Quy trình biên soạn đề kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý luận và phương pháp dạy học Văn (Trang 53)

- Biện pháp khắc phục tồn tại:

5.3. Quy trình biên soạn đề kiểm tra, đánh giá

định hướng phát triển năng lực

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá.

Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt.

Bước 3: Lập bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực.

Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực với số lượng câu hỏi và tỉ lệ điểm còn được gọi là ma trận đề.

Quy trình thiết kế ma trận đề gồm 9 thao tác:

1. Liệt kê các chủ đề cần đánh giá.

2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.

3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung).

4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra.

5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với tỉ lệ %.

7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột.

8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột.

9. Đánh giá lại ma trận (thẩmđịnh) và chỉnh sửa, hoàn thiện. Bước 4: Thiết kế đề kiểm tra dựa trên ma trận.

Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm.

Bước 6: Thẩm định và hoàn thiện đề kiểm tra.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Phân tích các xu hướng đánh giá trong dạy học hiện nay.

2. Phân tích các hình thức đánh giá.

3. Phân tích cách đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản trong môn Ngữ văn.

4. Phân tích quy trình biên soạn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực.

5. Xây dựng đề kiểm tra, đánh giá cho các khối lớp: a. Học kỳ 1, lớp 10 b. Học kỳ 2, lớp 10 c. Học kỳ 1, lớp 11 d. Học kỳ 2, lớp 11 e. Học kỳ 1, lớp 12 f. Học kỳ 2, lớp 12

Chương 6. NGƯỜI GIÁO VIÊN NGỮ VĂN

6.1. Vai trò của người GV Ngữ văn trong nhà trường THPT

6.1.1. Vai trò giáo dục

- Tổ chức lớp học một cách khoa học, hài hòa, hợp lý mang tính biện chứng và giàu tính thẩm mỹ, tính giáo dục.

- Phát động tâm hồn, ý chí, nghị lực, nội lực của người học. Đây là công việc quan trọng nhất.

- Mức độ cao hơn của sự phát động tâm hồn ý chí là dấy lên đạo học của một lớp học, của một trường học, của một gia đình, của một địa phương, của một đất nước, làm cho học sinh yêu việc học, ham việc học.

6.1.2. Vai trò dạy học

- Truyền đạt kiến thức cho học sinh.

- Chỉ đạo quá trình học tập của người học – đây là chức năng quan trọng của dạy học hiện đại.

6.2. Đặc trưng của người GV Ngữ văn

6.2.1. Con người văn

- Phải có tâm hồn văn.

- Phải có phong cách văn.

- Phải có vốn sống phong phú, sự trải nghiệm cuộc sống.

6.2.2. Tay nghề văn

- Có năng lực tạo tâm thế cho HS tiếp nhận TPVC.

- Phải có tay nghề đọc văn.

- Phải biết khả năng vận ngữ, vận văn.

- Phải am hiểu các ngành nghệ thuật có liên quan.

- Phải biết tạo tình huống nhận thức trong quá trình dạy học văn.

6.3. Những năng lực nghiệp vụ của người giáo viên Ngữ văn THPT

6.3.1. Năng lực nghiên cứu

- Lao động của người giáo viên mang tính chất khoa học, vì thế năng lực nghiên cứu khoa học là một phẩm chất không thể thiếu của người giáo viên. Năng lực nghiên cứu biểu

hiện trong việc biết cách tư duy khoa học, biết thâu tóm tài liệu, phân tích, tổng hợp, khái quát để rồi nêu giả thiết, đề xuất cách đặt và giải quyết vấn đề trong hoạt động giảng dạy.

- Hoạt động nghiên cứu của người giáo viên không phải là mục đích tự thân mà phải nhằm tới việc tiến hành giáo dục học sinh phát triển năng lực người đọc và trình độ văn hóa chung cho học sinh. Người giáo viên Ngữ văn cần nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm và nghiên cứu ngôn ngữ của học sinh nhằm rèn luyện, phát triển ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.

- Ngoài ra, việc nghiên cứu kinh nghiệm dạy học tiên tiến, kinh nghiệm của đồng nghiệp và kinh nghiệm của chính bản thân mình cũng rất cần thiết.

