Về cơ bản nhóm giải pháp này 3 giải pháp chính: Hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện CSR (1), Tăng cường áp dụng các chuẩn mực liên quan tới CSR (2) và cải thiện hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc thực hiện CSR (3).
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện CSR.
Bộ quy tắc ứng xử riêng của Vinamilk cần được bổ sung, hoàn thiện chặt chẽ hơn nữa về các điều khoản, các quy tắc trong đó. Có như vậy bộ quy tắc ứng xử mới phát huy được vai trò to lớn định hướng đúng đắn cho các hoạt động CSR của công ty. Song song với việc hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử Vinamilk cũng cần phải xây dựng và phát triển văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết nó xuyên suốt toàn thể công ty sao cho chi tiết, rõ ràng dễ hiểu nhất. Có như thế những quan điểm, chính sách và phương thức thực hiện CSR mới được thực hiện chuẩn xác và hiệu quả nhất. Ngoài ra, Vinamilk cũng nên hoàn thiện hơn nữa hệ thống các văn bản Pháp quy bao gồm: các văn bản quy định chung của Pháp luật; các quy chế áp dụng trong công ty…
Tăng cường áp dụng các chuẩn mực liên quan tới CSR.
Vinamilk cần đẩy mạnh thực hiện tốt hơn nữa các chuẩn mực CSR mà công ty đã đạt được như “tiêu chuẩn SA 8000” về xây dựng môi trường lao động lành mạnh, an toàn, hiệu quả; “tiêu chuẩn ISO 14000” là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường. Để thực hiện tốt hơn các chuẩn mực CSR, Vinamilk cần chú trọng hơn nữa áp dụng các tiêu chuẩn CSR khác như tiêu chuẩn ISO 9000 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng, ISO 26000 là tiêu chuẩn hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Tăng cường áp dụng các chuẩn mực liên quan tới CSR sẽ giúp cho Vinamilk nhận được tín nhiệm hơn nữa từ phía cộng đồng và xã hội.
Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc thực hiện CSR.
Phát triển và hoàn thiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật hơn nữa sẽ giúp cho Vinamilk thực hiện các chuẩn mực CSR được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Việc ứng dụng những thành tựu về CNTT đã đem lại những thành quả nhất định cho Vinamilk. Vì thế Vinamilk cần đẩy mạnh phát huy vai trò của hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP cũng như giải pháp quản lý nguồn nhân lực tổng thể Histaff hơn nữa sao cho bài bản và có quy mô bằng cách hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, các chương trình phần mềm… Bên cạnh việc phát huy tối đa hạ tầng cơ sở CNTT kỹ thuật cao thì Vinamilk cũng cần xem xét tăng cường hoạt động của hạ tầng cơ sở kỹ thuật truyền thống như hệ thống thông tin liên lạc truyền thống qua hòm thư, bảng tin, điện thoại, văn bản bằng giấy… Việc tăng cường, phát triển song song hai hệ thống sẽ hỗ trợ nhau tích cực giúp cho Vinamilk thực hiện CSR được dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, Vinamilk nên tiến hành việc duy trì bảo dưỡng trang thiết bị máy móc dây chuyền sản xuất thường xuyên, định kì. Có như thế Vinamilk mới có thể duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cũng như vệ sinh môi trường, an toàn một cách tốt nhất.
3.2. Nhóm giải pháp về con ngƣời.
Thành lập, tổ chức cơ quan chuyên trách CSR trong doanh nghiệp.
Thành lập tổ chức cơ quan chuyên trách CSR sẽ giúp cho Vinamilk có thể thực hiện các hoạt động CSR một cách tập trung và đúng đắn nhất. Mặc dù hiện nay Vinamilk cũng đã có 1 số bộ phận phụ trách thực hiện 1 phần các hoạt động CSR ví dụ như bộ phận Tuân Thủ Đảm Trách hay bộ phận tiếp nhận thông tin 24/24. Tuy nhiên các bộ phận này còn hoạt động đơn lẻ, chưa tập trung và thống nhất do đó chưa phát huy được vai trò của mình. Vinamilk có thể áp dụng mô hình
của Toyota về việc xây dựng bộ máy chuyên nghiệp thực hiện CSR với đội ngũ giỏi về chuyên môn CSR. Đội ngũ này sẽ dẫn dắt tập thể công ty thực hiện các chuẩn mực CSR một cách đúng đắn nhất.
