Quy định về chế độ tài chính, hạch toán và báo cáo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam (Trang 60)

2.2.4.1. Chế độ tài chính

Chế độ tài chính của Công ty Tài chính bao gồm những vấn đề về vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn huy động và các loại quỹ.

Vốn pháp định

Vốn là vấn đề trung tâm, mấu chốt của hầu hết các doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động kinh doanh. Vì phải có vốn thì Doanh nghiệp mới có thể trang trải các chi phí liên quan. Theo khoản 7 Điều 3 Luật doanh nghiệp 2005:

“vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp” [24, Điều 3]. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội

và chính sách tài chính từng giai đoạn phát triển mà Nhà nước quy định mức vốn pháp định cho từng loại hình Tổ chức tín dụng.

Những năm gần đây khi nước ta ngày càng hội nhập sâu và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, nên sự vận hành và các chính sách tài chính cũng cần có sự thay đổi phù hợp hơn. Các quy định pháp luật đã thông thoáng hơn đối với các định chế tài chính nước ngoài nhằm tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các Công ty Tài chính trong nước và Công ty Tài chính có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút và tận dụng tối đa các nguồn vốn đầu tư. Ngày 22/11/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP thay thế Nghị định số 82/1998/NĐ-CP theo đó Công ty Tài chính quy định mức vốn pháp định chung đối với tất cả các loại hình Công ty Tài chính là 300 tỷ VND (áp dụng

cho đến năm 2008) và là 500 tỷ (áp dụng cho tới năm 2010). Mức vốn pháp định này là phù hợp với mức độ tăng trưởng kinh tế của nước ta hiện nay và trong một vài năm tới.

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do tất cả các thành viên góp vào và được ghi vào điều lệ, phần vốn góp của các thành viên có thể dưới hình thức tiền hoặc hiện vật. Tuỳ từng loại hình Công ty Tài chính mà số vốn này được hình thành từ các nguồn tương ứng, với các quy định cụ thể về loại tiền góp. Đối với Công ty Tài chính cổ phần, vốn điều lệ được hình thành từ việc phát hành cổ phiếu. Với công ty liên doanh vốn điều lệ bao gồm vốn của các bên góp theo tỷ lệ thoả thuận và được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (nhưng phần vốn góp của bên nước ngoài không được vượt quá 49% vốn điều lệ của công ty). Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, Công ty Tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định quy định là 300 tỷ VND (chậm nhất vào ngày 31/12/2008) và là 500 tỷ VND (chậm nhất vào ngày 31/12/2010).

Thực tế cho thấy các Công ty Tài chính đang tăng dần mức vốn của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh. Sự gia tăng này đồng nghĩa với sự lớn mạnh của các Công ty Tài chính và vai trò của định chế tài chính này đang từng bước được nâng cao trong nền kinh tế Việt Nam.

Vốn huy động

Ngoài số vốn chủ sở hữu Công ty Tài chính được phép tiến hành huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước dưới các hình thức như: nhận tiền gửi có kì hạn trên một năm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác, Công ty Tài chính cũng được tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác, được vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước…Theo các quy định hiện nay các Công ty Tài chính không được

nhận tiền không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm, điều này làm hạn chế các hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng mà Công ty Tài chính được phép thực hiện, đó là không được tiến hành các dịch vụ thanh toán.

Vốn đi vay

Do chưa được phép hoạt động ngoại hối, nên nguồn vốn đi vay của Công ty Tài chính là bằng VNĐ từ các Ngân hàng thương mại.

Vốn ủy thác đầu tư:

Vốn ủy thác đầu tư là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của các Công ty Tài chính trong Tổng công ty, bao gồm vốn ủy thác của Tổng công ty, của Chính Phủ và các tổ chức nước ngoài.

Các quỹ

Nhằm đảm bảo cho hoạt động của Công ty Tài chính được hoạt động an toàn và phát triển vững mạnh, đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng, hàng năm các Công ty Tài chính phải trích từ lợi nhuận sau thuế và duy trì các quỹ sau: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5% lợi nhuận sau thuế), quỹ dự phòng rủi ro và các quỹ khác theo quy định của pháp luật. Công ty Tài chính không được sử dụng các loại quỹ này để trả lợi tức hoặc phân phối cho các chủ sở hữu, cổ đông dưới bất kỳ hình thức nào (trừ trường hợp công ty thanh lý, giải thể). Nhìn chung hiện nay các quỹ này trong các Công ty Tài chính là không nhiều vì lợi nhuận của các công ty hiện nay là chưa cao.

2.2.4.2. Hạch toán và báo cáo

Hạch toán của Công ty Tài chính thuộc phạm trù các hoạt động chuyên môn về kế toán, thống kê. Tại Điều 86 Luật Các tổ chức tín dụng 1997 thì Công ty Tài chính phải thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê [22, Điều 86]. Kết quả các hoạt động hạch toán này cần được báo cáo sau một năm tài chính và chỉ được công nhận khi đã được kiểm toán nhà nước kiểm tra, xác nhận.

