Trình tự, thủ tục điều tra và xử lý hành vi chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: So sánh pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 43 - 66)

hàng hóa

2.1.2.1. Thủ tục điều tra hành vi chống bán phá giá hàng hóa a) Hoa Kỳ

* Quá trình khởi kiện

Bên nguyên đơn có thể đệ đơn kiện bán phá giá lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế (USITC) với nội dung: Một ngành sản xuất của Mỹ đang phải chịu thiệt hại vật chất hoặc có nguy cơ phải chịu thiệt hại vật chất, hoặc việc thành lập một ngành sản xuất ở Mỹ bị trì hoãn do việc nhập khẩu một hay nhiều loại hàng hóa tại mức giá thấp hơn mức hợp lý (mức LTFV) hoặc do việc Chính phủ của một hay nhiều quốc gia trợ giá cho hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu. Những cơ quan trên cùng nhau đưa ra đánh giá về mức độ bán phá giá và thiệt hại, và nếu cả hai yếu tố trên đều có thì ITC sẽ đưa ra quyết định cuối cùng rằng việc bán phá giá đang diễn ra cũng như áp thuế chống bán phá giá theo mức tính của DOC. DOC là cơ quan duy nhất có thẩm quyền mở hay không mở một cuộc điều tra. Thông thường, DOC và USITC thường xem xét lại đơn kiện trước khi được đệ trình chính thức nhằm giúp nguyên đơn tránh được những sai sót có thể ngăn cản quá trình điều tra. Về mặt hình thức, đơn kiện phải có phần mở đầu và kết luận và được trình bày theo dạng sau:

Mục 1: Thông tin chung

Mục 2: Mô tả hàng hóa nhập khẩu, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu Mục 3: Thông tin về trợ giá và thông tin về giá

Mục 4: Thông tin về tình trạng nguy kịch Mục 5: Thông tin về mức độ thiệt hại

Trong mục 1 cung cấp thông tin về nguyên đơn và ngành nội địa sản xuất sản phẩm tương tự hoặc gần giống với sản phẩm nhập khẩu. Theo qui định, đơn kiện phải nhân danh cả một ngành sản xuất. Để thỏa mãn điều kiện này thì:

- Số lượng nhà sản xuất và công nhân ủng hộ đơn kiện phải đại diện cho tối thiểu 25% tổng sản lượng của ngành đó.

- Số lượng nhà sản xuất và công nhân ủng hộ đơn kiện phải chiếm trên 50% sản lượng mà 25% nói trên tạo ra.

Nếu đơn kiện không có được sự ủng hộ của các nhà sản xuất và công nhân chiếm trên 50% tổng sản lượng của ngành, thì DOC phải trưng cầu ý kiến của cả ngành hoặc dựa vào các thông tin khác để xác định xem liệu đơn kiện đó có đạt được mức ủng hộ như luật định không.

Mục 2 là phần Mô tả hàng hóa nhập khẩu, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Trong phần này, bên nguyên đơn cần đưa ra những định nghĩa chính xác và rõ ràng về hàng nhập khẩu bao gồm đặc tính kỹ thuật, nguyên liệu sản xuất kèm theo catalog sản phẩm. Nhìn chung, định nghĩa này phải đủ rộng để bao quát được toàn bộ vấn đề nhưng cũng phải đủ hẹp để tránh tốn thời gian điều tra. Ngoài ra, bên nguyên đơn phải đưa ra thông tin về nước xuất xứ của hàng nhập khẩu, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, giá trị và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong 3 năm gần nhất.

Mục 3 là Thông tin về trợ giá và thông tin về giá LTFV. Trong phần này, bên nguyên đơn phải đưa ra các thông tin, bằng chứng về sự can thiệp của Chính phủ nước xuất khẩu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ, cũng như mức giá dưới mức hợp lý - LTFV của hàng hóa nhập khẩu. Các thông tin này sẽ chỉ do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) xem xét.

