ngay lúc lâm chung, và sau khi lâm chung ít ra tám tiếng đồng hồ cần phải được liên tục hộ niệm, không bị gián đoạn, nhất là thời điểm lâm chung. Một điều khó là làm sao biết được giờ phút lâm chung để sẵn sàng hộ niệm? Nếu một người có công phu niệm Phật đã đến cảnh giới “nhất tâm bất loạn”, họ biết được ngày giờ ra đi, thì chuyện này trở thành quá đơn giản. Trường hợp này có hộ niệm hay không không mấy quan trọng, lý thú hơn nữa là nhiều khi họ rất tự tại vãng sanh, làm tiệc vãng sanh, mời bà con tới vui tiệc rồi an vui từ tạ ra đị Còn người có công phu thấp hơn một bực gọi là “niệm Phật thành thục”, “niệm Phật thành phiến”, “lão thật niệm Phật”, dù chưa được nhất tâm bất loạn, nhưng nghiệp chướng đã nhẹ, thần trí tỉnh táo, đôi lúc họ cũng biết được gần chính xác thời gian ra đi, hoặc có thể có những tiên triệu hay linh cảm giúp họ có thể tiên đoán. Những trường hợp này cũng tương đối đơn giản. Riêng những người công phu niệm Phật còn yếu, nghiệp chướng còn nhiều, họ khó có thể biết trước được giờ phút lâm chung, thì đòi hỏi người hộ niệm phải chịu khó cẩn thận tổ chức hộ niệm càng
sớm càng tốt. Ví dụ, như chuyện vãng sanh của bác Dư Thị Ky vào tháng 12/2002 vừa qua làm điển hình, bác không biết ngày nào ra đi, nhưng được cái may mắn là nhờ bác sĩ ở bệnh viện báo trước tình hình của bệnh trạng. Giả sử khi đó gia đình không hiểu Phật pháp, không có người niệm Phật, không ai biết hộ niệm, cứ ngày ngày quây quần than thở, buồn rầu, lo chạy lăng xăng để chữa cầu maỵ.. thì hậu quả chắc chắn sẽ rối rắm vô cùng, sầu khổ vô biên, sẽ buồn thảm như bao đám tang bình thường khác! Vì dù rằng bác đó là một người hiền, nhưng thực tế thì công phu tu tập không nhiều, thời gian niệm Phật quá ít, thì tự mình khó chống chọi nổi với những thế lực hung hiểm bên ngoài để được chắc chắn an toàn thoát nạn. Thế nhưng, vì gia đình đã tổ chức hộ niệm kịp thời, giúp cho bác an nhiên vãng sanh trong đường tơ kẽ tóc. Thật là may mắn, thật là một đại phước báu trên đời, không có gì sánh được!
Hộ niệm là một buổi công phu tu tập mà công đức so ra còn lớn hơn một buổi tu hành bình thường, vì ngoài công đức niệm Phật còn có công đức cứu độ chúng sanh. Các cụ già cả thì báo thân còn lại này mong manh như hạt sương mai, cảnh sống hụp lặn trong lục đạo luân hồi quá khổ đau, nếu hiểu thấu sự sanh tử quá khổ đau thì quý cụ nên lập nguyện vãng sanh về với Phật càng sớm càng tốt để giải tỏa kiếp nạn khổ hải cuộc đời, chứ tham luyến làm chi nữa cái thân vô thường đã đến ngày tận kiệt này mà coi chừng khó thoát khỏi ách nạn. Niệm Phật vãng sanh Tịnh-Độ thì cần phải tỉnh táo lúc lâm chung. Muốn cho tinh thần được tỉnh táo thì điểm đầu tiên là không được sợ chết. Hãy thường xuyên tự nhắc với chính mình rằng, chúng ta không chết mà chỉ biến đổi hình thức sống qua những cảnh giới khác mà thôi, cho nên còn sợ chết là chưa hiểu đạo, còn sợ chết thì chắc chắn sẽ bị khủng bố, bị hãi hùng, thì làm sao tới lúc đó có thể tỉnh táo để vãng sanh! Người liễu ngộ Phật pháp không những không sợ chết, mà tích cực hơn còn mong cầu được vãng sanh càng sớm càng tốt. Nếu có được tinh thần này thì lúc lâm chung rất dễ được tỉnh táọ
Nghe tới đây, chắc có lẽ nhiều người nghĩ rằng, một người đang sống mà nằm chờ chết thì tinh thần bi quan yếm thế quá! Nghĩ như vậy cũng có cái lý của nó! Tuy nhiên, danh từ “nằm chờ chết” hoặc “bi quan yếm thế” là của thiên hạ, đó là quyền tự do suy tư của họ, còn chúng ta là người niệm Phật, có tín hạnh nguyện đầy đủ, đã thông suốt đạo lý của Phật thì nhất định phải có lập trường vững chắc của mình. Thiên hạ thường rất sợ chết nên kiêng cữ nói “chết”, sợ hãi sự “chết”, trốn tránh cảnh “chết”. Họ cẩn thận quá đến nỗi vừa nghe đến tiếng “chết” thì bắt đầu bị hãi hùng, bị khủng bố! Đây là một trong những lý do chính yếu làm cho tâm hồn bị kinh hãi, rối loạn, điên đảọ.. khi lâm chung. Sợ chết đâu có tránh khỏi chết, chỉ tạo thêm sự khổ đau cho cuộc sống vốn đã đầy tràn đau khổ, tự đày đọa mình phải khổ trong lúc đang sống, khổ khi lâm chung, khổ sau khi lâm chung, và đày đọa khổ luôn những đời kiếp tương laị Nghĩ mà thương cho họ!...
Biết tu hành, hiểu đạo, chúng ta không thèm tham sống, cũng không thèm sợ chết. Không thèm tham sống đâu phải là bi quan chán đời, mà thực sự là để luôn luôn được an vui, tự tại trong mọi cảnh sống, mọi chuyện đã có định mệnh, hãy tùy duyên theo định mệnh mà sống. Định mệnh là gì? Là định luật nhân quả. Hãy làm việc tốt, là người tốt, nghĩ chuyện tốt, nói lời tốt, thì tự nhiên định mệnh sẽ tốt, ta cần chi phải cưỡng cầu chạy tìm kết quả tốt cho khổ tâm!?
Không thèm sợ chết thì cái thân nghiệp báo này muốn vãng lúc nào cứ để nó vãng đi, ngày đó ta có niềm vui thoát nợ trần lao, chứ còn chính ta có bao giờ chết đâu mà sợ. Vì chính ta không chết cho nên mới sớm tìm đường thoát nạn, đường niệm Phật vãng sanh Tây-phương Cực-lạc, vĩnh viễn xa lìa cái cảnh sanh tử biệt ly khổ nãọ Như vậy mới là vui, chứ dại gì cứ ôm đầu lo sợ chết để chờ ngày bị đem đi chôn. Một người mất báo thân mà không sợ, lại còn vui sướng, thì thử hỏi còn có cái mất nào khác có thể làm cho ta lo sợ hay buồn đaủ Tâm hồn an lạc, tinh thần thanh tịnh, cuộc sống tự tại, tư tưởng thoát phàm... Chẳng lẽ đây là trạng thái bi quan yếm thế saỏ