Các Công ty Tài chính phải thực hiện báo cáo tài chính định kỳ về các hoạt động nghiệp vụ theo quy định của Thống đốc ngân hàng nhà nước. Ngoài các báo cáo định kỳ trong một số trường hợp Công ty Tài chính còn phải thực hiện chế độ báo cáo đột xuất, ví dụ như khi có diễn biến không bình thường trong hoạt động nghiệp vụ mà Công ty Tài chính xét thấy nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kinh doanh của mình, hay khi có thay đổi lớn về tổ chức trong công ty.

Đây là các quy định vô cùng đúng đắn và rất cần thiết, là công cụ giúp nhà nước kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của Công ty Tài chính. Từ đó có các quyết định và chính sách phù hợp, đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng. Công ty Tài chính là một định chế tài chính hoạt động khá mạnh mẽ và năng động trên thị trường tài chính thế giới, song ở Việt Nam lại rất hạn chế. Khuôn khổ pháp lý hiện có đã tạo điều kiện cho các Công ty Tài chính chủ động trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong xã hội. Có thể nhận xét, việc hình thành và phát triển loại hình Công ty Tài chính tại Việt Nam là một chủ trương đúng, phù hợp với nhu cầu thị trường tài chính tín dụng ở nước ta.

2.3. Vấn đề áp dụng pháp luật của cácThực trạng về hoạt động của

Công ty Tài chính ở Việt Nam

2.3.1.Lợi thế của Công ty Tài chính

Công ty Tài chính ra đời là một tất yếu của nền kinh tế thị trường. Thực tiễn tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, Công ty Tài chính đã đóng góp vai trò quan trọng giúp phát huy vai trò chủ đạo của các Tập đoàn kinh tế mũi nhọn. Sự ra đời của các Công ty Tài chính góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phát huy sức mạnh của Tập đoàn trên thị trường trong và ngoài nước.

Tái cấu trúc Công ty Tài chính gắn với yêu cầu phải thoái vốn khỏi các lĩnh vực đầu tư nhạy cảm như ngân hàng, chứng

khoán. Theo đó, Công ty Tài chính phải co lại hoạt động theo đúng chức năng, tiêu chí chứ không chồng chéo như hiện nay; hoặc phải sáp nhập, hoặc giải thể nếu cảm thấy có thể gây rủi ro cho nền kinh tế. Ngoài ra, Công ty Tài chính cũng có thể hợp nhất với một Ngân hàng Thương mại và chuyển sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại.

Công ty Tài chính thuộc các tập đoàn kinh tế có lợi thế cạnh tranh so với các Ngân hàng Thương mại trong hoạt động tín dụng ở ngành, lĩnh vực thuộc Tập đoàn do nắm bắt được thông tin, cũng như am hiểu về chuyên môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi ích của Công ty Tài chính mang lại cho các Tập đoàn kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các Tập đoàn lớn thường có ít nhất một Công ty Tài chính làm công cụ để Tập đoàn điều tiết và sử dụng vốn một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.

Trong phạm vi nội bộ Tập đoàn hoặc nhóm công ty có quan hệ lợi ích gắn bó, Công ty Tài chính có thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư. Với tính nội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ, Công ty Tài chính có thể kiểm soát rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ Tập đoàn.

Thường các Công ty Tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ở mức độ thấp hơn so với Ngân hàng Thương mại. Theo cam kết WTO, chỉ Ngân hàng Thương mại và Công ty Tài chính nước ngoài mới được thành lập Công ty Tài chính liên doanh và Công ty Tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các Công ty Tài chính Việt Nam đang tồn tại một số khó khăn hạn chế sau:

- Thứ nhất: Việc xây dựng pháp luật về Công ty Tài chính

còn dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm của các nước trên thế giới vốn có sự khác biệt không nhỏ về kinh tế xã hội so với nước ta. Mặt khác, thời gian tồn tại và hoạt động của Công ty Tài chính chưa dài, chưa đủ để các nhà làm luật tổng kết, đánh giá một cách kịp thời nên pháp luật về Công ty Tài chính còn chưa đồng bộ. Phần lớn các văn bản mới chỉ dừng lại ở Nghị định, Thông tư… hiệu lực văn bản không cao, dẫn đến khó khăn trong giải quyết các mâu thuẫn có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty Tài chính.

- Thứ hai: Thị trường hoạt động của Công ty Tài chính nhỏ

bé, hạn hẹp, hiệu quả chưa xứng với tiềm năng của định chế tài chính này.

Hiện nay các Công ty Tài chính đều tập trung ở các thành phố lớn, chủ yếu là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Mạng lưới hoạt động chưa rộng rãi. Phạm vi hoạt động chủ yếu bó hẹp trong việc cung ứng vốn cho các dự án của các thành viên trong tổng công ty. Việc mở rộng phạm vi kinh doanh, cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp bên ngoài chưa được chú trọng. Kết quả trong công tác huy động còn hạn chế, nguồn vốn chủ yếu được huy động từ nội bộ tổng công ty do vậy rủi ro trong hoạt động càng lớn.

- Thứ ba: là một định chế tài chính khá mới mẻ trên thị tr-

ường tài chính tiền tệ Việt Nam, Công ty Tài chính chưa được xã hội biết đến rộng rãi. Không chỉ người dân mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa – những khách hàng chính của các Công ty Tài chính trên thế giới vẫn còn rất lạ lẫm với khái niệm và các hoạt động của

Công ty tài chính ở Việt Nam [28].

2.3.2.Những mặt tồn tại của Công ty Tài chính ở Việt Nam 2.3.2.1. Chưa khai thác lợi thế sẵn có 2.3.2.1. Chưa khai thác lợi thế sẵn có 2.3.2.1. Chưa khai thác lợi thế sẵn có

Sự phát triển của thị trường chứng khoán và quy mô ngày càng tăng của các Ngân hàng Thương mại đã tạo sức ép không nhỏ đến hoạt động của các Công ty Tài chính. Nhiều doanh nghiệp trong cùng Tập đoàn, Tổng Công ty đã giảm dần sự phụ thuộc vào Công ty Tài chính, thông qua việc mở rộng hợp tác với các Ngân hàng thương mại.

Chẳng hạn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dù có Công ty Tài chính Điện lực nhưng vẫn tìm đến sự hỗ trợ vốn của ngân hàng cho các dự án điện. Nguyên nhân là hoạt động của Công ty Tài chính đang bộc lộ một số bất cập, một trong những hạn chế của các Công ty Tài chính so với các Ngân hàng thương mại là không được làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm.

Tuy nhiên, nhiều Công ty Tài chính đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như cho vay mua tiêu dùng, vay trả góp… hoặc kết hợp với các Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm triển khai dịch vụ tiện ích khác cho khách hàng cá nhân, tổ chức.

Chẳng hạn, Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) và Công ty Tài chính Cao su đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện trong một số lĩnh vực như nguồn vốn, tín dụng, đầu tư và các dịch vụ tài chính nhằm ưu tiên giới thiệu các cơ hội kinh doanh, cơ hội tài chính cho nhau. Hay như Công ty Tài chính Bưu điện và CTCP Bảo hiểm Bưu điện ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Những dịch vụ này đã giúp Công ty Tài chính thực hiện được các dịch vụ khác tương tự

như một Ngân hàng thương mại.

Thế nhưng, dù nỗ lực đa dạng hóa hoạt động, nhưng khả năng cạnh tranh của Công ty Tài chính là thấp so với mô hình Ngân hàng thương mại. Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Công ty Tài chính chỉ được thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng.

Đánh giá về hoạt động của các Công ty Tài chính hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng các Công ty Tài chính đang xa dần vai trò, chức năng vốn có của mình. Nhiệm vụ đầu tiên của các Công ty Tài chính là thu xếp vốn cho các dự án trong lĩnh vực của công ty mẹ, nhưng nhiều Công ty Tài chính tham gia những dịch vụ tín dụng khác, hoạt động đầu tư ngoài ngành.

Việc các Công ty Tài chính đang xa rời chức năng vốn có còn biểu hiện qua việc mở rộng phục vụ các khách hàng doanh nghiệp ngoài ngành.

Bên cạnh đó, nhiều Công ty Tài chính còn đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để chia sẻ thị phần với các Ngân hàng thương mại. Thực ra việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực ngoài ngành sẽ mở rộng được danh mục khách hàng, đặc biệt các khách hàng tốt trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng.

Tuy nhiên, việc mở rộng tài trợ vốn và đầu tư sang các lĩnh vực không có kinh nghiệm sẽ dẫn đến rủi ro, ảnh hưởng đến nguồn vốn của các Tập đoàn kinh tế mà Công ty Tài chính đang sử dụng. Trong khi đó, về năng lực quản trị, hệ thống mạng lưới, hệ thống công nghệ… nhiều Công ty Tài chính còn rất hạn chế.

Những yếu kém tồn tại của Công ty Tài chính hiện nay thể hiện qua các mặt như: kênh phân phối còn hạn chế; mạng lưới giao

dịch ít; sản phẩm dịch vụ ít; không được huy động vốn từ cá nhân. Những điểm yếu này sẽ làm suy giảm sức cạnh tranh của Công ty Tài chính trong bối cảnh hiện nay.

Theo đó, các Công ty Tài chính gặp khó khăn trong việc khai thác tiềm năng của khách hàng, kể cả việc giữ được khách hàng hiện tại do nhu cầu phải có các công cụ tiện ích trong công việc và cuộc sống. Năm 2012, các ngân hàng tập trung đầu tư công nghệ chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới sau tái cấu trúc. Nghĩa là sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ về dịch vụ thông qua sức mạnh công nghệ, cạnh tranh về giá, nên các Công ty Tài chính sẽ đối mặt với

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam (Trang 60)