Trong mục 4 là Thông tin về "Tình trạng nguy kịch". "Tình trạng nguy kịch" là điều khoản cho phép áp dụng thuế chống bán phá giá trước

thời hạn hiệu lực trong trường hợp đặc biệt. Bên nguyên đơn có thể yêu cầu áp dụng điều khoản vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày DOC đưa ra phán quyết cuối cùng 20 ngày. Đương nhiên, để điều khoản này được áp dụng, thì bên nguyên đơn phải nhận được phán quyết xử thắng của DOC và

USITC. Việc thi hành điều khoản này sẽ dẫn đến việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu được bán trong khoảng thời gian 90 ngày trước khi mức thuế chống bán phá giá được áp dụng. Điều khoản này được áp dụng nhằm 2 mục đích:

DOC phải đưa ra quyết định liên quan đến việc áp dụng điều khoản

“tình trạng nguy kịch”, và nếu quyết định của DOC là có tồn tại tình trạng đó,

đồng thời USITC cũng xác nhận việc có thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất nội địa, thì USITC phải đưa ra một phán quyết bổ sung để xác định xem liệu có xảy ra tình trạng trốn thuế hay không. Để đưa ra phán quyết này, USITC phải cân nhắc các yếu tố: (1) Thời gian và khối lượng hàng nhập khẩu; (2) Sự tăng nhanh chóng lượng hàng nhập khẩu; (3) Bất kỳ một yếu tố khác cho thấy đang có hành vi trốn thuế chống bán phá giá.

Mục 5 là Thông tin về mức độ thiệt hại, trong phần này, bên nguyên đơn phải cung cấp các dữ liệu chứng minh việc mặt hàng nhập khẩu gây thiệt hại hoặc đe đọa thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa. Nhìn chung, các số liệu này phải tổng kết được tình hình của 3 năm gần nhất bao gồm: (1) Kim ngạch và giá trị hàng nhập khẩu được bán ở mức giá LTFV; (2) Giá bán tại Mỹ của hàng nhập khẩu và giá của sản phẩm tương tự được sản xuất tại Mỹ; (3) Năng suất, doanh số trong nước, doanh số xuất khẩu của sản phẩm tương tự được sản xuất tại Mỹ; (4) Số lao động của Mỹ trong ngành sản xuất sản phẩm tương tự trên; (5) Số liệu về thu nhập và lỗ (doanh số ròng, chi phí sản xuất, lợi nhuận hoặc lỗ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý).

* Quá trình điều tra

Quá trình điều tra vụ kiện chống bán phá giá có thể được chia làm 5 bước, kết thúc mỗi bước là phán quyết của DOC hoặc USITC.

Bước 1: Bắt đầu điều tra.

Bước 3: Giai đoạn điều tra sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) Bước 4: Giai đoạn điều tra chính thức của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) Bước 5: Giai đoạn điều tra chính thức của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC).

Ngoại trừ bước 3, trong các bước còn lại nếu có phán quyết xử thua bên nguyên đơn thì vụ kiện sẽ bị dừng lại.

Thời hạn hoàn thành cho 5 bước trên như sau:

Sơ đồ 2.1: Trình tự các sự kiện trong điều tra chống bán phá giá

(*) có thể được kéo dài trong những trường hợp nhất định.

Nguồn: John Hambrey & David Blandford (2010), “Giới thiệu về luật chống bán phá giá của EU và Mỹ áp dụng cho mặt hàng thủy sản”, Cẩm nang khóa học.

Bên nguyên đơn phải đồng thời đệ đơn kiện lên DOC và USITC. Trong vòng 20 ngày sau khi nhận đơn kiện, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) sẽ xác định tính cần thiết áp dụng thuế chống bán phá giá như đơn kiện yêu cầu. Nếu phán quyết của DOC là cần thiết, thì quá trình điều tra sẽ được tiến hành, nếu ngược lại DOC sẽ bác đơn kiện và quá trình tố tụng chấm dứt. Trong vòng 45 ngày sau khi nhận được đơn kiện, USITC sẽ dựa trên những thông tin sẵn có để xác định xem liệu có dấu hiệu nào cho thấy một ngành sản xuất Mỹ đang

Kiến nghị DOC khởi động điều tra Xác định sơ bộ của ITO Xác định sơ bộ của DOC Xác định cuối cùng của DOC Xác định cuối cùng của ITC 20 ngày sau khi nhận kiến nghị* 45 ngày từ khi nhận kiến nghị* 140 ngày từ khi khởi động điều tra* 75 ngày từ khi có xác định sơ bộ của DOC * 45 ngày từ khi có xác định cuối cùng của DOC

phải chịu thiệt hại hoặc có nguy cơ phải chịu thiệt hại vật chất, hoặc việc thành lập một ngành sản xuất bị ngăn cản do việc nhập khẩu loại hàng hóa nằm trong diện điều tra. Trong giai đoạn điều tra sơ bộ này, USITC phải tiến hành 6 bước:

- Thành lập và lên kế hoạch điều tra sơ bộ. - Bảng câu hỏi.

