Quy định về tổ chức, quản trị, điều hành và kiểm soát của

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam (Trang 44)

toán, chi trả vượt qua được khó khăn tài chính đó, bảo vệ sự an toàn cho Công ty Tài chính và cho cả hệ thống tín dụng. Trong một thời gian cho phép (thường khoảng 2 năm) các Công ty Tài chính cùng sự giúp đỡ của Ngân hàng Nhà nước sẽ đề ra các biện pháp cần thiết để khắc phục khó khăn, khôi phục hoạt động bình thường. Trong trường hợp xấu nhất, khi mọi biện pháp khắc phục đều không hiệu quả thì Công ty Tài chính sẽ bị toà án mở thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản theo Luật phá sản, chấm dứt sự tồn tại của công ty.

Từ thực tế trên chúng ta có thể thấy, các cơ sở pháp lý để Công ty Tài chính thành lập và hoạt động đã có từ những năm 1990, được bổ sung quy định đã cụ thể và rõ ràng trong Nghị định số 79/2002/NĐ- CP, song cho tới nay số lượng và hiệu quả hoạt động của các Công ty Tài chính còn mờ nhạt chưa phát huy được hiệu quả vai trò của mình trong nền kinh tế. Trong một thị trường tiềm năng, có tốc độ phát triển kinh tế lớn thứ hai thế giới và tỷ lệ người dân tiếp xúc với các dịch vụ tài chính ngân hàng còn thấp (khoảng dưới 10%) như nước ta, đòi hỏi cần phải có đa dạng hơn nữa các loại hình Công ty Tài chính, từ đó mới đáp ứng tốt hơn được các nhu cầu về vốn và nhất là khai thác được lĩnh vực tài chính tiêu dùng hiện còn bị bỏ ngỏ trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.

2.2.2. Quy định về tổ chức, quản trị, điều hành và kiểm soát của Công ty Tài chính Công ty Tài chính

2.2.2.1. Tổ chức của Công ty Tài chính

Tuỳ thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, loại hình tổ chức hoạt động mà pháp luật quy định cơ cấu tổ chức của các Công ty Tài chính. Đối với những Công ty Tài chính có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng thì cơ cấu tổ chức bao gồm hội sở chính và đơn vị trực thuộc. Trong đó hội sở chính là cơ

quan quản lý và chỉ đạo hoạt động của toàn hệ thống, đồng thời trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. Các đơn vị trực thuộc là các sở giao dịch, các chi nhánh, văn phòng đại diện được lập ở những nơi có nhu cầu hoạt động kể cả ở nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Bộ máy giúp việc tại hội sở chính, chi nhánh của Công ty Tài chính bao gồm: Văn phòng, các phòng (ban) chuyên môn, nghiệp vụ và các phòng giao dịch. Công ty Tài chính được thành lập công ty trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập để hoạt động dịch vụ tài chính, tiền tệ, môi giới, bảo hiểm, chứng khoán và tư vấn theo quy định của pháp luật.

Tại Quyết định số 24/2003/QĐ- NHNN ngày 7/01/2003 Ban hành quy định về việc mở và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty Tài chính gồm nhiều nội dung, trong đó có các điều kiện về thời gian hoạt động tối thiểu là 2 năm kể từ ngày đi vào hoạt động và điều kiện về hoạt động kinh doanh có lãi là trong 2 năm gần nhất [12, Điều 4]. Những điều kiện này đối với các công ty mới hthành lập và đi vào hoạt động trong thời gian ngắn là rất khó. Do vậy, Quyết định số 01/2008/QĐ-NHNN ngày 09/01/2008 quy định về việc mở và và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng đã rút ngắn điều kiện về thời gian hoạt động của Công ty Tài chính mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện là 01 năm. Riêng đối với Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở nước ngoài thì Công ty Tài chính phải đáp ứng điều kiện có thời gian hoạt động tối thiếu là 03 năm. [17, Điều 4, Điều 11].

2.2.2.2. Quản trị, điều hành và kiểm soát Công ty Tài chính

Song song với bộ máy, cơ cấu tổ chức, việc quản trị, điều hành, kiểm soát của các Công ty Tài chính cũng được quy định cụ thể và chặt chẽ tại Nghị định số 79/2002/NĐ-CP; Thông tư số 06/2002/TT-NHNN và chịu sự

chi phối của các luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư… Theo đó, Công ty Tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc).

