Vấn đề tu dưỡng của người sinh viên Ngữ văn ở trường sư phạm

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý luận và phương pháp dạy học Văn (Trang 57 - 60)

- Biện pháp khắc phục tồn tại:

6.4. Vấn đề tu dưỡng của người sinh viên Ngữ văn ở trường sư phạm

- Phấn đấu rèn luyện trở thành một người có lập trường chính trị vững vàng, có tư tưởng tiến bộ và tinh thần phục vụ tổ quốc và nhân dân cao. Người đi giáo dục thế hệ trẻ mà không hơn hẳn học sinh về nhân cách chính trị thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ.

- Người giáo viên với tư cách là một nhà giáo dục và một nhà khoa học cần phải không

ngừng nâng cao nhận thức hiểu biết, nâng cao năng lực chuyên môn, phấn đấu để làm một nhà chuyên môn giỏi, một GV dạy Ngữ văn giỏi. Suy cho cùng thì phạm vi chuyên môn của mỗi người vẫn là nơi thể hiện và thử thách cụ thể những năng lực toàn diện của mỗi nhà khoa học. Hơn nữa, văn học là nhân học, là khoa học về con người, con người với sự phong phú và đa dạng. Cho nên sự hiểu biết của mỗi người dạy Ngữ văn là không cùng, là không thừa, càng uyên thâm càng tốt.

- Con đường để giáo dục nhân cách đối với giáo sinh sư phạm nói chung, sinh viên sư

phạm Ngữ văn nói riêng là phải gia tăng thời gian tự học, tự làm việc, tự rèn luyện, tự giáo dục bản thân. Tự giáo dục chính là sự nỗ lực tự nguyện, tự giác, tích cực của sinh viên, hướng vào bản thân mình nhằm phát triển và hoàn thiện những phẩm chất nhân cách, khắc phục những thiếu sót, những khuyết tật không phù hợp với yêu cầu xã hội, tập thể, cộng đồng …

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Phân tích vai trò của người GV Ngữ văn trong nhà trường THPT. 2. Phân tích đặc trưng của người GV Ngữ văn.

3. Phân tích những năng lực nghiệp vụ của người giáo viên Ngữ văn THPT. 4. Phân tích vấn đề tu dưỡng của người sinh viên Ngữ văn ở trường sư phạm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Trung học phổ thôngmôn Ngữ văn,

NXB GD, Hà Nội.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Phân phối chương trình THPT môn Ngữ văn, NXB

KHXH, Hà Nội.

[3] Phạm Văn Đồng (1973), Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu Giáo dục số 28, trang 1 – 4.

[4] Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại, NXB Giáo dục, H.

[5] Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn –dạy văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6] Nguyễn Thanh Hùng (2007), Hội chứng phương pháp dạy học, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 23 tháng 8 năm 2007.

[7] Nguyễn Bá Kim (1999), Về định hướng đổi mới phương pháp dạy học,Nghiên cứu Giáo dục – Chuyên đề 322, trang 14 – 16.

[8] Phan Trọng Luận (2004), Giáo trình phương pháp dạy học Văn, NXB Giáo dục.

[9] Dương Tiến Sĩ (2002), Phương pháp và nguyên tắc tích hợp của môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, Tạp chí Giáo dục số 26.

[10] Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Bộ Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10,11,12, NXB GD,

Hà Nội.

[11] Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Bộ Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10, 11, 12, NXB Giáo

MỤC LỤC

Chương1: Khoa học về phương pháp dạy học văn

1.1. Những vấn đề khái quát chung về dạy học văn 2

1.2. PPDH văn là một khoa học 4

1.3. PP học tập và nghiên cứu bộ môn PPDH văn 4

Chương 2: Bản chất và cấu trúc của quá trình dạy học văn ở nhà trường THPT 2.1. Bản chất của quá trình dạy học văn 7

2.2. Cấu trúc giờ dạy học văn ở trường PT 8

2.3.Ý nghĩa sư phạm của sự nhận thức đúng đắn cơ chế dạy học văn 12

Chương 3: Hệ thống nguyên tắc và phương pháp dạy học văn 3.1. Hệ thống nguyên tắc dạy học văn 14

3.2. Hệ thống các phương pháp dạy học văn truyền thống 20

3.3. Hệ thống các phương pháp dạy học văn hiện đại 24

3.4. Phương pháp dạy học Lịch sử văn chương 31

3.5. Phương pháp dạy học Đọc văn 39

Chương 4: Tiến trình tổ chức dạy học văn 4.1. Thế nào là bài học tác phẩm văn chương 43

4.2. Những yêu cầu chung đối với bài học tác phẩm văn chương 43

4.3. Tiến trình tổ chức dạy học một bài văn trên lớp 44

Chương 5: Kiểm tra, đánh giá về dạy học văn 5.1. Một số vấn đề lý luận về đánh giá KQ …. 52

5.2. Đánh giá năng lực Đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản … 53

5.3. Quy trình biên soạn đề kiểm tra, đánh giá … 53

Chương 6: Người giáo viên Ngữ văn 6.1. Vai trò của người giáo viên Ngữ văn ở trường THPT 55

6.2. Đặc trưng của người giáo viên Ngữ văn 55

6.3. Những năng lực nghiệp vụ của người giáo viên Ngữ văn THPT 55

6.4. Vấn đề tu dưỡng của người sinh viên Ngữ văn ở trường sư phạm 57

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý luận và phương pháp dạy học Văn (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)