- Người giáo viên có khả năng nghiên cứu về con người, về xã hội, về học sinh, về văn học, về ngôn ngữ, về tâm lý học, về lý luận dạy học … thì vốn hiểu biết càng sâu, càng rộng và hiệu quả giảng dạy càng cao.

6.3.2. Năng lực xây dựng tổ chức lớp học và thiết kế các hoạt động dạy học

- Năng lực này đòi hỏi ở người giáo viên tầm khái quát cao và khả năng nắm bắt kiến

thức cụ thể sâu sắc, nhờ đó mà người giáo viên xác lập được hệ thống giảng dạy, hệ thống các bài học và các hoạt động ngoại khóa thích hợp.

- Năng lực thiết kế, xây dựng còn được thể hiện một cách thường xuyên trong việc thiết kế giáo án, trong việc thiết lập kế hoạch tổ chức một hình thức hoạt động gì đó như tổ chức dạ hội văn học, tham quan dã ngoại…

6.3.3. Năng lực tổ chức hoạt động học tập và dạy học

- Bản lĩnh của người giáo viên thể hiện rõ ở năng lực tổ chức hoạt động học tập và dạy học. Bởi vì mọi kiến thức, hiểu biết, phẩm chất của người giáo viên, mọi mong muốn của nhà sư phạm đều phải huy động để tổ chức một cách thích hợp cho học sinh hoạt động.

- Năng lực tổ chức thiên về hoạt động thực tiễn cụ thể.

- Năng lực tổ chức cần được quan niệm rộng là sự tổ chức học tập của một quá trình, của một chương, một giai đoạn. Nhưng thể hiện tập trung nhất, gây cấn nhất là giờ lên lớp. Ở thời điểm này, mọi việc làm, mọi thao tác đều phải được tính toán.

6.3.4. Năng lực giao tiếp

- Với người giáo viên Ngữ văn, năng lực giao tiếp có một vị trí đặc biệt. Hằng ngày, người giáo viên phải giao tiếp với học sinh trên cương vị là một con người chuẩn mực về ngôn ngữ, về phong cách, về sự nhạy cảm và tinh tế trong cảm thụ văn chương, về tính chặt chẽ, sáng sủa trong lập luận.

- Để đạt đến độ chuẩn mực, người giáo viên phải có quá trình tu dưỡng nghiệp vụ trong suốt cả cuộc đời, lao động say mê, cần mẫn. Hiểu văn chương đã khó, làm cho học sinh hiểu được văn chương lại càng khó. Công việc này đòi hỏi nhiều tài năng của giáo viên từ nghệ thuật diễn đạt truyền cảm cho đến khả năng phát âm chuẩn xác và một giọng nói nhiều màu sắc cảm xúc.

- Năng lực giao tiếp chỉ có được trên cái nền của một vốn liếng dày dạn về cuộc sống, về con người, về văn chương … và tâm hồn.

6.4. Vấn đề tu dưỡng của người sinh viên Ngữ văn ở trường sư phạm

- Phấn đấu rèn luyện trở thành một người có lập trường chính trị vững vàng, có tư tưởng tiến bộ và tinh thần phục vụ tổ quốc và nhân dân cao. Người đi giáo dục thế hệ trẻ mà không hơn hẳn học sinh về nhân cách chính trị thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ.

- Người giáo viên với tư cách là một nhà giáo dục và một nhà khoa học cần phải không

ngừng nâng cao nhận thức hiểu biết, nâng cao năng lực chuyên môn, phấn đấu để làm một nhà chuyên môn giỏi, một GV dạy Ngữ văn giỏi. Suy cho cùng thì phạm vi chuyên môn của mỗi người vẫn là nơi thể hiện và thử thách cụ thể những năng lực toàn diện của mỗi nhà khoa học. Hơn nữa, văn học là nhân học, là khoa học về con người, con người với sự phong phú và đa dạng. Cho nên sự hiểu biết của mỗi người dạy Ngữ văn là không cùng, là không thừa, càng uyên thâm càng tốt.