- Trong Công ty Tài chính, Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất, gồm tối thiểu là 3 thành viên và không quá 11 thành viên có chức năng quản trị công ty theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. Các thành viên của Hội đồng quản trị phải là những người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết về hoạt động ngân hàng-tài chính.

- Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của công ty, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán và hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của công ty. Ban kiểm soát có số thành viên tối hiểu là 3 người, phải là những người có bằng đại học về tài chính, có đạo đức nghề nghiệp.

- Tổng Giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. Tổng Giám đốc (Giám đốc) phải có trình độ đại học trở lên về chuyên nghành kinh tế, ngân hàng- tài chính, ít nhất có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng- tài chính, có năng lực điều hành và phải cư trú ở Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

Hiện nay, vì các Công ty Tài chính đã được thành lập ở Việt Nam đều có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty, và tuỳ thuộc quy mô hoạt động mà cơ cấu các bộ phận này ở các công ty là khác nhau. Có thể nói, pháp luật quy định về việc phân công các bộ phận lãnh đạo, quản lý Công ty Tài chính khá cụ thể, rõ ràng. Tương tự các tổ chức tín dụng khác, các công ty này đều nằm dưới sự quản lý điều hành của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Ban Kiểm soát. Mỗi bộ phận có các chức năng, nhiệm vụ riêng, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho các phòng, ban thực hiện tốt công việc của mình. Ngoài những

quy định cụ thể về các tiêu chuẩn của mỗi thành viên, pháp luật còn có những quy định chung, cấm một số đối tượng không được là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

- Thứ nhất: Người điều hành, quản lý Công ty Tài chính phải là những

người có năng lực, trình độ, có khả năng theo dõi hoạt động của công ty, có như thế họ mới có thể đảm nhiệm tốt vai trò của mình. Chính vì thế pháp luật quy định người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang bị kết án về các tội phạm an ninh quốc gia, các tội nghiêm trọng xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu của công dân; các tội nghiêm trọng về kinh tế…không được tham gia quản lý, điều hành Công ty Tài chính. Đó là vì họ là những người không đủ tiêu chuẩn về đạo đức, uy tín, trình độ, không có khả năng điều hành và quản lý công ty. Nếu họ tham gia quản lý cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động, tới hình ảnh công ty. Thậm chí có thể do không đủ năng lực hành vi, hoặc động cơ đạo đức không tốt họ sẽ có những hành động không thể lường trước gây hậu quả không tốt tới toàn bộ hệ thống tín dụng.

- Thứ hai: pháp luật còn quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị không

được đồng thời là Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) Công ty Tài chính. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được phép tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành Tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của Công ty Tài chính. Các thành viên Ban Kiểm soát không được đồng thời là người điều hành, nhân viên tại Công ty Tài chính; Trưởng Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban Kiểm soát, người điều hành tổ chức tín dụng khác. Tổng Giám đốc (Giám đốc) không được đồng thời là người điều hành hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đó là công ty con của Công ty Tài chính. Những

đối tượng này là những người quản lý do vậy hơn bất cứ một nhân viên nào khác trong công ty họ phải là những người trung thành với các quyền lợi của Công ty Tài chính, không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Công ty Tài chính, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để thu lợi cá nhân hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác làm tổn hại tới lợi ích của Công ty Tài chính. Chính vì vậy các quy định này là hết sức phù hợp nhằm ngăn chặn các quyết định thiếu khách quan, hạn chế sự thao túng quyền lực vào tay một người, khống chế hoạt động của Công ty Tài chính.

Trên thực tế các quy định cấm bổ nhiệm đối với các đối tượng này rất hợp lý nên được thực hiện khá triệt để. Tuy nhiên các quy định về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành Công ty Tài chính còn có điểm thiếu hợp lý như tại khoản 12 điều 3 Quyết định số 516/2003/QĐ- NHNN ngày 26/5/2003 Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,

Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định “bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (giám đốc) không được bầu vào Hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc (Giám đốc)” [13, Điều 3]. Quy định này

thiếu tính khách quan, mang tính quy chụp. Điều quan trọng của một thành viên ban điều hành, lãnh đạo công ty là khả năng, đạo đức của chính bản thân họ. Nếu vì có người thân đã tham gia quản lý công ty mà những tài năng không được trọng dụng là rất lãng phí chất xám của xã hội.

