Nhóm giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu 20140424173030170 (Trang 83)

Tài chính là một yếu tố quan trọng, quyết đinh tới sự thành công của CSR của doanh nghiệp. Vì thế có được một nguồn tài chính dồi dào và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính đó sẽ giúp Vinamilk có thể thực hiện được tốt hơn nữa các chuẩn mực CSR. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra 3 giải pháp cho vấn đề này:

Thành lập quỹ phục vụ cho các chương trình CSR:

Mặc dù Vinamilk đã có những nguồn ngân quỹ riêng để thực hiện một số hoạt động có liên quan đến CSR như Quỹ phúc lợi xã hội, Quỹ hỗ trợ thất nghiệp, thôi việc … Tuy nhiên công ty nên thành lập 1 quỹ chuyên trách phục vụ cho các chương trình CSR của công ty. Quỹ này sẽ giúp cho công ty có được một nguồn ngân quỹ dồi dào, ổn định, tập trung và dễ quản lý sử dụng nguồn ngân sách có hiệu quả hơn nữa. Hiệu quả hoạt động của Quỹ chuyên trách này chúng ta có thể nhìn thấy từ trường hợp của KPMG ta thấy được Quỹ KPMG đã giúp cho các hoạt động CSR của công ty được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều 

Có hình thức phù hợp trong việc huy động nguồn ngân sách:

Ngoài việc huy động ngân quỹ cho các hoạt động CSR từ nội tại công ty như hiện nay thì Vinamilk nên đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn ngay từ bên ngoài. Phát huy, tăng cường thực hiện các chương trình quyên góp ủng hộ từ cộng đồng xã hội hơn nữa như chương trình: “1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo”. Vinamilk cũng nên xem xét việc phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp khác trong các hoạt động CSR của công ty nhằm có thể huy động thêm nguồn tài chính cho công ty.

Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách dành cho các hoạt động CSR của Vinamilk:

Để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Vinamilk cần thiết phải minh bạch nhất có thể các hoạt động sử dụng ngân quỹ cho các hoạt động CSR bao gồm: giải ngân, cơ cấu nguồn tiền phân bổ cho các hoạt động CSR, quy trình sử dụng tiền,… Cần rà soát và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân quỹ của các đơn vị chuyên trách đảm nhận. Giáo dục tăng cường trách nhiệm cho bộ phận quản lý sử dụng nguồn vốn tránh tình trạng gian lận, ăn chặn bỏ túi riêng.

3.4. Tăng cƣờng vai trò của lãnh đạo với CSR tại Vinamilk.

Mai Kiều Liên, một trong 50 doanh nhân nữ quyền lực nhất châu Á theo xếp hạng của tạp chí danh tiếng Mỹ - Forbes năm 201116. Bà chính là chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành của Vinamilk trong hàng chục năm qua. Và hơn ai hết, chính bà là người khởi xướng và cùng đạt được những thành tựu trong CSR với Vinamilk như ngày hôm nay. Mọi hoạt động của công ty suy cho cùng cũng là do sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty. Chính vì thế việc nâng cao nhận thức, quan điểm , cách nhìn nhận CSR cho lãnh đạo các cấp của Vinamilk là vô cùng cần thiết. Vinamilk cần truyền bá sâu rộng hơn nữa tư tưởng, tinh thần tiến bộ về CSR của bà Mai Kiều Liên trong toàn thể công ty. Để tạo ra một cái gọi là văn hóa doanh nghiệp và tinh thần xã hội cho toàn thể CBCNV công ty. Đi đôi với việc nâng cao tinh thần, tư tưởng và trách nhiệm cho công ty thì Vinamilk cũng cần chú

ý các hoạt động nhằm nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực CSR cho các ban lãnh đạo công ty cũng như quản lí các cấp. Quan điểm và tư tưởng nhất quán vủa nhà lãnh đạo cao nhất không thể thực hiện được thành công nếu như những lãnh đạo cấp dưới không thông suốt và thực hành nghiêm chỉnh có đạo đức tinh thần đó.

KẾT LUẬN 1. Kết quả thu đƣợc.