- Họp báo và tổng kết

- Báo cáo của ban điều tra và bản ghi nhớ - Tổng kết và biểu quyết

- Phán quyết và quan điểm của USITC

Sau khi nhận được đơn kiện, USITC sẽ thành lập một ban điều tra gồm 6 thành viên: 1 điều tra viên, 1 chuyên gia kinh tế, 1 kế toán viên/kiểm toán viên, 1 chuyên gia phân tích sản xuất, một luật sư, và 1 giám sát viên. Ban điều tra sẽ lên kế hoạch điều tra và soạn thảo 1 thông báo cho công luận. Mục đích của bản thông báo này là cung cấp cho công chúng những thông tin liên quan đến nội dung điều tra và lịch trình điều tra. Bên nguyên đơn cũng có thể tham gia vào ban điều tra.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng đơn kiện và các thông tin sẵn có khác, ban điều tra soạn thảo bảng câu hỏi để gửi cho các nhà sản xuất Mỹ, các nhà nhập khẩu Mỹ và các nhà sản xuất nước ngoài nhằm lấy các thông tin cần thiết để đưa ra phán quyết. Bảng câu hỏi sẽ được gửi đi trong vòng 2 đến 4 ngày làm việc sau khi nhận được đơn kiện. Việc trả lời bảng câu hỏi là bắt buộc đối với các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu Mỹ. Nhà sản xuất nước ngoài không nhất thiết phải trả lời bảng câu hỏi, tuy nhiên, việc không trả lời có thể dẫn đến những kết luận không có lợi từ phía USITC.

Trong quá trình soạn thảo, bảng câu hỏi, USITC phải giải quyết một vấn đề mấu chốt, đó là xác định chính xác sản phẩm cần điều tra. Trước khi đưa ra

phán quyết, USITC phải đánh giá mức độ thiệt hại mà một ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Mỹ phải hứng chịu. Luật chống bán phá giá định nghĩa:

Một ngành sản xuất là bao gồm tất cả các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc bao gồm các nhà sản xuất tạo ra một phần sản lượng chủ chốt của sản phẩm trên… Cũng theo luật thì sản phẩm tương tự là sản phẩm giống hệt, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm giống hệt, là sản phẩm có nhiều đặc tính tương đồng với sản phẩm được so sánh nhất… [17].

Việc xác định sản phẩm tương tự được thực hiện dựa trên việc xem xét đơn kiện, thảo luận với các cá nhân trong ngành sản xuất sản phẩm đó, và các phân tích mà USITC có được. Sau khi đã lựa chọn được sản phẩm tương tự cần điều tra, USITC sẽ soạn thảo bảng câu hỏi theo một mẫu đã được điều chỉnh cho phù hợp với vấn đề điều tra và gửi cho các nhà sản xuất Mỹ, nhà nhập khẩu Mỹ và nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nước ngoài (nước xuất khẩu thuộc diện điều tra).

Bảng câu hỏi cho nhà sản xuất Mỹ có 4 phần: Phần 1 đưa ra các câu hỏi về bộ máy và hoạt động của Công ty; có ủng hộ đơn kiện này không? Tại sao? Phần 2 yêu cầu cung cấp các thông tin, dữ liệu trong vòng 3 năm gần nhất về năng suất, sản lượng, lượng hàng dự trữ, lượng hàng bán, lượng hàng nhập khẩu, lượng tiêu thụ nội bộ, số lao động, giờ làm việc, mức lương. Phần 3 liên quan đến các dữ liệu về tài chính trong 3 năm gần nhất bao gồm dữ liệu về tình hình lỗ lãi của sản phẩm được điều tra; dữ liệu về vốn, chi phí nghiên cứu và phát triển, và giá trị tài sản của doanh nghiệp; ngoài ra còn có các câu hỏi về mức độ ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đối với tình hình vốn và đầu tư. Phần 4 yêu cầu nhà sản xuất cung cấp các thông tin liên quan đến mức giá và yêu cầu nhà sản xuất khẳng định việc sụt giảm doanh thu là do ảnh hưởng của loại hàng nhập khẩu đang được điều tra.