2.2.3. Quy định pháp luật về hoạt động của Công ty Tài chính 2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn 2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn 2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn

Vốn là yếu tố quan trọng, do vậy, việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau là rất cần thiết cho sự ổn định và phát triển của công ty.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Công ty Tài chính không được nhận tiền gửi cá nhân và cung ứng các dịch vụ

thanh toán qua tài khoản khách hàng [25, Điều 4].

Vốn kinh doanh của các Công ty Tài chính chủ yếu là từ nguồn huy động. Vì thế nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng trong các nghiệp vụ kinh doanh của các Công ty Tài chính. Theo Nghị định số 79/2002/NĐ-CP thì Công ty Tài chính được huy động vốn dưới các hình thức: Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng và tiếp nhận vốn uỷ thác [2, Điều 17].

Huy động vốn bằng nhận tiền gửi

Nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn dễ dàng, nhanh chóng, đơn giản, tiện lợi, thường xuyên, tốn ít chi phí. H oạt động này đem lại cho Công ty Tài chính một nguồn vốn khổng lồ để cấp tín dụng, đầu tư… Thông qua nhận tiền gửi, các Công ty Tài chính được nhiều khách hàng biết đến, từ đó mở rộng được các hoạt động kinh doanh, nắm bắt được những thông tin, tư liệu về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với Công ty Tài chính, tạo điều kiện cho Công ty Tài chính có căn cứ xác định mức vốn cho vay đối với khách hàng đó.

Theo khoản 9, Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 1997 “tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tiền tại các Tổ chức Tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[22, Điều 20]. Tuy nhiên Công ty Tài chính chỉ được phép nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên. Điều này đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của các Công ty Tài chính. Do các khoản tiền gửi trung và dài hạn là các khoản vốn nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân nên nó mang tính ổn định cao. Thời gian gửi dài giúp các Công ty Tài chính có thời gian thu xếp sử dụng vốn huy động đạt hiểu quả, đảm bảo khả năng chi trả.

Trên thực tế hiện nay, các Công ty Tài chính ở Việt Nam phần lớn đều hoạt động để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của chính Tổng công

ty mình trực thuộc. Do vậy việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi chủ yếu là nhận tiền gửi có kỳ hạn của tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty, các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế kỹ thuật mà tổng công ty kinh doanh và công nhân viên trong tổng công ty. Do chỉ đơn thuần hoạt động với nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn tài chính tiền tệ thuộc “ngành dọc”, việc mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính cho các tổ chức cá nhân khác còn rất hạn chế. Đó là lý do các tổ chức kinh tế và dân cư vẫn chỉ nghĩ tới các ngân hàng trong giao dịch tài chính, khiến cho các Công ty Tài chính khó có khả năng mở rộng việc huy động vốn từ các nguồn này.

Huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác

Theo quy định của Nghị định số 79/2002/NĐ- CP ngoài huy động vốn bằng nhận tiền gửi Công ty Tài chính có thể huy động vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá như phát hành tín phiếu, trái phiếu công trình trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật [2, Điều 17]. Không phải tổ chức tín dụng nào cũng được phép huy động vốn dưới hình thức này. Công ty Tài chính muốn được phát hành các giấy tờ có giá phải đáp ứng các điều kiện về tình hình tài chính, tuân thủ các quy định về hạn chế để bảo đảm trong hoạt động và các thủ tục phát hành khác. Công ty tài chính được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức khi đáp ứng đầy đủ các điều được quy định tại Điều 6 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP:

- Đáp ứng được các điều kiện chung để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng (Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp; Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép; Đối với các hoạt động ngân hàng có

liên quan đến hoạt động ngoại hối, công ty tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.

- Thời gian hoạt động tối thiểu, kết quả hoạt động, kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước quy định.

- Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải được Đại hội đồng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam (Trang 44)