Nghiên cứu đã làm rõ được cơ sở lý luận về CSR bao gồm một số phạm trù, khái niệm, các thành tố về nêu bật được lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp và phương pháp đánh giá. Đồng thời, nghiên cứu đã đưa ra phân tích mang tính khoa học về nguồn lực để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện CSR tới từ 2 hướng chính: nguồn lực bên trong (1) và nguồn lực bên ngoài của doanh nghiệp (2). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhấn mạnh doanh nghiệp cần chủ trương phát triển nguồn lực bên trong vì nó có ý nghĩa quan trọng hơn nhưng mặt khác cũng cần tận dụng cơ hội do các nguồn lực bên ngoài mang lại.

Nghiên cứu thực trạng về việc thực hiện CSR tại Vinamilk đã chỉ ra kết quả khả quan về tình hình thực hiện CSR ở công ty này. CSR mà Vinamilk thực hiện cơ bản đều mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cả xã hội. Qua những phân tích sâu hơn, nghiên cứu đã đưa ra được gói giải pháp cho Vinamilk nhằm nâng cao hoạt động CSR của mình gồm 4 nhóm: nhóm giải pháp mang tính kỹ thuật (1), nhóm giải pháp về con người (2), nhóm giải pháp về tài chính (3) và nâng cao vai trò của lãnh đạo trong việc thực hiện CSR (4).

Cuối cùng, qua những phân tích, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được một nhóm giải pháp từ khung khổ toàn diện gồm “Nhà nước – Xã hội – Doanh nghiệp”. Qua đó, giới doanh nghiệp là thành phần quan trọng nhất trong việc xây dựng và thực hiện các giải pháp phát triển CSR ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà nước và xã hội sẽ tham gia cộng cuộc này với những giải pháp vô cùng thiết thực.

2. Khuyến nghị chính sách.

Đứng trước thực trạng như vậy, Việt Nam cần phải có về một hệ thống các giải pháp hoàn thiện, có tính triệt để nhằm cải thiện tình hình thực hiện CSR. Hơn nữa, qua phân tích ở trường hợp của Vinamilk, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng doanh nghiệp dường như đang quá đơn độc trong việc triển khai CSR. Hơn nữa, như đã trình bày trong trường hợp của Vinamilk, khá nhiều những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thực hiện CSR tới từ phía quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội. Chính vì thế, để thực hiện được mục tiêu này, cần có sự tham gia chung sức của tất cả các bộ phận trong xã hội như nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng. Vì thế, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích và đưa ra khuyến nghị cho việc giải quyết thực trạng này bằng một khung giải pháp gồm 3 nhóm: giải pháp từ phía nhà nƣớc

(1), giải pháp từ phía xã hội (2) và giải pháp từ phía doanh nghiệp (3).

Khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách.

 Tăng cường nghiên cứu, ban hành chính sách về CSR và các hoạt động điều tiết. Cụ thể là, xây dựng và thúc đẩy việc nghiên cứu sâu hơn về CSR (1); xây dựng những bộ luật, quy định về CSR (2); nâng cao chất lượng của các quy định mang tính pháp lý bằng RIA (công cụ đánh giá tác động của văn bản luật) (3); thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động điều tiết (4).

 Xây dựng và thúc đẩy các dự án, chương trình vể trách nhiệm xã hội (Social Responsibility).

 Tăng cường mối liên hệ, hỗ trợ tới các đối tượng liên quan của CSR.

Ngoài những hoạt động trên, để thực hiện tốt cho việc hỗ trợ sự phát triển của CSR, có một điều mà chính phủ nước ta nên làm đó là các hoạt động tiếp xúc, hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng có mối quan hệ hữu cơ với CSR:

 Người tiêu dùng: Chính phủ ban hành những chính sách hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Hỗ trợ việc hoạt động của các hiệp hội đại diện cho quyền lợi của người tiêu dùng

 Người lao động: Thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi bộ luật Lao động sao cho bám sát với tình hình và sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như sự phát triển của đất nước. Đồng thời có những can thiệp kịp thời, đúng mực để đảm bảo quyền lợi lao động và có chính sách thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động của Công đoàn.  Môi trường: Điều chỉnh những bộ luật và chính sách liên quan tới môi trường.

