Khái niệm cơ sở dữ liệu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ở việt nam và kiến nghị (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu đề tài

1.3.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các dữ liệu có tổ chức, thường được lưu trữ và truy cập điện tử từ hệ thống máy tính. Khi cơ sở dữ liệu phức tạp hơn, chúng thường được phát triển bằng cách sử dụng các kỹ thuật thiết kế và mô hình hóa chính thức. Là hệ thống bao gồm rất nhiều thông tin, dữ liệu

được xây dựng theo một cấu trúc nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của nhiều người hay chạy nhiều chương trình ứng dụng cùng một lúc. Khi áp dụng hình thức lưu trữ này, nó sẽ giúp khắc phục được những điểm yếu của việc lưu file thông thường trên máy tính. Các thông tin lưu trữ sẽ đảm bảo được nhất quán, hạn chế tình trạng trùng lặp thông tin.

Cơ sở dữ liệu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được hiểu là hệ thống thông tin đầy đủ về Nhà thầu và các bên có liên quan như Bên mời thầu/Chủ đầu tư, các văn bản quy phạm, danh sách trúng thầu, giảng viên,các cơ sở đào tạo, các tổ chức cá nhân vi phạm,…

Ví dụ cụ thể như cơ sở dữ liệu của nhà thầu bao gồm các thông tin cơ bản về nhà thầu(Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy nộp thuế,giấy chứng nhận về sản phẩm,…), về năng lực tài chính và kỹ thuật( Báo cáo tài chính về doanh thu bình quân hàng năm và vốn xoay,nợ…), về kinh nghiệm như các gói thầu đã tham gia, lịch sử hợp đồng đã hoàn thành hay chưa hoàn thành trong quá khứ,…

Việc sử dụng hệ thống CSDL sẽ khắc phục được những khuyết điểm của cách lưu trữ dạng file riêng lẻ:

• Giảm trùng lặp thông tin, đảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu

• Cho phép dữ liệu được truy xuất theo nhiều cách khác nhau, từ nhiều người khác nhau và nhiều ứng dụng khác nhau

• Tăng khả năng chia sẻ thông tin

• Giảm lượng giấy tờ cần lưu trữ

Tuy nhiên việc sử dụng CSDL lại có những phiền hà không hề nhỏ sau đây:

• Tính chủ quyền của dữ liệu:

Thể hiện ở phương diện an toàn dữ liệu. Khả năng biểu diễn mỗi liên hệ ngữ nghĩa của dữ liệu và tính chính xác của dữ liệu. Người khai thác cơ sở dữ liệu phải cập nhật cho CSDL những thông tin mới nhất.

Do ưu điểm CSDL có thể cho nhiều người khai thác đồng thời, nên cần phải có một cơ chế bảo mật phân quyền khai thác CSDL. Các hệ điều hành nhiều người sử dụng hay cục bộ đều cung cấp cơ chế này.

• Bảo đảm vấn đề tranh chấp dữ liệu khi xảy ra:

Khi nhiều cùng truy nhập CSDL với các mục đích khác nhau. Rất có thể sẽ xảy ra hiện tượng tranh chấp dữ liệu. Cần có cơ chế ưu tiên khi truy cập CSDL. Ví dụ như admin luôn có thể truy cập CSDL và có thể cấp quyền ưu tiên chơ từng người khai thác.

• Đảm bảo an toàn, toàn vẹn của dữ liệu khi có sự cố:

Khi CSDL nhiều và được quản lý tập trung, khả năng rủi ro mất dữ liệu rất cao. Các nguyên nhân chính là mất điện đột ngột hoặc hỏng thiết bị lưu trữ. Hiện tại có một số hệ điều hành đã có cơ chế tự động sao lưu ổ cứng và fix lỗi khi có sự cố xảy ra, cần luôn luôn sao lưu dự phòng cho dữ liệu đề phòng trường hợp xấu xảy ra.

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ở việt nam và kiến nghị (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w