Phát huy vai trò của Công đoàn Vinamilk
Công đoàn là đại diện của người lao động là cơ quan đảm bảo quyền lợi cho người lao động, là cầu nối giữa giới chủ với người lao động. Do đó Vinamilk cần phải hoàn thiện cơ cấu cũng như cách hoạt động của Công Đoàn công ty thông qua các khóa, đào tạo nghiệp vụ và nâng cao nhận thức của cán bộ công đoàn về CSR …nhằm phát huy được tốt hơn nữa vai trò của Công đoàn. Có như thế thì các hoạt động CSR đối với người lao động mới được đảm bảo một cách tốt nhất cũng như các tư tưởng CSR sẽ được truyền bá tốt nhất cho CBCNV công ty.
Đào tạo, nâng cao nhận thức và khả năng của người lao động về CSR và CSR trong chính bản thân doanh nghiệp.
- Nhìn chung nhận thức về CSR của đội ngũ nhân viên ở Vinamilk vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ ở các cấp. Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất Vinamilk nên thực hiện 2 giải pháp song song: Hướng dẫn, nâng cao nhận thức của người lao động về CSR; Đào tạo, nâng cao khả năng thực thi CSR cho người lao động. Để tiến hành các giải pháp đó thì Vinamilk nên đẩy mạnh phối hợp, hợp tác với các trung tâm viện nghiên cứu về CSR có uy tín ở Việt Nam cũng như trên thế giới như UNIDO, ILO, UNEP… nhằm đưa ra các giải pháp, các chương trình đào tạo về CSR phù hợp cho nhân viên của công ty.
3.3. Nhóm giải pháp về tài chính.
Tài chính là một yếu tố quan trọng, quyết đinh tới sự thành công của CSR của doanh nghiệp. Vì thế có được một nguồn tài chính dồi dào và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính đó sẽ giúp Vinamilk có thể thực hiện được tốt hơn nữa các chuẩn mực CSR. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra 3 giải pháp cho vấn đề này:
Thành lập quỹ phục vụ cho các chương trình CSR:
Mặc dù Vinamilk đã có những nguồn ngân quỹ riêng để thực hiện một số hoạt động có liên quan đến CSR như Quỹ phúc lợi xã hội, Quỹ hỗ trợ thất nghiệp, thôi việc … Tuy nhiên công ty nên thành lập 1 quỹ chuyên trách phục vụ cho các chương trình CSR của công ty. Quỹ này sẽ giúp cho công ty có được một nguồn ngân quỹ dồi dào, ổn định, tập trung và dễ quản lý sử dụng nguồn ngân sách có hiệu quả hơn nữa. Hiệu quả hoạt động của Quỹ chuyên trách này chúng ta có thể nhìn thấy từ trường hợp của KPMG ta thấy được Quỹ KPMG đã giúp cho các hoạt động CSR của công ty được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều
Có hình thức phù hợp trong việc huy động nguồn ngân sách:
Ngoài việc huy động ngân quỹ cho các hoạt động CSR từ nội tại công ty như hiện nay thì Vinamilk nên đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn ngay từ bên ngoài. Phát huy, tăng cường thực hiện các chương trình quyên góp ủng hộ từ cộng đồng xã hội hơn nữa như chương trình: “1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo”. Vinamilk cũng nên xem xét việc phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp khác trong các hoạt động CSR của công ty nhằm có thể huy động thêm nguồn tài chính cho công ty.
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách dành cho các hoạt động CSR của Vinamilk:
Để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Vinamilk cần thiết phải minh bạch nhất có thể các hoạt động sử dụng ngân quỹ cho các hoạt động CSR bao gồm: giải ngân, cơ cấu nguồn tiền phân bổ cho các hoạt động CSR, quy trình sử dụng tiền,… Cần rà soát và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân quỹ của các đơn vị chuyên trách đảm nhận. Giáo dục tăng cường trách nhiệm cho bộ phận quản lý sử dụng nguồn vốn tránh tình trạng gian lận, ăn chặn bỏ túi riêng.
