Cơ sở pháp lý thành lập và hoạt động Công ty Tài chín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam (Trang 31 - 32)

Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính được Hội đồng nhà nước thông qua ngày 23/05/1990 đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời và hoạt động của Công ty Tài chính ở Việt Nam. Khoản 4 điều 1 pháp lệnh quy định:

Công ty Tài chính" là công ty quốc doanh hoặc cổ phần, hoạt động chủ yếu là cho vay để mua, bán hàng hoá, dịch vụ bằng nguồn vốn của mình hoặc vay của dân cư” [8, Điều 1]; Khoản 1 Điều 20 quy định:

Công ty Tài chính hoạt động bằng nguồn vốn của mình hoặc vay của dân cư bằng phát hành tín phiếu; không được nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư và không sử dụng vốn vay của dân cư làm phương tiện thanh toán chức tín dụng phi ngân hàng [8, Điều 20, Khoản 1]. Tại Khoản 3 điều 20 quy định:

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm Công ty Tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác [26, tr. 46].

Đối với các Công ty Tài chính thuộc Tổng công ty, việc ra đời còn dựa trên quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 30/04/1995. Tại khoản 3

Formatted: Line spacing: Multiple 1.42 li

Formatted: Font: Not Italic

Formatted: Indent: Left: 0.79", Line spacing: Multiple 1.42 li

Formatted: Condensed by 0.3 pt Formatted: Line spacing: Multiple 1.42 li

Điều 43 Luật doanh nghiệp Nhà nước quy định: “ Tùy theo quy mô và vị trí quan trọng, Tổng công ty Nhà nước có hoặc không có Công ty Tài chính là doanh nghiệp thành viên” [21, Điều 43].

Để thực thi các quy định của các luật trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/CP ngày 27/06/1995 ban hành điều lệ mẫu của Tổng công ty Nhà nước, trong đó nêu rõ: Tính pháp lý của Công ty Tài chính trong Tổng công ty là doanh nghiệp thành viên, hạch toán độc lập, hoạt động theo pháp luật và hướng dẫn của Thống độc Ngân hàng Nhà nước. Phạm vi hoạt động của Công ty Tài chính trong Tổng công ty: Huy động vốn để đầu tư dự án, cho vay phục vụ nhu cầu đối với Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Các hình thức huy động vốn của Công ty Tài chính trong Tổng công ty bao gồm vay ưu đãi của Chính phủ, vay thương mại của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, phát hành các giấy tờ và chứng từ có giá theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước; huy động vốn nhàn rỗi của công nhân viên trong nội bộ Tổng công ty và các hình thức khác theo điều lệ công ty do Tổng công ty ban hành và quy chế hoạt động của Công ty Tài chính do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính trong các tổng công ty Nhà nước [1].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam (Trang 31 - 32)