Nói về tính cấp thiết của việc thực hiện CSR, nhóm nghiên cứu đưa ra quan điểm về tác động từ bên ngoài (các yếu tố trong môi trường kinh doanh) và tác động từ bên trong (nội tại của doanh nghiệp) sẽ là hai nhân tố chính tạo cho doanh nghiệp Việt Nam thấy việc thực hiện CSR đối với họ là quan trọng như thế nào.
1.3.1. Yếu tố môi trƣờng kinh doanh.
Môi trường kinh doanh những năm gần đây có sự thay đổi mạnh mẽ do những nguyên nhân chính sau:
Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 Làn sóng tự do hóa thương mại.
Việc gia nhập WTO và làn sóng tự do hóa thương mại giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có một môi trường kinh doanh rộng mở và thông thoáng hơn rất nhiều so với trước kia. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội thì cũng luôn có những thách thức không nhỏ. Khi tham gia sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam mà hầu hết chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải đáp ứng nhiều văn bản luật, các quy định, đòi hỏi khắt khe từ phía các đối tác nước ngoài và xã hội các nước đó. Thậm chí các đối tác thương mại, người tiêu dùng sẽ tẩy chay sản phẩm hàng hoá của nước thành viên nào mà DN sản xuất ra sản phẩm đó không thực hiện đúng chuẩn mực về các trách nhiệm xã hội.
Thêm vào đó, nhờ vào sự có mặt của các công ty FDI mà doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc nhiều hơn với các công ty đa quốc gia của nước ngoài và được học hỏi rất nhiều từ bài học thành công của họ. Có thể lấy một ví dụ trường hợp này đó là công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO) và công ty thép của Hàn Quốc – POSCO. Công ty gang thép Thái Nguyên được thành lập năm 1959 8 tức là sớm hơn 9 năm so với công ty thép POSCO (1968)9, cả hai công ty ở thời điểm thanh lập đều có xuất phát điểm thấp nhưng nhìn chung là nhận được sự quan tâm của nhà nước. Ấy vậy mà giờ đây khi POSCO đã là một công ty đa quốc gia hùng mạnh thì TISCO mới chỉ có sản phẩm xuất đi nước ngoài vài năm trở lại đây. Tạm bỏ qua những yếu tố khách quan liên quan tới tình hình mỗi đất nước thì có thể thấy một trong số những điểm làm nên sự khác biệt cho TISCO là sự thành công các chương trình CSR của họ.
Nói như vậy để thấy được CSR cần thiết với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh môi trường kinh doanh hiện nay như thế nào. CSR giờ đây không phải là thứ “nên làm” mà còn là thứ “cần làm” để tồn tại và “phải làm” nếu muốn thành công
8http://www.tisco.com.vn/?f=About&op=2&p=2
vượt trội. Đó chính là tính cấp thiết mà môi trường kinh doanh tạo ra cho việc thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam.
1.3.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Không dễ nhận ra như tác động của môi trường kinh doanh tới yêu cầu phải thực hiện CSR của doanh nghiệp nhưng những yếu tố bên trong mỗi doanh nghiệp cũng đóng vai trò không nhỏ trong vấn đề này.
Xét về nội bộ doanh nghiệp, CSR xuất hiện khi doanh nghiệp đang có nhu cầu về chiến lược kinh doanh trung thực lành mạnh, đang có kế hoạch cho một số dự án liên quan tới cải tạo môi trường làm việc hay cũng có thể là khi doanh nghiệp muốn cải thiện, nâng cao quan hệ lao động của mình. Đó là những ví dụ đơn giản chứng minh cho việc CSR cũng chịu tác động từ những yêu cầu xuất phát từ bên trong doanh nghiệp.
Ở mức độ tổng thể, có thể nói CSR hiện nay được cân nhắc tới khi bản thân doanh nghiệp cần thực hiện một bước phát triển mới hay thậm chí là vượt bậc trong chu kỳ hoạt động của mình. Và để đáp ứng cho nhu cầu từ bên trong của doanh nghiệp, CSR chính là một phương án rất hữu hiệu và ngày càng thể hiện được vai trò cấp thiết của nó trong các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.