3.4. Tăng cƣờng vai trò của lãnh đạo với CSR tại Vinamilk.
Mai Kiều Liên, một trong 50 doanh nhân nữ quyền lực nhất châu Á theo xếp hạng của tạp chí danh tiếng Mỹ - Forbes năm 201116. Bà chính là chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành của Vinamilk trong hàng chục năm qua. Và hơn ai hết, chính bà là người khởi xướng và cùng đạt được những thành tựu trong CSR với Vinamilk như ngày hôm nay. Mọi hoạt động của công ty suy cho cùng cũng là do sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty. Chính vì thế việc nâng cao nhận thức, quan điểm , cách nhìn nhận CSR cho lãnh đạo các cấp của Vinamilk là vô cùng cần thiết. Vinamilk cần truyền bá sâu rộng hơn nữa tư tưởng, tinh thần tiến bộ về CSR của bà Mai Kiều Liên trong toàn thể công ty. Để tạo ra một cái gọi là văn hóa doanh nghiệp và tinh thần xã hội cho toàn thể CBCNV công ty. Đi đôi với việc nâng cao tinh thần, tư tưởng và trách nhiệm cho công ty thì Vinamilk cũng cần chú
ý các hoạt động nhằm nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực CSR cho các ban lãnh đạo công ty cũng như quản lí các cấp. Quan điểm và tư tưởng nhất quán vủa nhà lãnh đạo cao nhất không thể thực hiện được thành công nếu như những lãnh đạo cấp dưới không thông suốt và thực hành nghiêm chỉnh có đạo đức tinh thần đó.
KẾT LUẬN 1. Kết quả thu đƣợc.
Nghiên cứu đã làm rõ được cơ sở lý luận về CSR bao gồm một số phạm trù, khái niệm, các thành tố về nêu bật được lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp và phương pháp đánh giá. Đồng thời, nghiên cứu đã đưa ra phân tích mang tính khoa học về nguồn lực để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện CSR tới từ 2 hướng chính: nguồn lực bên trong (1) và nguồn lực bên ngoài của doanh nghiệp (2). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhấn mạnh doanh nghiệp cần chủ trương phát triển nguồn lực bên trong vì nó có ý nghĩa quan trọng hơn nhưng mặt khác cũng cần tận dụng cơ hội do các nguồn lực bên ngoài mang lại.
Nghiên cứu thực trạng về việc thực hiện CSR tại Vinamilk đã chỉ ra kết quả khả quan về tình hình thực hiện CSR ở công ty này. CSR mà Vinamilk thực hiện cơ bản đều mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cả xã hội. Qua những phân tích sâu hơn, nghiên cứu đã đưa ra được gói giải pháp cho Vinamilk nhằm nâng cao hoạt động CSR của mình gồm 4 nhóm: nhóm giải pháp mang tính kỹ thuật (1), nhóm giải pháp về con người (2), nhóm giải pháp về tài chính (3) và nâng cao vai trò của lãnh đạo trong việc thực hiện CSR (4).
Cuối cùng, qua những phân tích, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được một nhóm giải pháp từ khung khổ toàn diện gồm “Nhà nước – Xã hội – Doanh nghiệp”. Qua đó, giới doanh nghiệp là thành phần quan trọng nhất trong việc xây dựng và thực hiện các giải pháp phát triển CSR ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà nước và xã hội sẽ tham gia cộng cuộc này với những giải pháp vô cùng thiết thực.
2. Khuyến nghị chính sách.
Đứng trước thực trạng như vậy, Việt Nam cần phải có về một hệ thống các giải pháp hoàn thiện, có tính triệt để nhằm cải thiện tình hình thực hiện CSR. Hơn nữa, qua phân tích ở trường hợp của Vinamilk, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng doanh nghiệp dường như đang quá đơn độc trong việc triển khai CSR. Hơn nữa, như đã trình bày trong trường hợp của Vinamilk, khá nhiều những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thực hiện CSR tới từ phía quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội. Chính vì thế, để thực hiện được mục tiêu này, cần có sự tham gia chung sức của tất cả các bộ phận trong xã hội như nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng. Vì thế, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích và đưa ra khuyến nghị cho việc giải quyết thực trạng này bằng một khung giải pháp gồm 3 nhóm: giải pháp từ phía nhà nƣớc
(1), giải pháp từ phía xã hội (2) và giải pháp từ phía doanh nghiệp (3).
Khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách.
Tăng cường nghiên cứu, ban hành chính sách về CSR và các hoạt động điều tiết. Cụ thể là, xây dựng và thúc đẩy việc nghiên cứu sâu hơn về CSR (1); xây dựng những bộ luật, quy định về CSR (2); nâng cao chất lượng của các quy định mang tính pháp lý bằng RIA (công cụ đánh giá tác động của văn bản luật) (3); thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động điều tiết (4).
Xây dựng và thúc đẩy các dự án, chương trình vể trách nhiệm xã hội (Social Responsibility).
Tăng cường mối liên hệ, hỗ trợ tới các đối tượng liên quan của CSR.
Ngoài những hoạt động trên, để thực hiện tốt cho việc hỗ trợ sự phát triển của CSR, có một điều mà chính phủ nước ta nên làm đó là các hoạt động tiếp xúc, hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng có mối quan hệ hữu cơ với CSR:
Người tiêu dùng: Chính phủ ban hành những chính sách hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Hỗ trợ việc hoạt động của các hiệp hội đại diện cho quyền lợi của người tiêu dùng
Người lao động: Thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi bộ luật Lao động sao cho bám sát với tình hình và sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như sự phát triển của đất nước. Đồng thời có những can thiệp kịp thời, đúng mực để đảm bảo quyền lợi lao động và có chính sách thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động của Công đoàn. Môi trường: Điều chỉnh những bộ luật và chính sách liên quan tới môi trường.
Đồng thời, tăng cường chất lượng các dự án về môi trường.
Doanh nghiệp: Các chính sách cần làm để hỗ trợ doanh nghiệp như: sửa đổi Luật Doanh nghiệp trên cơ sở tiếp thu tiến bộ từ những nghiên cứu về CSR (1); chủ trì việc đánh giá và xây dựng bảng xếp hạng (hoặc danh sách) các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR (2); thực hiện chính sách ưu đãi thuế (miễn, giảm) đối với các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng trên (3); thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư đối với những khoản mục đầu tư vì môi trường, xã hội (4).
Khuyến nghị cho cộng đồng xã hội.
Một cản trở đối với CSR ở Việt Nam đó là nhận thức về nó của người dân còn thấp. Vì thế, giải pháp để phát triển CSR ở phía cộng đồng xã hội tựu chung lại ở một điểm, đó là nâng cao nhận thức, cải thiện thái độ của xã hội đối với CSR. Nhóm nghiên cứu đưa ra các chương trình, kế hoạch trong cộng đồng cần được thực hiện để góp phần vào sự phát triển của CSR ở Việt Nam: cung cấp cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về CSR cho người dân (1); nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo vệ quyền lợi của chính mình (2); lập mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, hiệp hội đại diện quyền lợi cho cộng đồng (3).
Khuyến nghị cho cộng đồng doanh nghiệp:
Mô hình 4 nhóm giải pháp được áp dụng cho Vinamilk cũng là mô hình mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng cho mình. Tuy nghiên, có một điều đáng lưu tâm ở đây là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có sự cân nhắc cho phù hợp với điều kiện của mình và cần có những quan điểm đầu tư trọng điểm cho CSR.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích để đưa ra những khuyến nghị riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam:
Chú trọng vào CSR trong khía cạnh quan hệ lao động: đây là chính sách CSR nội bộ, có lợi ích trực tiếp tới doanh nghiệp. Nguồn lực của doanh nghiệp hạn chế cho nên các doanh nghiệp không nên dàn trải các khoản mục ngân sách cho chính sách CSR của mình. CSR trên khía cạnh người lao động sẽ giúp doanh nghiệp có được lực lượng lao động trung đáng tin cậy, trung thành và sẽ có tác động tích cực tới năng suất lao động.
Hỗ trợ nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp: Công đoàn