Thảo luận về các kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực bắc trung bộ (Trang 103 - 106)

Thứ nhất, nghiên cứu chỉ ra tất cả yếu tố đưa vào mô hình bao gồm đặc điểm

xúc, thấu hiểu cảm xúc và kiểm soát cảm xúc đều có tác động thuận chiều đến động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung tại các DNNVV ở khu vực Bắc Trung Bộ. Điều này cho thấy, tính phù hợp của nghiên cứu, nếu đem so sánh với các công trình nghiên cứu trước có liên quan như Buble và cộng sự (2014); Michael và cộng sự (2000); Wood và Jones (1995); Eskildsen và cộng sự (2004); Hackman và Oldham (1980); Mayer và cộng sự (1990)…

Thứ hai, nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của năng lực cảm xúc đối với

động lực làm việc, qua đó chi phối hiệu quả trong công việc của nhà quản lý cấp trung. Cả bốn nhân tố của năng lực cảm xúc đều có tác động đến động lực làm việc. Trong đó, kiểm soát cảm xúc có tác động mạnh nhất trong các nhân tố thuộc biến năng lực cảm xúc, trong khi nhận biết cảm xúc có sự tác động yếu nhất. Đây cũng là những kết quả đảm bảo tính phù hợp với mô hình và thực tiễn nghiên cứu, đồng thời kết quả này cũng có sự tương đồng với các công trình nghiên cứu trước của Mayer và cộng sự (1990); Chiu (1999)…

Tuy nhiên, với giá trị bình quân trong thang đo từ 1 đến 5 thu được là 3.3782, có thể thấy năng lực cảm xúc của các nhà quản lý cấp trung tại các DNNVV ở khu vực Bắc Trung Bộ còn ở khá thấp. Điều này đã cho thấy một thực trạng rằng, tuy đã có sự chuyển biến đáng kể trong công tác quản lý ở các doanh nghiệp, nhưng xét về năng lức cá nhân, nhiều các nhà quản lý cấp trung hiện nay ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn hạn chế. Khả năng tư duy, nhạy bén trong các quyết định để đảm bảo quản lý nhận viên và giúp dọ đạt được các mục tiêu trong mọi thời kỳ vẫn còn là một sự nghi vấn đối với nhiều nhà quản lý cấp trung. Ngoài ra, tâm lý ôm đồm công việc, hạn chế giao quyền, nhiệm vụ, không những tạo áp lực cho bản thân các nhà quản lý cấp trung, mà còn có thể dẫn tới hiệu quả không việc bị giảm sút. Vì vậy, nhất thiết trong thời gian tới, các nhà quản lý cần nhận biết rõ hơn tầm quan trọng của nhân tố năng lực cảm xúc, cần không khừng tìm hiểu, tiếp thu và học học nhằm nâng cao chỉ số năng lực cảm xúc của bản thân.

Thứ ba, luận án cũng xác định được thứ tự tác động của từng yếu tố đến

động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung. Trong đó, đặc điểm công việc có tác động mạnh nhất. Thứ tự tác động tiếp theo bao gồm biến kiểm soát cảm xúc, thấu hiểu cảm xúc, sử dụng cảm xúc và nhận biết cảm xúc. Đồng thời, với giá trị bình

quân cao nhất trong các biến nghiên cứu đưa vào mô hình là là 3.8664, đặc điểm công việc các nhà quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ được đánh giá ở mức cao nhất. Trong thời gian tới, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân các nhà quản lý cấp trung thì những người lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần tiếp tục tạo điều kiện trong thực thi công việc, tạo môi trường làm việc thuận lợi, cung cấp các nguồn lực đầy đủ và cần thiết trong công việc để giúp các nhà quản lý cấp trung có thể yên tâm, tập trung cố gắng trong công việc, tạo động lực và phát huy tối đa năng lực của họ, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu suất làm việc của từng cá nhân, đóng góp vào sự đi lên của doanh nghiệp.

Thứ tư, kết quả nghiên cứu của luận án đã cho thấy sự khác biệt về năng lực

cảm xúc của nhà quản lý cấp trung theo các biến nhân khẩu học bao gồm nhóm tuổi và thâm niên công tác, nhưng lại không có sự khác biệt theo giới tính. Đây sẽ là những đóng góp có ý nghĩa về mặt lý luận của luận án, đồng thời sẽ là những cơ sở quan trọng, tiền đề cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.

Như vậy, luận án chứng minh được sự phù hợp của việc vận dụng các trường phái lý thuyết lý thuyết về đặc điểm công việc của Hackman và Oldham (1980) và lý thuyết về thang đo EI của Mayer và Salovey (1997) trong nghiên cứu về động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung.

Luận án đã xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu trong bối cảnh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ và cho thấy các nhân tố đặc điểm công việc, năng lực cảm xúc với các thành phần của nó đều có tác đông thuận chiều đến động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung tại các DNNVV ở khu vực Bắc Trung Bộ.

Luận án chỉ ra thực trạng xây dựng các kế hoạch và thực hiện một số chính sách và tạo động lực trong lao động và quản lý, cũng như đánh giá tính phù hợp của nó trong bối cảnh các DNNVV ở khu vực Bắc Trung Bộ.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã được chỉ ra cùng với những phân tích về thực trạng vấn đề động lực và tạo động lực cho nhà quản lý cấp trung, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị, đề xuất dựa trên cơ sở hoàn thiện các yếu tố về đặc điểm công việc, đồng thời nâng cao năng lực cảm xúc của nhà quản lý cấp trung nhằm tạo động lực trong công việc của họ, từ đó góp phần nâng cao hiệu suất công việc và hiệu quả hoạt động quản lý.

Một phần của tài liệu Luận án các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực bắc trung bộ (Trang 103 - 106)