Từ các phân tích trên, có thể thấy rõ ràng sự cần thiết phải thực hiện CSR trong doanh nghiệp Việt Nam là không thể bàn cãi. Cũng cần khẳng định luôn, nhu cầu cho việc thực hiện CSR được hình thành từ cả nguyên nhân khách quan (môi trường kinh doanh) và nguyên nhân chủ quan (bên trong doanh nghiệp). Dù vậy, không phải ngẫu nhiên mà CSR lại chưa phát triển ở Việt Nam, vậy nguyên nhân của thực trạng đó là gì?
Và để hiểu hơn về sự hạn chế đó, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích nguồn lực để thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam.
1.4. Nguồn lực để thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam.
Tính cấp thiết của CSR đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã được phân tích và chứng minh là không phải bàn cãi. Nhưng để thực hiện CSR thì bất kể doanh nghiệp nào cũng cần có một nguồn lực nhất định. Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra những nguồn lực về vật chất và con người; tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tiếp cận theo một hướng mở hơn, bao quát hơn về nguồn lực để thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu chia các dạng nguồn lực ở đây thành 2 dạng: nguồn lực bên trong (1) và nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp (2).
1.4.1. Nguồn lực bên trong.
Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 95%). Thế nên, có thể thấy ngay rằng nguồn lực xuất phát từ nội tại doanh nghiệp là không lớn. Nhưng cơ bản vẫn có thể chia các dạng nguồn lực này như sau:
- Nguồn lực mang tính kỹ thuật:
Nguồn lực này cơ bản gồm có 2 loại chính đó là hệ thống văn bản, quy định có liên quan tới CSR đã có trong doanh nghiệp (1) và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho CSR (2).
Hệ thống văn bản, quy định liên quan tới CSR: còn thiếu và yếu.
Người ta dễ thấy được nổi bật nhất số này là “Bộ quy tắc ứng xử - Code of Conduct” của doanh nghiệp. Theo ý kiến của tiến sĩ Cao Thu Hằng10, hiện Việt Nam chưa có bộ quy tắc ửng xử riêng cho cả tầm quốc gia lẫn doanh nghiệp. Hiện nay, việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các bộ quy tắc ứng xử của các doanh nghiệp hay các tổ chức nước ngoài khi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường xuất khẩu. Với khoảng 1000 bộ quy tắc
10
ứng xử trên thế giới11, doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực thi và hay gặp phải kiện tụng từ đối thủ cạnh tranh về vấn đề này. Hiện có rất ít doanh nghiệp Việt Nam xây dựng được cho mình bộ quy tắc ứng xử như Vinamilk.
Hạ tầng kỹ thuật cho CSR: còn yếu và chưa được quan tâm.
Tuy nhiên, mỗi loại hình doanh nghiệp, khả năng về hạ tầng kỹ thuật là khác nhau và đòi hỏi về CSR cũng không giống nhau. Do đó, mỗi doanh nghiệp sẽ tùy biến theo khả năng về hạ tầng kỹ thuật cũng như chiến lược của mình để xây dựng chiến lược CSR phù hợp.
- Nguồn lực về con người: không được đánh giá cao.
Nhìn chung, nhận thức về CSR đối với doanh nghiệp và xã hội Việt Nam là chưa cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể đào tạo được những đội ngũ dẫn dắt CSR như của Toyota, sau đó là nâng cao nhận thức của người lao động về CSR. Từ đó, có thể tin rằng doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có đủ nguồn lực về con người để hiện thực hóa những chính sách CSR.
Một điểm đáng chú ý trong nguồn lực con người và CSR đó là “Người lãnh đạo” của doanh nghiệp. Thật thú vị khi thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam khá thành công với CSR như Vinamilk, Mai Linh, FPT đều có những người lãnh đạo có uy tín và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong tổ chức. Dĩ nhiên, các vị lãnh đạo này đều là những con người có quan điểm nhất quán và quyết tâm thực hiện CSR. Nhưng những vị lãnh đạo như thế này trong giới doanh nghiệp Việt Nam là chưa nhiều, cho nên đây sẽ là một khó khăn cho việc thực hiện CSR tại Việt Nam.