Bảng câu hỏi cho nhà nhập khẩu Mỹ gồm 3 phần. Phần 1 tương tự như bảng câu hỏi cho nhà sản xuất. Phần 2 yêu cầu các dữ liệu trong vòng 3 năm gần nhất về việc nhập khẩu mặt hàng được điều tra; kim ngạch và giá trị hàng bán, tiêu thụ nội bộ, chuyển nhượng hàng nhập khẩu nói trên; và lượng hàng nhập khẩu dự trữ trong kho. Phần 3 yêu cầu cung cấp mức giá bán hàng nhập khẩu và các thông tin liên quan đến mức giá.

Bảng câu hỏi cho nhà sản xuất nước ngoài cũng gồm 3 phần. Hai phần đầu bao gồm các câu hỏi tổng quát về hoạt động của nhà sản xuất tại nước đang được điều tra (nước xuất khẩu) và tại Mỹ. Phần 3 yêu cầu các thông tin trong 3 năm gần nhất về năng suất, sản lượng, lượng hàng bán trong nước, lượng xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường khác và lượng dự trữ mặt hàng trên.

Sau khoảng 3 tuần điều tra sơ bộ, USITC sẽ tổ chức một cuộc họp báo. Điều hành buổi họp báo là giám đốc điều tra của USITC; ban điều tra cùng tham dự. Các bên ủng hộ hay phản đối vụ kiện đều có một tiếng đồng hồ để đưa ra các luận điểm và bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình. Các bên diễn thuyết phải đảm bảo tính chính xác của các thông tin đưa ra. Các quan chức đứng đầu và ban điều tra có thể đặt câu hỏi cho các nhân chứng, nhưng việc chất vấn giữa hai bên ủng hộ và phản đối là không được phép. Sau khi hai bên kết thúc bài thuyết trình, mỗi bên cũng có 10 phút để bác bỏ luận điểm của bên còn lại và đưa ra kết luận. Toàn bộ nội dung buổi họp báo được lập thành biên bản.

USITC khuyến khích các bên nộp bản tổng kết sau họp báo. Trong bản tổng kết này, các bên có thể đưa ra các thông tin và luận điểm thích hợp với vấn đề điều tra. Bảng tổng kết được giới hạn về độ dài là 50 trang và phải được trình lên USITC trong vòng 3 ngày làm việc sau buổi họp báo.

Báo cáo của ban điều tra là một văn bản khách quan do điều tra viên, chuyên gia phân tích sản xuất, kế toán viên / kiểm toán viên, và chuyên gia

kinh tế soạn thảo dưới sự chỉ đạo của giám sát viên. Bản báo cáo bao gồm 1 bài thuyết trình và phân tích về tất cả các số liệu thống kê và các thông tin khác thu thập được từ bảng câu hỏi, tài liệu, nghiên cứu thực địa… Bản báo cáo không đưa ra bất kỳ đề xuất nào liên quan đến phán quyết của USITC.

Sau khi giám sát viên xem xét kỹ, bản báo cáo sẽ được chuyển tới USITC sau khoảng 5 tuần điều tra sơ bộ. Vào ngày làm việc tiếp theo, hội đồng cố vấn sẽ chuyển cho USITC bản ghi nhớ do thành viên luật sư của ban điều tra soạn thảo. Bản ghi nhớ nêu ra các vấn đề pháp lý liên quan đến cuộc điều tra, tóm tắt luận điểm của hai bên ủng hộ và phản đối, đồng thời cũng đưa ra đề xuất về mặt pháp lý.

Khoảng 4 ngày làm việc sau khi nhận được bản báo cáo của ban điều tra, USITC sẽ tổ chức một buổi họp nhằm tổng kết giai đoạn điều tra và biểu quyết. Trong buổi họp, đại diện của USITC có thể chất vấn ban điều tra về các vấn đề liên quan đến cuộc điều tra trước khi thông qua bản báo cáo. Tiếp sau đó, từng đại diện của USITC sẽ tuyên bố quan điểm của cá nhân và biểu quyết việc có hay không thiệt hại vật chất đối với một ngành sản xuất Mỹ do hành vi bán phá giá gây ra. ý kiến biểu quyết sẽ quyết định đến phán quyết của USITC. Chỉ cần số biểu quyết ủng hộ chiếm một nửa, thì phán quyết của USITC sẽ là: Có.

Theo qui định pháp luật, USITC phải đệ trình phán quyết của giai đoạn điều tra sơ bộ lên Ban thư ký của DOC trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận đơn kiện. Tiếp sau đó, USITC có 5 ngày để trình bày quan điểm bằng văn bản lên DOC. Trong cùng thời gian này, ban điều tra cũng phải đệ trình lên DOC

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: So sánh pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 43 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)