Những năng lực nghiệp vụ của người giáo viên Ngữ văn THPT

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý luận và phương pháp dạy học Văn (Trang 55 - 57)

- Biện pháp khắc phục tồn tại:

6.3. Những năng lực nghiệp vụ của người giáo viên Ngữ văn THPT

6.3.1. Năng lực nghiên cứu

- Lao động của người giáo viên mang tính chất khoa học, vì thế năng lực nghiên cứu khoa học là một phẩm chất không thể thiếu của người giáo viên. Năng lực nghiên cứu biểu

hiện trong việc biết cách tư duy khoa học, biết thâu tóm tài liệu, phân tích, tổng hợp, khái quát để rồi nêu giả thiết, đề xuất cách đặt và giải quyết vấn đề trong hoạt động giảng dạy.

- Hoạt động nghiên cứu của người giáo viên không phải là mục đích tự thân mà phải nhằm tới việc tiến hành giáo dục học sinh phát triển năng lực người đọc và trình độ văn hóa chung cho học sinh. Người giáo viên Ngữ văn cần nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm và nghiên cứu ngôn ngữ của học sinh nhằm rèn luyện, phát triển ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.

- Ngoài ra, việc nghiên cứu kinh nghiệm dạy học tiên tiến, kinh nghiệm của đồng nghiệp và kinh nghiệm của chính bản thân mình cũng rất cần thiết.

- Người giáo viên có khả năng nghiên cứu về con người, về xã hội, về học sinh, về văn học, về ngôn ngữ, về tâm lý học, về lý luận dạy học … thì vốn hiểu biết càng sâu, càng rộng và hiệu quả giảng dạy càng cao.

6.3.2. Năng lực xây dựng tổ chức lớp học và thiết kế các hoạt động dạy học

- Năng lực này đòi hỏi ở người giáo viên tầm khái quát cao và khả năng nắm bắt kiến

thức cụ thể sâu sắc, nhờ đó mà người giáo viên xác lập được hệ thống giảng dạy, hệ thống các bài học và các hoạt động ngoại khóa thích hợp.

- Năng lực thiết kế, xây dựng còn được thể hiện một cách thường xuyên trong việc thiết kế giáo án, trong việc thiết lập kế hoạch tổ chức một hình thức hoạt động gì đó như tổ chức dạ hội văn học, tham quan dã ngoại…

6.3.3. Năng lực tổ chức hoạt động học tập và dạy học

- Bản lĩnh của người giáo viên thể hiện rõ ở năng lực tổ chức hoạt động học tập và dạy học. Bởi vì mọi kiến thức, hiểu biết, phẩm chất của người giáo viên, mọi mong muốn của nhà sư phạm đều phải huy động để tổ chức một cách thích hợp cho học sinh hoạt động.

- Năng lực tổ chức thiên về hoạt động thực tiễn cụ thể.

- Năng lực tổ chức cần được quan niệm rộng là sự tổ chức học tập của một quá trình, của một chương, một giai đoạn. Nhưng thể hiện tập trung nhất, gây cấn nhất là giờ lên lớp. Ở thời điểm này, mọi việc làm, mọi thao tác đều phải được tính toán.

6.3.4. Năng lực giao tiếp

- Với người giáo viên Ngữ văn, năng lực giao tiếp có một vị trí đặc biệt. Hằng ngày, người giáo viên phải giao tiếp với học sinh trên cương vị là một con người chuẩn mực về ngôn ngữ, về phong cách, về sự nhạy cảm và tinh tế trong cảm thụ văn chương, về tính chặt chẽ, sáng sủa trong lập luận.

- Để đạt đến độ chuẩn mực, người giáo viên phải có quá trình tu dưỡng nghiệp vụ trong suốt cả cuộc đời, lao động say mê, cần mẫn. Hiểu văn chương đã khó, làm cho học sinh hiểu được văn chương lại càng khó. Công việc này đòi hỏi nhiều tài năng của giáo viên từ nghệ thuật diễn đạt truyền cảm cho đến khả năng phát âm chuẩn xác và một giọng nói nhiều màu sắc cảm xúc.

- Năng lực giao tiếp chỉ có được trên cái nền của một vốn liếng dày dạn về cuộc sống, về con người, về văn chương … và tâm hồn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý luận và phương pháp dạy học Văn (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)