với điều kiện hiện nay của Việt Nam
Xây dựng bộ máy thực thi và có năng lực là điều kiện tiên quyết đảm bảo hiệu quả của việc thực thi pháp luật chống bán phá giá. Việc hoàn thiện bộ máy chống bán phá giá cần đặt trong xu thế cải cách bộ máy hành pháp theo hướng tinh giản hợp lý. Hiện nay, trong bộ máy hành pháp đã tồn tại một số Hội đồng có chức năng xử lý các vụ việc về hành vi xâm hại đến thị trường cạnh tranh như Hội đồng cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Các Hội đồng này được thành lập riêng biệt theo quyết định của Chính phủ và các thành viên do những cán bộ quản lý nhà nước kiêm nhiệm. Trong khi đó nhu cầu xử lý các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, các vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh không nhiều nên hoạt động xử lý vụ việc chống bán phá giá, gần như không có bất cứ dấu hiệu vật chất nào cho thấy sự tồn tại của cơ quan này trên thực tế. Vì vậy, tình trạng cá doanh nghiệp trong nước không biết đến vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan thực thi pháp luật dẫn đến lúng túng trong việc sử dụng pháp luật để tự bảo vệ mình.
Bên cạnh đó cần xây dựng chiến lực đào tạo nguồn lực cho các cơ quan thực thi pháp luật chống bán phá giá. Trong điều kiện chưa có kinh nghiệm thực tiễn, công tác đào tạo chắc chắn gặp nhiều khó khăn và cần có sự trợ giúp từ các nước phát triển đã có bề dày áp dụng pháp luật chống bán phá giá. Vấn đề cần giải quyết là nhưng cản trở trong tâm lý quản lý của các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách thương mại quốc tế bởi chiến lực đào tạo này chưa phát huy hiệu quả trong ngắn hạn do khả năng áp dụng pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam chưa cao. Tuy nhiên việc đào tạo cán bộ điều tra và xử lý vụ việc sẽ tạp thế chủ động cho Việt Nam trong dài hạn khi cần áp dụng các biện pháp phòng vệ hợp pháp trong thương mại quốc tế. Trước mắt
cần nhanh chóng củng cố lực lượng điều tra viên và nâng cao năng lực của nguồn nhân lực hiện tại cho Cục Quản lý cạnh tranh. Sau đó, nên sắp xếp lại cơ cấu của Hội đồng xử lý theo nguyên tắc không chỉ dựa trên chức danh quản lý để bổ nhiệm thành viên mà cần thu hút thêm các nhà khoa học từ các Viện nghiên cứu, các trường đại học và Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam.