Các biện pháp chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: So sánh pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 26 - 28)

Đặc điểm của pháp luật chống bán phá giá:

Là những quy định của pháp luật nhằm chống lại các hành vi bán phá giá, pháp luật chống bán phá giá hàng hóa phải dựa trên các căn cứ khoa học pháp lý rõ ràng khi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá vào một mặt hàng nào đó, chống bán phá giá phải phù hợp với các quy tắc và thông lệ quốc tế, pháp luật chống bán phá giá phải vừa mang tính răn đe và thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế lành mạnh, đồng thời phải thúc đẩy sản xuất trong nước

Ý nghĩa và vai trò của pháp luật chống bán phá giá hàng hóa: Có thể thấy pháp luật chống bán phá giá có ý nghĩa kinh tế, xã hội to lớn đối với đất nước trong thời kỳ hội nhập. Việc thực hiện các biện pháp chống bán phá giá cho thấy sự quan tâm của nhà nước đối với các thành phần kinh doanh cũng như nhu cầu việc làm của người lao động , chống bán phá giá là biện pháp tự vệ hữu hiệu đối với các nước có nền sản xuất nhỏ và kinh tế chưa phát triển. Pháp luật chống bán phá giá còn tạo ra cơ hội kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành sản xuất của một nước cá thể bị triệt tiêu ngay trên sân nhà của mình khi việc bán phá giá xảy ra thường xuyên và không có biện pháp ngăn chặn.

ngành sản xuất cũng như bảo vệ giá thành của các sản phẩm tránh sự định giá thiếu căn cứ thống nhất. Một hệ thống pháp luật chống bán phá giá chặt chẽ và cụ thể sẽ giúp cho quốc gia không còn gặp nhiều khó khăn khi đững trước các vụ kiện bán phá giá.

Có thế thấy khung khổ luật pháp quốc tế , cơ chế giải quyết các tranh chấp có liên quan đến vấn đề chống bán phá giá giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là các Hiệp định Anti-Dumping, hiệp định DSU về giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong khuôn khổ WTO. Vấn đề chống bán phá giá tuy đã được

Hiệp hội các quốc gia (League of Nations) nghiên cứu ngay từ năm 1922, nhưng chỉ đến năm 1947, với sự thành lập của tổ chức GATT (General

Agreement of Tariffs and Trade – Hiệp ước chung về thuế quan và thương

mại), mới được đặt dưới sự chi phối của luật quốc tế, qua Điều VI của Hiệp ước này. Lúc ấy đề tài này chưa được tranh cãi nhiều và chỉ về sau, khi các luồng thương mại phát triển ngày càng nhanh, sự cạnh tranh đương nhiên ráo riết hơn, và các nước thành viên của GATT cũng đông hơn, mới thành một mối quan tâm chính, ngày càng lớn qua các vòng thương thảo tiếp nối nhau. Khi vòng Kennedy Round chấm dứt năm 1967 thì những qui tắc về chống bán phá giá trong Điều VI của GATT được triển

khai thành cả một hiệp ước riêng: Agreement on the Implementation of

Article VI , thường gọi tắt là Anti-dumping Code, hay Bộ luật AD. Ngoài việc

chống phá giá, Điều VI còn qui định các biện pháp chống tài trợ

(countervailing) đối với các hàng nhập khẩu được tài trợ tại nơi sản xuất. Vấn đề này cũng được triển khai thành một hiệp ước riêng : Agreement on

the interpretation and application of Articles VI, XVI and XXIII, thường gọi

tắt là Subsidies Code, hay Bộ luật về tài trợ[20]. Hai bộ luật này tiếp tục

được bổ sung trong các vòng thương thảo Tokyo Round và Uruguay

Implementation of Article VI of GATT 1994, gọi tắt là Anti-dumping/AD Agreement, và bộ luật về tài trợ là Agreement on Subsidies and Countervailing Measures, gọi tắt là SCM Agreement. Ngoài ra, Điều XIX của

GATT cũng được triển khai thành một hiệp ước mới về các biện pháp bảo

vệ ( Agreement on Safeguards, gọi tắt là SG Agreement) cho phép một

nước nhập khẩu đánh thuế đặc biệt vào một mặt hàng khi số lượng nhập

khẩu tăng vọt, gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn hại trầm trọng (material

injury) cho ngành sản xuất nội địa liên can.

Trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới WTO, kế thừa GATT sau vòng Uruguay, ba hiệp ước AD, SCM và SG còn được gọi là ba cột trụ

của hệ thống các biện pháp “cứu chữa” (trade remedies) hay “phòng vệ” (trade defences), áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập

của hàng hoá nước khác. Đa số các vụ tranh chấp trước GATT và WTO xoay quanh ba hiệp ước này, và nếu trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ tìm hiểu về vấn đề chống dumping, cũng không nên quên là hai vấn đề liên kết kia cũng rất hay gặp phải trong các quan hệ ngoại thương [20].

Qua cơ chế giải quyết các vụ việc chống bán phá giá của Hoa Kỳ và Việt Nam thì những biện pháp chống bán phá giá được thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: So sánh pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)