- Nguồn lực về tài chính: Hạn chế
Như đã nói, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam ở quy mô nhỏ và vừa. Vì thế tài chính không phải là điểm mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện CSR. Vẫn biết không phải chỉ thực hiện CSR khi doanh nghiệp đã “giàu” nhưng một doanh nghiệp “nghèo” sẽ gặp vô vàn khó khăn nếu thực hiện CSR đúng nghĩa. Và trên thực tế, khó khăn về nguồn tài chính vẫn là rào cản lớn nhất ngăn cản doanh nghiệp Việt Nam đến với CSR một cách rầm rộ.
1.4.2. Nguồn lực bên ngoài.
Bên cạnh nguồn lực chính từ bên trong doanh nghiệp, các công ty Việt Nam cũng cần nhận ra và tận dụng được các lực đẩy từ bên ngoài để phục vụ cho các chính sách CSR của mình.
- Sự quan tâm của chính phủ và các bộ ngành liên quan:
Dù không phải là những người trực tiếp thực hiện CSR, tuy nhiên những người làm chính sách hay các tổ chức chính trị đang có sự quan tâm ngày một lớn tới CSR. Một ví dụ là Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã thông qua giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” nhằm tôn vinh những doanh nghiệp làm tốt công tác này. Đồng thời, chính phủ và các bộ ngành cũng đang có rất nhiều hoạt động thúc đẩy việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện CSR trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam.
- Sự quan tâm, kỳ vọng của cộng đồng xã hội:
Sau rất nhiều những sự cố liên quan tới môi trường (công ty Vedan Việt Nam) hay vệ sinh an toàn thực phẩm (nước tương có 3-MCPD, sữa nhiễm melamine), ắt hẳn xã hội hơn lúc nào hết đang rất mong chờ vào một sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người dân đang mong chờ những doanh nghiệp “thật” hơn, “sạch” hơn, “bền vững” hơn.
- Kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài:
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH), Việt Nam có “lợi thế” rằng có thể phát triển nhanh hơn vì là nước đi sau, hay còn gọi là nước công nghiệp mới (dù trên thực tế thì Việt Nam chưa được ông nhận là nước công nghiệp). Đó là vì chúng ta được thừa hưởng những thành tựu mà các nước công nghiệp cũ phải mất hàng trăm năm để sáng tạo ra.
Điều tương tự cũng xảy ra với việc thực hiện CSR, đó là các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, làm cho những thứ đó phù hợp hơn với hoàn cảnh của riêng mình, như vậy doanh nghiệp Việt Nam không cần quá nhiều công sức nghiên cứu và phát triển mà đã có thể có ngay các chuẩn mực hay thành tựu CSR để làm của riêng mình. Rõ ràng đây là một nguồn lực rất quý báu nhưng nếu doanh nghiệp Việt Nam không biết cách tận dụng thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Qua những phân tích trên, có thể thấy dù có nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp Việt Nam có một nguồn lực đáng để tin rằng chúng ta có thể xây dựng và thực hiện tốt các hoạt động về CSR. Từ đó nâng cao hình ảnh cũng như tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cả trong nước và trên thế giới.
1.5. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp nƣớc
ngoài.
Kinh nghiệm thực hiện CSR của tập đoàn Toyota:
Tập đoàn Toyota có quan điểm cốt lõi về CSR là: “Đóng góp hướng tới sự phát triển bền vững”. Đó chính là quan điểm chủ đạo của Toyota. Và đề hiện thực
hóa quan điểm này Toyota có một số phương tiện thực hiện CSR tiêu biểu là: “The Toyota Code of Conduct – Bộ quy tắc ứng xử Toyota” , “The Toyota Way 2011 –
Phương thức Toyota 2011” và “Nguyên tắc hướng dẫn – Guiding Principles at Toyota”.
