Với lượng ép tổng là như nhau, trong cùng điều kiện cán như nhau thì khi đó số lần cán ít và nhiều khác nhau ta có tổng lượng giãn rộng sẽ khác nhau, cụ thể khi số lần cán ít hơn lượng giãnrộng sẽ lớn hơn, ngược lại khi cán làm nhiều lần, lượng giãn rộng sẽ nhỏ hơn. Số liệu thực nghiệm thể hiện trên bảng 2.2, tác giả U.M.Trizicov đã đưa ra ví dụ về sự ảnh hưởng của số lần cán đến giãn rộng khi cán thép có thành phần cacbon C = 0,1%.
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của số lần cán đến giãn rộng
Nhiệt độ cán
0C Số lần cán Lượng ép tương đối
% Giãn rộng Δb mm 925 920 6 1 75,4 75,1 17,3 33,5
Điều này có thể giải thích, khi cán nhiều lần chiều dài vùng biến dạng nhỏ hơn khi chiều rộng không đổi, ứng suất dọc sẽ nhỏ hơn, nghĩa là kim loại chảy dọc nhiều hơn, giảm giãn rộng. Hiện tượng trên xảy ra đối với mỗi lần cán và tổng lượng giãn rộng nhỏ hơn so với cán một lần Tại điểm biến dạng dẻo xuất hiện trên toàn bộ chiều cao của phôi ( >0,3
tb d h
l
của kim loại có cường độ cao hơn các lớp khác khi
tb d h
l
tăng. Điều này dẫn đến việc thay đổi hình dạng bên ngoài của phôi.[4]
2.9. Kết luận
1. Các yếu chính ảnh hưởng đến giãn rộng trong lỗ hình là điều kiện ma sát,
lượng ép, đường kính trục, thành phần kim loại, các thông số vùng biến dạng, lực kéo…Để đơn giản hóa vấn đề tính toán giãn rộng có thể nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng chính là: đường kính trục cán, hệ số biến dạng và kích thước sản phẩm.
2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hệ số biến dạng là hệ số ma sát, hệ số biến dạng, các yếu tố còn lại ảnh hưởng gián tiếp thông qua các yếu tố trên.
3. Mô phỏng số quá trình biến dạng có nhiệm vụ xác định hệ số biến dạng và
lượng giãn rộng trong điều kiệnđiều chỉnh các thông số cho phù hợp với chất lượng
sản phẩm. Để làm được điều này cần tập trung vào hai khâu cơ bản: xác định hệ số biến dạng phụ thuộc vào hệ số ma sát và kích thước của phôi, xác định lượng giãn rộng phụ thuộc vào đường kính trục, hệ số biến dạng và kích thước của phôi.
Sự phụ thuộc lẫn nhau của hai thông số trên dẫn đến việc cần thiết phải lập thuật toán để tính theo phương pháp lặp. Hàm mục tiêu là tỷ lệ phần trăm sai số của hai phương pháp xác định giãn rộng ngược và xuôi hướng cán.
4. Đã lập bảng tính toán các thông số dựng hình để thiết kế lỗ hình trục cán
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ BẰNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG DEFORM