Đồng thời, tăng cường chất lượng các dự án về môi trường.

 Doanh nghiệp: Các chính sách cần làm để hỗ trợ doanh nghiệp như: sửa đổi Luật Doanh nghiệp trên cơ sở tiếp thu tiến bộ từ những nghiên cứu về CSR (1); chủ trì việc đánh giá và xây dựng bảng xếp hạng (hoặc danh sách) các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR (2); thực hiện chính sách ưu đãi thuế (miễn, giảm) đối với các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng trên (3); thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư đối với những khoản mục đầu tư vì môi trường, xã hội (4).

Khuyến nghị cho cộng đồng xã hội.

Một cản trở đối với CSR ở Việt Nam đó là nhận thức về nó của người dân còn thấp. Vì thế, giải pháp để phát triển CSR ở phía cộng đồng xã hội tựu chung lại ở một điểm, đó là nâng cao nhận thức, cải thiện thái độ của xã hội đối với CSR. Nhóm nghiên cứu đưa ra các chương trình, kế hoạch trong cộng đồng cần được thực hiện để góp phần vào sự phát triển của CSR ở Việt Nam: cung cấp cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về CSR cho người dân (1); nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo vệ quyền lợi của chính mình (2); lập mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, hiệp hội đại diện quyền lợi cho cộng đồng (3).

Khuyến nghị cho cộng đồng doanh nghiệp:

Mô hình 4 nhóm giải pháp được áp dụng cho Vinamilk cũng là mô hình mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng cho mình. Tuy nghiên, có một điều đáng lưu tâm ở đây là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có sự cân nhắc cho phù hợp với điều kiện của mình và cần có những quan điểm đầu tư trọng điểm cho CSR.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích để đưa ra những khuyến nghị riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam:

Chú trọng vào CSR trong khía cạnh quan hệ lao động: đây là chính sách CSR nội bộ, có lợi ích trực tiếp tới doanh nghiệp. Nguồn lực của doanh nghiệp hạn chế cho nên các doanh nghiệp không nên dàn trải các khoản mục ngân sách cho chính sách CSR của mình. CSR trên khía cạnh người lao động sẽ giúp doanh nghiệp có được lực lượng lao động trung đáng tin cậy, trung thành và sẽ có tác động tích cực tới năng suất lao động.

Hỗ trợ nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp: Công đoàn cần được thực hiện đúng và đủ vai trò của mình trong doanh nghiệp. Điều đó sẽ

giúp ích rất nhiều cho quan hệ lao động, môi trường lao động, từ đó hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao.

Chú trọng vào vai trò của người lãnh đạo: Lãnh đạo của các doanh nghiệp này đều là những người trực tiếp gây dựng, gắn bó với công ty trong nhiều năm (còn với các doanh nghiệp lớn thì hiện nay chủ yếu là thuê CEO). Sẽ là không quá lời nếu nói doanh nghiệp chính là máu thịt của những nhà lãnh đạo này, và họ cũng là những người có quyền quyết định chủ yếu trong doanh nghiệp (CEO ở các doanh nghiệp lớn chịu sự chi phối rất lớn từ HĐQT). Do đó, lãnh đạo các doanh nghiệp này có tác động lớn tới CSR của doanh nghiệp này; nếu họ trang bị được nhận thức đúng đắn về CSR thì sẽ có lợi rất nhiều cho sự phát triển CSR ở Việt Nam.

3. Hạn chế của bài nghiên cứu.

Phát triển các hoạt động CSR thực sự vẫn còn khá mới đối với phần lớn các doanh nghiệp cũng như xã hội nước ta. Bài nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh các tài liệu, dữ liệu liên quan tới CSR ở Việt Nam còn quá ít, do đó bài nghiên cứu chỉ có thể sử dụng phương pháp phân tích dựa trên nguồn số liệu thứ cấp hạn chế để đưa ra những kết quả định tính.

Những giải pháp được nhóm nghiên cứu đưa ra tuy bao quát và giải quyết được phần lớn vấn đề về khung lý luận nhưng lại chưa có phân tích chi tiết, sâu xa về những nhóm giải pháp cụ thể.