- Con đường để giáo dục nhân cách đối với giáo sinh sư phạm nói chung, sinh viên sư

phạm Ngữ văn nói riêng là phải gia tăng thời gian tự học, tự làm việc, tự rèn luyện, tự giáo dục bản thân. Tự giáo dục chính là sự nỗ lực tự nguyện, tự giác, tích cực của sinh viên, hướng vào bản thân mình nhằm phát triển và hoàn thiện những phẩm chất nhân cách, khắc phục những thiếu sót, những khuyết tật không phù hợp với yêu cầu xã hội, tập thể, cộng đồng …

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Phân tích vai trò của người GV Ngữ văn trong nhà trường THPT. 2. Phân tích đặc trưng của người GV Ngữ văn.

3. Phân tích những năng lực nghiệp vụ của người giáo viên Ngữ văn THPT. 4. Phân tích vấn đề tu dưỡng của người sinh viên Ngữ văn ở trường sư phạm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Trung học phổ thôngmôn Ngữ văn,

NXB GD, Hà Nội.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Phân phối chương trình THPT môn Ngữ văn, NXB

KHXH, Hà Nội.

[3] Phạm Văn Đồng (1973), Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu Giáo dục số 28, trang 1 – 4.

[4] Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại, NXB Giáo dục, H.

[5] Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn –dạy văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6] Nguyễn Thanh Hùng (2007), Hội chứng phương pháp dạy học, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 23 tháng 8 năm 2007.

[7] Nguyễn Bá Kim (1999), Về định hướng đổi mới phương pháp dạy học,Nghiên cứu Giáo dục – Chuyên đề 322, trang 14 – 16.

[8] Phan Trọng Luận (2004), Giáo trình phương pháp dạy học Văn, NXB Giáo dục.

[9] Dương Tiến Sĩ (2002), Phương pháp và nguyên tắc tích hợp của môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, Tạp chí Giáo dục số 26.

[10] Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Bộ Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10,11,12, NXB GD,

Hà Nội.

[11] Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Bộ Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10, 11, 12, NXB Giáo

MỤC LỤC

Chương1: Khoa học về phương pháp dạy học văn

1.1. Những vấn đề khái quát chung về dạy học văn 2

1.2. PPDH văn là một khoa học 4

1.3. PP học tập và nghiên cứu bộ môn PPDH văn 4

Chương 2: Bản chất và cấu trúc của quá trình dạy học văn ở nhà trường THPT 2.1. Bản chất của quá trình dạy học văn 7

2.2. Cấu trúc giờ dạy học văn ở trường PT 8

2.3.Ý nghĩa sư phạm của sự nhận thức đúng đắn cơ chế dạy học văn 12

Chương 3: Hệ thống nguyên tắc và phương pháp dạy học văn 3.1. Hệ thống nguyên tắc dạy học văn 14

3.2. Hệ thống các phương pháp dạy học văn truyền thống 20

3.3. Hệ thống các phương pháp dạy học văn hiện đại 24

3.4. Phương pháp dạy học Lịch sử văn chương 31

3.5. Phương pháp dạy học Đọc văn 39

Chương 4: Tiến trình tổ chức dạy học văn 4.1. Thế nào là bài học tác phẩm văn chương 43

4.2. Những yêu cầu chung đối với bài học tác phẩm văn chương 43

4.3. Tiến trình tổ chức dạy học một bài văn trên lớp 44

Chương 5: Kiểm tra, đánh giá về dạy học văn 5.1. Một số vấn đề lý luận về đánh giá KQ …. 52

5.2. Đánh giá năng lực Đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản … 53

5.3. Quy trình biên soạn đề kiểm tra, đánh giá … 53

Chương 6: Người giáo viên Ngữ văn 6.1. Vai trò của người giáo viên Ngữ văn ở trường THPT 55

6.2. Đặc trưng của người giáo viên Ngữ văn 55

6.3. Những năng lực nghiệp vụ của người giáo viên Ngữ văn THPT 55

6.4. Vấn đề tu dưỡng của người sinh viên Ngữ văn ở trường sư phạm 57

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý luận và phương pháp dạy học Văn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)