Lợi thế của Công ty Tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam (Trang 63 - 66)

Công ty Tài chính ra đời là một tất yếu của nền kinh tế thị trường. Thực tiễn tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, Công ty Tài chính đã đóng góp vai trò quan trọng giúp phát huy vai trò chủ đạo của các Tập đoàn kinh tế mũi nhọn. Sự ra đời của các Công ty Tài chính góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phát huy sức mạnh của Tập đoàn trên thị trường trong và ngoài nước.

Tái cấu trúc Công ty Tài chính gắn với yêu cầu phải thoái vốn khỏi các lĩnh vực đầu tư nhạy cảm như ngân hàng, chứng

khoán. Theo đó, Công ty Tài chính phải co lại hoạt động theo đúng chức năng, tiêu chí chứ không chồng chéo như hiện nay; hoặc phải sáp nhập, hoặc giải thể nếu cảm thấy có thể gây rủi ro cho nền kinh tế. Ngoài ra, Công ty Tài chính cũng có thể hợp nhất với một Ngân hàng Thương mại và chuyển sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại.

Công ty Tài chính thuộc các tập đoàn kinh tế có lợi thế cạnh tranh so với các Ngân hàng Thương mại trong hoạt động tín dụng ở ngành, lĩnh vực thuộc Tập đoàn do nắm bắt được thông tin, cũng như am hiểu về chuyên môn.

Lợi ích của Công ty Tài chính mang lại cho các Tập đoàn kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các Tập đoàn lớn thường có ít nhất một Công ty Tài chính làm công cụ để Tập đoàn điều tiết và sử dụng vốn một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.

Trong phạm vi nội bộ Tập đoàn hoặc nhóm công ty có quan hệ lợi ích gắn bó, Công ty Tài chính có thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư. Với tính nội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ, Công ty Tài chính có thể kiểm soát rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ Tập đoàn.

Thường các Công ty Tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ở mức độ thấp hơn so với Ngân hàng Thương mại. Theo cam kết WTO, chỉ Ngân hàng Thương mại và Công ty Tài chính nước ngoài mới được thành lập Công ty Tài chính liên doanh và Công ty Tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các Công ty Tài chính Việt Nam đang tồn tại một số khó khăn hạn chế sau:

- Thứ nhất: Việc xây dựng pháp luật về Công ty Tài chính

còn dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm của các nước trên thế giới vốn có sự khác biệt không nhỏ về kinh tế xã hội so với nước ta. Mặt khác, thời gian tồn tại và hoạt động của Công ty Tài chính chưa dài, chưa đủ để các nhà làm luật tổng kết, đánh giá một cách kịp thời nên pháp luật về Công ty Tài chính còn chưa đồng bộ. Phần lớn các văn bản mới chỉ dừng lại ở Nghị định, Thông tư… hiệu lực văn bản không cao, dẫn đến khó khăn trong giải quyết các mâu thuẫn có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty Tài chính.

- Thứ hai: Thị trường hoạt động của Công ty Tài chính nhỏ

bé, hạn hẹp, hiệu quả chưa xứng với tiềm năng của định chế tài chính này.

Hiện nay các Công ty Tài chính đều tập trung ở các thành phố lớn, chủ yếu là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Mạng lưới hoạt động chưa rộng rãi. Phạm vi hoạt động chủ yếu bó hẹp trong việc cung ứng vốn cho các dự án của các thành viên trong tổng công ty. Việc mở rộng phạm vi kinh doanh, cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp bên ngoài chưa được chú trọng. Kết quả trong công tác huy động còn hạn chế, nguồn vốn chủ yếu được huy động từ nội bộ tổng công ty do vậy rủi ro trong hoạt động càng lớn.

- Thứ ba: là một định chế tài chính khá mới mẻ trên thị tr-

ường tài chính tiền tệ Việt Nam, Công ty Tài chính chưa được xã hội biết đến rộng rãi. Không chỉ người dân mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa – những khách hàng chính của các Công ty Tài chính trên thế giới vẫn còn rất lạ lẫm với khái niệm và các hoạt động của

Công ty tài chính ở Việt Nam [28].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam (Trang 63 - 66)