4. Gợi ý cho các nghiên cứu trong tƣơng lai.

Thời gian vừa qua, trong khi thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu thực sự hiểu được thực trạng của CSR tại Việt Nam, đặc biệt là trong giới doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất kém phát triển. Hơn nữa, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ (như đã trình bày là khoảng 95%). Vì thế, thời gian tới, đi sâu hơn vào việc

nghiên cứu CSR trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam sẽ là một hướng đi mới, hứa hẹn mang lại nhiều thành quả có ý nghĩa.

Hơn nữa, có một thực tế là doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta gặp vô vàn khó khăn để thích nghi, cạnh tranh và phát triển trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt hiện nay. Trong khi đó, môi quan hệ biện chứng giữa CSR và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở Việt Nam còn chưa được làm rõ. Vì thế nghiên cứu làm rõ, đưa ra mô hình của mối quan hệ này và đưa ra giải pháp sử dụng CSR trong viêc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp-CSR: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới nhà nước với CSR ở Việt Nam", Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội.

2. Chính phủ (2009), “Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Hà Nội.

3. Phạm Văn Đức (2010), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách, Tạp chí Triết học, số 2.

4. Nguyễn Ngọc Thắng (2010), “Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí ĐH QGHN, Kinh tế và Kinh doanh số [26], pp. 232- 238.

5. Nguyễn Quang Vinh (2009), Thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và Chiến lược truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc tế” do VCCI hợp tác với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức.

Tiếng Anh

1. Agrawal Kalpana (2007). Corporate Excellence as an Outcome of Corporate Governance: Rethinking the Role and Responsibility of HRM, the ICFAI Journal of Corporate Governance, Vol.VI (1): 6-16.

2. Bueble, E. (2009), Corporate Social Responsibility: CSR Communication as an Instrument to Consumer-Relationship Marketing, Grin Verlag Publisher.

3. Celine Louche, Samuel O. Idogu, Walter Leal Filho. (2010), Innovative CSR: From Risk Management to Value Creation, Greenleaf Publishing Limited.

4. Chong, M. (2009), "Employee Participation in CSR and Corporate Identity: Insights from a Disaster-Response Program in Asia-Pacific", Corporate Reputation Review 12, pp 106-119.

5. Dai, Y. (2010), Local Governments' CSR Policies in China, Internal Exchange Meeting.

6. European Comission (2008), "Overview of links between Corporate Social Responsibility and Competitiveness", European Competitiveness Report.

7. Fukada, S. (2010), "Corporate Social Responsibility in Vietnam: Current Practices, Outlook, and Challenges for Japanese Corporations. Observations from Leader of the CBCC Dialogue Mission on CSR to Vietnam".

8. Krishnnan K, Sandeep & Balachandran Rakesh (2004). Corporate Social Responsibility as a determinant of Market Success: An Exploratory Analysis with Special Reference to MNCs in Emerging Markets, paper presented at NASMEI International Conference.

9. Manfred Pohl, Nick Tolhurst. (2010), "Responsible Business: How to manage CSR strategy successful", ICCA Publication.

10. Mustaruddin Saleh, Norhayah Zulkifli, Rusnah Muhamad. (2008), "An empirical Examination of the Relationship between Corporate Social Responsibility Disclosure and Financial Performance in an Emerging Market". 11. Nigel Twose và Tara Rao (2003), Strengthening Developing Government’s

Engagement with Corporate Social Responsibility: Conclusion and

Recommendation from Technical Assistance in Vietnam, World Bank Report. 12. Redington Ian (2005). Making CSR Happen: The Contribution of People

Management, Chartered Institute of Personnel and Development, April 15, 2008.

13. Riess, B. (2006), "Government as partner? CSR policy in Europe". Bertelsmann Stiftung Gutersloh.

14. S., T. (2004), "Corporate Social Responsibility-A Government update", London, UK: Department of Trade and Insustry.

15. Tamara. (2006), "Vietnam: Lessons in building linkages for competitive and

Một phần của tài liệu 20140424173030170 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w