Biểu đồ 6: Mối quan hệ giữa các yếu tố CSR cốt lõi của TMC
(Nguồn: http://www.toyota-global.com)
Biểu đồ 7: Sơ đồ “Phƣơng thức Toyota”
Toyota cũng thành lập một hệ thống các cơ quan chuyên trách về CSR gồm:
Ủy ban CSR của Toyota (CSR Committee)
Ban thúc đẩy sáng kiến CSR (CSR Department to Promote Toyota's CSR Initiatives)
Biểu đồ 8: Sơ đồ các cơ quan thực thi chính sách CSR của TMC
(Nguồn: http://www.toyota-global.com)
Toyota tiếp cận tới các bên liên quan: khách hàng (1), người lao động (2), đối tác (3), cộng đồng và môi trường (4) và cổ đông (5)12.Trong số này Toyota đặc biệt chú ý tới lợi ích của khách hàng và bảo vệ môi trường.
Các hoạt động CSR của tập đoàn Toyota được thực hiện trên rất nhiều khía cạnh13: môi trường (1), giáo dục (2), an toàn giao thông (3) và văn hóa – xã hội (4). Các hoạt động này trải rộng trên toàn thế giới, từ châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ .
12
http://www.toyota-global.com/sustainability/stakeholders/
1.5.1. Kinh nghiệm thực hiện CSR của công ty KPMG Trung Quốc.
Quan điểm của KPMG Trung Quốc về việc thực hiện CSR là KPMG cam kết lâu dài rằng những hành động tập thể của công ty sẽ có những tác động tích cực tới nhân viên từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển có hệ thống, có tổ chức và bền vững của công ty; mang tới cộng đồng những chuyên gia có chuyên môn cao và vô cùng sáng tạo nhằm xây dựng cộng đồng vững mạnh và bảo vệ tốt môi trường xung quanh; nỗ lực hết mình để thực hiện tốt việc trao quyền cho các đối tượng cần giúp đỡ nhằm giúp họ có thể tự giúp chính bản thân họ; thực hiện những hành động có trách nhiệm nhằm giảm thiểu áp lực môi trường lên trái đất
KPMG coi việc đáp ứng nguyện vọng nghề nghiệp và sự hài lòng cho nhân viên là trách nhiệm đầu tiên khi thực hiện chuẩn mực CSR. Tiếp đó, KPMG thể hiện sự quan tâm đối với vấn đề môi trường, KPMG cam kết thực hiện giảm lượng khí thải Cacbon - đioxit như là 1 phần trong chiến lược phát triển bền vững của công ty.
Một số chương trình tiêu biểu về CSR của KPMG Trung Quốc là Quỹ KPMG (1), hoạt động cứu trợ cho người dân trong thảm họa động đất tại Tứ Xuyên (2), quyên góp cho quỹ hỗ trợ động đất ở Nhật Bản (3), Sáng kiến Trung Quốc Xanh (4). Thông qua các hoạt động CSR của mình KPMG Trung Quốc đã đóng góp tích cực đáng kể vào sự phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường: Quyên góp ủng hộ được hơn 8 triệu NDT cho nhân dân vùng Tứ Xuyên, 4 triệu NDT cho Quỹ xóa đói giảm nghèo (CFPA). Nhân viên KPMG Trung Quốc đã đóng góp hơn 7000 giờ tình nguyện nhằm cứu trợ và khôi phục lại thị trấn sau động đất; tài trợ 500,000 NDT cho 80 sinh viên sống trong vùng thiên tai; xây dựng 1 trung tâm cộng đồng tại Tứ Xuyên cho trẻ; xây dựng 2 trường học ở Cam túc (2). Trong đợt động đất ở Nhật Bản, Quỹ KPMG Trung Quốc cũng đã quyên góp ủng hộ 1,4 triệu NDT (3). Với sáng kiến Trung Quốc Xanh, bằng việc sử dụng các trang thiết bị xanh và các sản
phẩm xanh khác cùng với việc hưởng ứng chương trình tắt điện trong Giờ Trái Đất KPMG đã thành công trong việc giảm thiểu lượng khí thải cacbon-đioxit ra ngoài môi trường:
Biểu đồ 9: Sơ đồ so sánh lƣợng tiêu thụ năng lƣợng giữa năm 2007 và 2010
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CSR TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK.
2.1. Sơ lƣợc về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk có tên giao dịch quốc tế là: Vietnam dairy Products Joint – Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế độ cũ để lại bao gồm: nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost); nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy