Phương pháp dạy học Đọc văn

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý luận và phương pháp dạy học Văn (Trang 39)

- Biện pháp khắc phục tồn tại:

3.5. Phương pháp dạy học Đọc văn

3.5.1.Vị trí, tính chất của dạy Đọc văn

3.5.1.1.Vị trí của hợp phần Đọc văn

-Hợp phần Đọc văn có vị trí quan trọng trong chương trình Văn học.

-Dạy Đọc văn là đầu mối để tích hợp tri thức và kỹ năng các bộ phận TV, LV và kể cả những tri thức VHS, LLVH, văn hóa…

-Dạy Đọc văn là một năng lực then chốt trong cấu trúc năng lực nghề nghiệp của người GV văn, nó thử thách toàn diện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của GV…

3.5.1.2. Tính chất khoa học và nghệ thuật của Đọc văn

-Đọc văn và dạy Đọc văn là một công việc KH:

+ Đọc văn là một công việc đòi hỏi vận dụng một cách tổng hợp và thích hợp những hiểu biết về nhiều mặt để đọc hiểu, phân tích, cắt nghĩa TP.

+ Đọc hiểu VB là một quá trình tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa, khái quát để chiếm lĩnh cái hay, cái đẹp về tư tưởng và nghệ thuật của TP.

+ Dạy Đọc văn cũng là một công việc đòi hỏi người GV vận dụng những hiểu biết KH về bản chất, quy luật DH, về lý luận và PPDH bộ môn cũng như những hiểu biết về các ngành

KH có liên quan.

- Đọc văn và dạy Đọc văn là một công việc tràn đầy tính nghệ thuật:

+ Tính chất nghệ thuật của đọc văn thể hiện ở quan hệ thẩm mỹ với nhu cầu thẩm mỹ, hoạt động cảm thụ, cảm xúc thẩm mỹ giữa chủ thể đọc văn và văn bản trong quá trình đọc hiểu.

+ Bản chất nghệ thuật của Đọc hiểu VB còn được thể hiện ở tính sáng tạo.

+ Dạy Đọc hiểu là quá trình tác động, truyền cảm hứng, tạo tâm thế, khơi gợi hứng thú,

cảm xúc, ấn tượng … một cách nghệ thuật.

+ Dạy Đọc hiểu còn là nghệ thuật sáng tạo của GV.

3.5.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của dạy Đọc văn

- Dạy đọc văn nhằm thực hiện mục tiêu chung của môn Ngữ văn là rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, tập trung bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng, năng lực đọc hiểu các loại văn bản.

- Rèn luyện, trau dồi cho HS biết vận dụng những tri thức về lịch sử văn học, tri thức văn hóa, tri thức ngôn ngữ … vào hoạt động đọc hiểu nhằm tạo ra năng lực đọc có văn hóa và nâng cao văn hóa đọc cho HS.

- Qua giờ đọc văn, GV dạy cách đọc, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản cho HS, còn HS học đọc để biết cách đọc đúng, hiểu đúng, biết lý giải, đánh giá, biết đọc sáng tạo, biết tự đọc, tự học, có thói quen đọc, dần dần tích lũy, nâng cao văn hóa đọc để tự đọc, tự học suốt đời.

- Rèn luyện, phát triển năng lực đọc văn cho HS cần bắt đầu từ cấp độ thấp đến cao, từ dễ đến khó, tù đọc hiểu đúng đến đọc sáng tạo, hiểu sáng tạo.

=> Nhiệm vụ hàngđầu của dạy Đọc văn mà chủ yếu là dạy Đọc hiểu văn chương là rèn luyện cho HS năng lực đọc hiểu câu chữ đến đọc hiểu hình tượng rồi tiến đến biết đọc hiểu các thông điệp mà TG ký thác qua văn bản…

- Rèn luyện, phát triển cho HS các kỹ năng, năng lực đọc hiểu văn chương như: + Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật.

+ Năng lực tái hiện hình tượng.

+ Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học.

+ Năng lực cảm thụ cụ thể kết hộp với năng lực khái quát hóa các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm trong tính chỉnh thể của nó.

+ Năng lực nhận biết loại thể văn học để định hướng hoạt động tiếp nhận văn học. + Năng lực cảm xúc thẩm mỹ.

+ Năng lực tự nhận thức. + Năng lực đánh giá.

3.5.2.2. Về tri thức

+Tích lũy cho HS một khối lượng tri thức phổ thông cơ bản, tương đối có hệ thống về văn học dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giới.

+ Trang bị cho HS những tri thức nền tảng về VH sử.

+ Tích lũy cho HS những tri thức văn hóa, những hiểu biết về đời sống xã hội, về con người, góp phần làm nên cơ sở cho sự phát triển về trí tuệ và nhân cách toàn diện cho HS.

3.5.2.3. Về thái độ

+ Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tinh thần nhân văn, lòng yêu lẽ phải, sống có lý tưởng, hoài bão đẹp, có tinh thần trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng.

+ Giáo dục cho HS phẩm chất văn hóa cá nhân, có bản lĩnh tự tin, chủ động, tích cực tham gia vào đời sống xã hội hiện đại, có cá tính, có tinh thần sáng tạo, có tâm hồn phong phú, lành mạnh, trong sáng và cao thượng.

+ Giáo dục cho HS phẩm chất người đọc, có thị hiếu và năng lực thẩm mỹ tốt, biết yêu cái đẹp, tôn trọng cái đẹp, yêu văn học, biết rung cảm thẩm mỹ, hành động thẩm mỹ.

3.5.3. PP dạy học Đọc văn

3.5.3.1. Phương pháp đọc diễn cảm.

3.5.3.2. Phương pháp giảng bình.

3.5.3.3. Phương pháp thuyết trình.

3.5.3.4. Phương pháp vấn đáp.

3.5.3.5. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

3.5.3.6. Phương pháp tái hiện hình tượng

a. Khái niệm

PP tái hiện hình tượng là cách thức hoạt động cảm thụ trực tiếp bài văn, giúp HS thâm

nhập sâu vào bài văn, làm sống dậy có tính biểu diễn trong tâm trí thế giới nghệ thuật với sự toàn vẹn các chi tiết, các liên hệ, phát hiện ý đồ của nghệ sĩ, trải nghiệm và đồng cảm, chuẩn bị cho bước phân tích, cắt nghĩa, bình giá tác phẩm.

b. Tác dụng của PP

- Chuyển từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng để nhìn ra cái nhìn bên trong thế giới nghệ thuật của TP do tác giả dựng lên.

- Kích thích, khơi gợi HS hình dung, tưởng tượng, liên tưởng, làm hiện hình trong tâm trí bức tranh đời sống sinh động, hoàn chỉnh nằm ở dưới các ký hiệu ngôn ngữ của Văn bản để nhập thân, trải nghiệm và đồng cảm.

c. Hoạt động tái hiện hình thượng được thực hiện qua hai bước: + Bước phát hiện, nắm bắt hình tượng.

3.5.3.7. PP so sánh trong dạy học tác phẩm

a. Nguyên tắc so sánh

+ So sánh trong dạy học tác phẩm văn chương đa dạng, phong phú và nhiều mặt. Tuy nhiên không được lấy nội dung so sánh để thay thế cho việc khám phá, phân tích tác phẩm.

+ So sánh, đối chiếu TP với những yếu tố, những liên hệ bên ngoài tác phẩm không được làm đứt mối liên hệ với đường dây chủ đề của tác phẩm.

+ Khi so sánh phải tôn trọng tính chỉnh thể của tác phẩm.

b. Giới hạn so sánh trong phân tích TP

+ Nhóm 1: So sánh đối tượng phân tích với những tác phẩm tương đồng hoặc khác biệt về đề tài, chủ đề, motip của cùng tác giả hoặc của các tác giả khác, cùng thời điểm hoặc khác thời điểm sáng tác, cùng loại hình hoặc khác nhau về loại hình.

+ Nhóm 2: So sánh đối tượng phân tích với cuộc sống lớn và nhỏ của tác phẩm.

+ Nhóm 3: So sánh những yếu tố, những quan hệ nội tại trong bản thân tác phẩm. Đó là những yếu tố, quan hệ về từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, nhân vật, kết cấu.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Thế nào là nguyên tắc dạy học văn, phương pháp dạy học văn?

2. Các nguyên tắc dạy học văn?

3. Phân tích nguyên tắc dạy học văn theo quan điểm tích hợp.

4. Phân tích nguyên tắc dạy học văn theo quan điểm tiếp cận đồng bộ.

5. Nguyên tắc dạy học văn học sử? Tại sao trong dạy học văn học sử phải tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử?

6. Phân tích các phương pháp dạy học văn học sử.

7. Trình bày các hình thức tổ chức hoạt động nhóm có thể vận dụng được trong giờ Ngữ văn. Nêu ví dụ một số bài tập Ngữ văn tương ứng với quy mô nhóm phù hợp.

8. Khi quản lý các nhóm thảo luận những vấn đề thuộc môn học, những kỹ năng nào tạo

nên thành công cho giáo viên?

9. Xây dựng phương án hoạt động nhóm hiệu quả cao cho một bài tập Ngữ văn tự chọn. 10. Thiết kế giáo án có sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Thuyết minh giáo án đó.

Chương 4. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN

4.1. Thế nào là bài học tác phẩm văn chương?

- Bài học tác phẩm văn chương là một hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình dạy học văn ở trường THPT.

- Bài học TPVC là một quá trình dạy học được tổ chức trong giờ lên lớp với một khoảng thời gian xác định và ở một trình độ phát triển nhất định. Trong đó, GV tổ chức, hướng dẫn cho từng HS và tập thể lớp học tiến hành hoạt động cảm thụ, phân tích tác phẩm để chiếm lĩnh những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài văn, hình thành và phát triển kỹ năng, năng lực cảm thụ, nhận thức văn học, bồi dưỡng tư tưởng, tâm hồn và mĩ cảm theo mục đích giáo dục và dạy học của bộ môn.

- Theo cách hiểu này thì mỗi bài học TPVC chỉ là một khoảng thời gian lên lớp đươc xác định, là mộtgiai đoạn lên lớp tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, mỗi bài học TPVC không tách rời mà gắn với các bài lên lớp khác như một hệ thống phát triển, cho nên mỗi bài học TPVC phải đạt đến một mức độ phát triển nhất định trong việc tổ chức nội dung và hoạt động nhận thức văn học của học sinh.

4.2. Những yêu cầu chung đối với bài học TPVC

Mỗi bài học TPVC ở THPT phải bảo đảm những yêu cầu quan trọng nhất về mục đích, nội dung, phương pháp và tổ chức giờ lên lớp, phải phối hợp hữu cơ những nhiệm vụ dạy học, giáo dục và phát triển, phối hợp hoạt động tương tác và giao lưu giữa thầy và trò.

4.2.1. Yêu cầu về mục đích

- Mục đích của bài học, đó là tiêu điểm mà toàn bộ quá trình tổ chức giờ lên lớp phải nhằm tới và đạt được kết quả cao nhất về cả ba mặt: dạy học, giáo dục và phát triển.

- Mỗi bài học TPVC phải xác định và đạt được những mục đích, yêu cầu nhất định. Việc xác định mục đích yêu cầu của bài lên lớp phải rõ ràng, cụ thể, phù hợp với mục đích dạy học và giáo dục, với mục tiêu của môn học, phù hợp với nội dung chương trình và sách giáo khoa, với đặc trưng và nội dung tư tưởng, thẩm mỹ của bài văn, phù hợp với đặc điểm và trình độ, năng lực cảm thụ, nhận thức văn học cũng như đáp ứng của học sinh.

- Mục đích của bài học TPVC cần được xác định rành mạch và cụ thể hóa nội dung ở cả bốn phạm trù: kỹ năng, kiến thức, thái độ và năng lực.

4.2.2. Yêu cầu về nội dung

- Bài học TPVC phải bảo đảm những yêu cầu nhất định về xác định và tổ chức nội dung bài lên lớp.

- Nội dung bài học TPVC phải xác định, lựa chọn phù hợp với nội dung chương trình và sách giáo khoa; phải phản ánh được những giá trị cơ bản, cốt lõi về tư tưởng và nghệ thuật của bài văn, đồng thời, cần được xây dựng dựa trên cơ sở cảm thụ và hiểu biết một cách tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình lên lớp.

- Tương ứng với các đơn vị kiến thức, cần phải xác định và tổ chức một hệ thống các việc làm, thao tác tạo cơ sở cho học sinh hoạt động và chiếm lĩnh bài văn một cách tích cực, sáng tạo; đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng, năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm.

4.2.3. Yêu cầu về phương pháp

- Để tổ chức bài học tác phẩm đạt được hiệu quả cao, GV cần lựa chọn, sử dụng hợp lý các phương pháp, biện pháp và phương tiện dạy học.

- Việc lựa chọn, sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tương tác, phối hợp hữu cơ giữa GV và HS, giữa HS với HS; tạo điều kiện cho HS hoạt động tìm tòi, sáng tạo, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS, bảo đảm cho HS cảm thụ, hiểu biết sâu sắc về TP.

4.2.4. Yêu cầu về tổ chức bài học

- Bài học TPVC phải được thiết kế và tổ chức theo một cấu trúc hợp lý, phù hợp với logic của quá trình dạy học, với đặc điểm, quy luật hoạt động cảm thụ, tiếp nhận văn học của

HS và phù hợpvới cấu trúc nghệ thuật đặc thù của tác phẩm, với trình tự phân tích bài văn trên lớp.

- Quá trình tổ chức bài học TPVC trong giờ lên lớp phải tạo được mối quan hệ tương tác đa chiều giữa GV – HS –TP, phải phối hợp một cách hữu cơ và thống nhất giữa hoạt động của GV với hoạt động của tập thể lớp học và cá nhân HS, tạo điều kiện thuận lợi, tối ưu cho sự lĩnh hội tri thức và phát triển năng lực tiếp nhận, năng lực nhận thức và nhân cách của học

sinh.

4.3. Tiến trình tổ chức dạy học một bài văn trên lớp

4.3.1. Chuẩn bị lên lớp

- Người giáo viên trước khi thiết kế bài dạy phải đọc, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa. Đối với môn Ngữ văn, giáo viên đọc văn bản trong sách giáo khoa để cảm thụ, để rung cảm và phát hiện vẻ đẹp của văn bản, nội dung bài dạy học. Đọc kỹ phần chú thích, tìm hiểu các câu hỏi khám phá bài học trong sách giáo khoa.

- Chương trình, sách giáo viên, phân phối chương trình, sách bài tập, chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Ngữ văn THCS là những tài liệu bắt buộc phải có của giáo viên. Đối với giáo viên Ngữ văn, ngoài sách giáo khoa và các tài liệu theo quy định, còn có nhiều loại sách tham khảo. Việc lựa chọn tài liệu tham khảo để đọc thêm phụ thuộc vào bản lĩnh, trình độ và kinh nghiệm của giáo viên. Cần đọc tài liệu tham khảo với mục đích bổ sung cho bài dạy của mình thêm phong phú và hay hơn.

4.3.1.2. Nắm chắc nội dung bài dạy học

- Thiết kế bài dạy học phải nắm chắc nội dung bài thiết kế, bài dạy. Người giáo viên phải hiểu, cảm nhận chính xác những nội dung cơ bản của bài dạy, bài học được trình bày trong sách giáo khoa. Người dạy muốn truyền đạt cho học sinh một nội dung kiến thức nào đó thì trước tiên mình phải hiểu, hiểu sâu về vấn đề đó mới có điều kiện truyền đạt tốt được nội dung bài học cho học sinh.

- Căn cứ vào hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài và những định hướng, gợi ý của sách giáo viên, sách bài tập và những tài liệu tham khảo khác, người dạy xác định những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần đạt trong giờ dạy học.

- Văn bản được học phần lớn là những tác phẩm văn học có giá trị đã được kiểm nghiệm qua thời gian. Đặc thù của tác phẩm văn học, nội dung ý nghĩa ít khi hiện diện ngay trên bề mặt. Tác phẩm càng hay sống được với thời gian thì nội dung dung càng hàm súc. Do đó, muốn hiểu được giá trị củatác phẩm, ngoài việc đọc kỹ tác phẩm còn phải hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác…, đặc biệt là những hiểu biết về lý luận văn học và sự mẫn cảm của người thưởng thức, phân tích tác phẩm văn học.

4.3.1.3. Xác định mục tiêu bài dạy

- Mục tiêu bài dạy là cái đích mà giờ học hướng tới, là thước đo kết quả của giờ học. Mục tiêu của bài dạy quy định việc lựa chọn nội dung, dung lượng kiến thức, phương pháp

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý luận và phương pháp dạy học Văn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)