Giai đoạn ra làm việ cở cơ sở GDMN

Một phần của tài liệu Bài giảng Nghề giáo viên mầm non (Trang 35 - 38)

33 2.3.3.1. Tự học tập bồi dưỡng:

Nhiệm vụ của giáo viên là không ngừng hoạt động học tập, tu dưỡng để có

đủ trình độ đáp ứng những yêu cầu mới. Việc tự học tập và tựđào tạo suốt đời của mỗi người không nhất thiết phải qua trường lớp chính quy như học ở trường phổ thông và trường sư phạm mà chủ yêu qua sách báo, phim ảnh, qua các phương tiện

thông tin đại chúng, tựtu dưỡng thường xuyên qua công việc chuyên môn và thực tế.

Việc tự hoàn thiện bản thân là một quá trình lâu dài và bền bỉ, giúp cho giáo viên phát triển nghề nghiệp một cách bền vững. Giáo viên mầm non chỉ có thể hoạt động ở mức

độ cao khi họthường xuyên tự hoàn thiện và tựnâng cao trình độ bản thân. Tự hoàn thiện bản thân vừa là sự bổ sung thường xuyên các thông tin nghề nghiệp và văn hóa

chung. Mặt khác, như là sựđổi mới thường xuyên kinh nghiệm xã hội của cá nhân.

Phương thức tự học có những điểm thuận lợi với giáo viên đó là ai cũng có thể tham gia vào quá trình học, học theo nhu cầu, học theo khảnăng và năng lực cá nhân.

Việc tự học và bồi dưỡng chuyên môn của GVMN có thểđược thực hiện: - Tự học qua thực hành trải nghiệm, qua thực tế làm việc như: tổ chức các hoạt động giáo dục và cùng chia sẻ với đồng nghiệp, dưới sự giúp đỡ của cán bộ

quản lý.

- Tham gia học tập các chương trình bồi dưỡng.

- Tham gia các lớp trung cấp chính trị, quản lý nhà nước về giáo dục.

2.3.2.2. Việc học tập và rèn luyện của bản thân còn có thể thông qua đào tạo tiếp nối (đào tạo nâng cao trình độ)

Trong xu thế chuẩn hóa giáo dục, hiện đại hóa và toàn cầu hóa người giáo

viên được cả xã hội quan tâm đặc biệt, vì giáo viên là người có vị trí quan trọng và quyết định chất lượng giáo dục trẻ mầm non. Trong luật giáo dục: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học để nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của chính phủ”(Điều 70)

34

bằng cách tạo điều kiện để giáo viên mầm non tham dự các lớp học tập nâng cao

trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vềtrình độđào tạo đối với giáo viên. Ngày nay, ngành Giáo dục đã mở ra các phương thức đào tạo mở, mang tính linh hoạt dành cho giáo viên có nhu cầu, có điều kiện nhất định tham gia học tập để đạt trình

độ cao hơn, trình độ chuẩn hơn. Hiện nay, có các loại hình đào tạo như:

+ Theo học các khóa đào tạo chính quy tại các trường Đại học và Cao Đẳng. + Học chính quy tại chức hoặc học tại chức, học từ xa.

+ Tham gia các khóa học lấy chứng chỉ khác.

Tùy theo khả năng và nhu cầu của cá nhân, lĩnh vực và vị trí công tác giáo viên mầm non có thểtham gia vào quá trình đào tạo theo các tầng bậc:

Cao đẳng - > Đại học -> Thạc sỹ - > Tiến sỹ

Vậy, chương trình tự hoàn thiện của GVMN gồm việc tự học để hoàn thiện những tri thức xã hội – chính trị, việc tìm hiểu những thành tựu mới nhất của khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng nhằm làm phong phú thêm giá trị

Chân - Thiện – Mỹ của bản thân, hiểu thêm về các xu thế và hiện tượng mới trong

môi trường xung quanh, liên hệ áp dụng và quá trình giáo dục trẻ em thế hệ mới.

Câu hỏi ôn tập:

1. Thế nào là nhân cách của GVMN. Nêu những phẩm chất, năng lực cần thiết của giáo viên mầm non.

2. Trình bày các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

3. Trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực nghề của giáo viên mầm non.

35

Một phần của tài liệu Bài giảng Nghề giáo viên mầm non (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)