PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các tình huống sư phạm

Một phần của tài liệu Bài giảng Nghề giáo viên mầm non (Trang 39 - 42)

Phụ lục 1: Các tình huống sư phạm

Bài tập 1: Bé Lan (3 tuổi) mới đi học ở trường mầm non lần đầu nên bé quấy khóc suốt ngày và chỉ theo một cô trong lớp. Nếu gặp trường hợp như vậy bạn ở lớp thì bạn sẽ làm gì?

Hướng dẫn giải quyết tình huống:

- Cả hai cô cùng nhau chăm sóc trẻ.

- Cô A tạo tình huống để cô B có cơ hội giao tiếp nhiều với bé Lan.

- Giúp bé Lan hòa nhập với các hoạt động và các bạn trong lớp.

Bài tập 2: Hùng (4 tuổi) là một cậu bé nghịch ngợm nhất lớp, suốt ngày trêu chọc bạn trong lớp. Lúc thì giật đồ chơi của bạn, lúc thì tát bạn bên cạnh. Gặp trường hợp như vậy ở lớp, bạn sẽ giải quyết như thế nào với bé Hùng?

Hướng dẫn giải quyết tình huống:

- Hỏi nguyên nhân sao Hùng lại đánh bạn để hiểu được tâm lý của bé.

- Nêu gương 2 bạn đoàn kết sẽ vui vẻ và cùng nhau hợp tác trong khi chơi.

- Nếu Hùng không nghe lời mà vẫn có những hành vi đánh bạn thì giáo viên phải có những hình phạt đối với bé Hùng và có thể báo cho phụ huynh để cùng nhau giải quyết.

- Giáo dục cho Hùng biết yêu thương đoàn kết với các bạn trong lớp.

Bài tập 3: Trong lớp mẫu giáo lớn, hai bé gái Hương và Hà cùng chơi trong trò chơi “Gia đình”, 2 bạn đều muốn đóng vai mẹ. Chúng cãi nhau và không ai chịu nhường ai. Là giáo viên mầm non, bạn xử lý tình huống này như thế nào?

Hướng dẫn giải quyết tình huống:

- Cô đến hỏi han trẻ chơi, làm bớt căng thẳng giữa 2 trẻ.

- Cô có thể tham gia chơi cùng trẻ.

- Cho trẻ nhận vai chơi và thay nhau đổi vai làm mẹ

Bài tập 4: Trong phòng chơi khám bệnh, bạn Hồng và bạn Phương đang bận “Khám bệnh”. Dương từ đâu đi đến, quan sát rồi nói: “Cho tớ chơi với”,.Phương quay lại nhìn Dương rồi nói: “Không được đâu. Chật rồi, ở đây không có chỗ đâu”.

37

Dương buồn rầu đi sang chỗ khác tìm chỗ chơi. Nếu là giáo viên tổ chức trò chơi cho trẻ, bạn sẽ làm gì trước tình huống này?

Hướng dẫn giải quyết tình huống:

- Đến bên động viên và an ủi bạn Dương, đồng thời giáo viên hỏi han 2 bạn đang chơi.

- Cô tạo ra tình huống nếu có nhiều bạn thì trò chơi sẽ vui hơn và ý nghĩa hơn.

- Cô cùng chơi với trẻ. Cô sẽ để cho trẻ đổi vai chơi và theo dõi quá trình chơi của trẻ.

- Giáo dục trẻ phải đoàn kết và nhường nhịn nhau trong quá trình chơi.

Bài tập 5: Cả lớp mẫu giáo lớn đang chơi vui vẻ. Bỗng nhiên có tiêng khóc của Minh rất to. Thì ra Minh và Hùng đang chơi leo trèo trên ghế, vô tình Hùng ẩy nhẹ Minh, làm Minh trượt chân ngã. Hùng đứng ngẩn người ra, sợ hãi không biết làm thế nào? Các bạn khác chạy xúm đến nhìn bạn Minh khóc. Nếu là GV thì bạn giải quyết như thế nào trước tình huống như vậy

Hướng dẫn giải quyết tình huống:

- Giáo viên đến bên xem xét Minh ngã có đau không ở đâu không. Nếu bị thương tích phải kịp thời sơ cứu cho em.

- Hỏi nguyên nhân cả 2 trẻ.

- Nhắc nhở trẻ chơi phải đoàn kết, không tranh giành nhau.

- Không được chơi những trò chơi nguy hiểm nhất là leo trèo.

- Cho trẻ thấy được chơi leo trèo sẽ rất nguy hiểm.

Phục lục 2: Các hoạt động chính của trẻ trong ngày:

Tuổi nhà trẻ (3 tháng đến 36 tháng):

Thứ tự

Hoạt động Nội dung

1 Hoạt động đón trẻ: - Chuẩn bị trước khi đón: vệ sinh phòng, chuẩn bị đồ dùng phục vụ trẻ...

- Đón và tổ chức cho trẻ chơi, trò chuyện với trẻ.

38

ăn. 2 Hoạt động chơi, tập

luyện với trẻ

- Hoạt động giao lưu cảm xúc. - Hoạt động chơi tập có chủ đích. - Chơi các góc.

- Chơi ngoài trời. 3 Hoạt động sinh hoạt:

ăn, ngủ, vệ sinh....

- Vệ sinh cá nhân trước và sau bữa ăn. - Tổ chức cho trẻ ăn và dọn dẹp sau bữa ăn. - Tổ chức cho trẻ ngủ trưa.

- Cho trẻ dậy sau khi ngủ, dọn dẹp và cho trẻ đi.

vệ sinh sau khi ngủ dậy.

- Ăn phụ, uống sữa.

3 Chơi tập buổi chiều - Hoạt động giao lưu cảm xúc. - Ôn luyện những nội dung đã học. - Chơi với đồ vật, đồ chơi.

4 Hoạt động trả trẻ - Trả trẻ và trao đổi với phụ huynh với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.

- Tổ chức cho trẻ chơi và trò chuyện với trẻ. - Dọn dẹp sau khi trả trẻ.

Tuổi mẫu giáo (3 – 6 tuổi)

Thứ tự

Hoạt động Nội dung

1 Hoạt động đón trẻ: - Chuẩn bị trước khi đón: vệ sinh phòng, chuẩn bị đồdùng phục vụ trẻ... Đón trẻ và tổ chức cho trẻ chơi, trò chuyện với trẻ. Dọn dẹp sau khi đón.

- Thể dục sáng, chơi trò chơi vận động. - Điểm danh, báo ăn.

2 Hoạt động chơi, tập luyện với trẻ

- Hoạt động học có chủ đích. - Chơi ở các góc.

39

- Chơi ngoài trời. 3 Hoạt động sinh hoạt:

ăn, ngủ, vệ sinh...

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh mặt, tay trước và sau bữa ăn.

- Tổ chức cho trẻ ăn và dọn dẹp sau bữa ăn. - Tổ chức cho trẻ ngủ trưa.

- Cho trẻ dậy sau khi ngủ, dọn dẹp và cho trẻ đi vệ sinh sau khi ngủ dậy.

- Ăn phụ, uống sữa.

3 Chơi tập buổi chiều - Hoạt động giao lưu cảm xúc. - Ôn luyện những nội dung đã học. - Chơi với đồ vật, đồ chơi.

4 Hoạt động trả trẻ - Trả trẻ và trao đổi với phụ huynh với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.

- Tổ chức cho trẻ chơi và trò chuyện với trẻ. - Dọn dẹp sau khi trả trẻ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Nghề giáo viên mầm non (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)