Một số kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ở việt nam và kiến nghị (Trang 77 - 80)

5. Kết cấu đề tài

2.4.1. Một số kết quả đạt được

a) Đánh giá môi trường tìm kiếm

Việc tạo ra một cơ sở dữ liệu lên hệ thống góp phần giúp cho người dùng,nhà thầu hay bên mời thầu tìm kiếm một cách dễ dàng, công khai và minh bạch. Khi nhà thầu này muốn tham gia gói thầu khác cũng không mất thời gian để làm lại hay tải lại lên hệ thống vì trên hệ thống đã giúp nhà thầu đó lưu trữ lại. Không những thế việc đánh giá năng lực hay kinh nghiệm, công tác chấm thầu đối với bên mời thầu/ chủ đầu tư cũng đỡ mất nhiều thời gian hơn. Giảm thiểu được nhiều thủ tục hành chính khi làm truyền thống, giảm việc lưu trữ giấy tờ.

b) Đánh giá về môi trường pháp lý

Trong năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì thực hiện các công việc liên quan đến chính sách, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về lựa chọn nhà thầu. Theo đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu ngày một hoàn thiện, chuẩn hoá và thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, giúp duy trì hoạt động đấu thầu hiệu quả, đảm bảo tăng cường hơn nữa tính minh bạch, cạnh tranh trong đấu thầu.

Khi đưa cơ sở dữ liệu vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cùng với những ban hành văn bản pháp luật phù hợp của lĩnh vực đấu thầu đã giúp nước ta có những bước tiến rõ ràng. Cụ thể, qua mỗi giai đoạn, công tác xây dựng và ban hành pháp luật đã có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời đáp ứng cơ bản các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý đấu thầu mua sắm cũng như cơ sở dữ liệu của nhà thầu. Cùng với sự hội nhập của đất nước và nhu cầu đấu thầu ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu môi trường pháp lý cũng phải đáp ứng được các tiêu chí đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Trong những năm qua, tính cạnh tranh và công bằng trong đấu thầu đã dần được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Luật Đấu thầu 2013 đã quy định rõ hơn về tính đảm bảo cạnh tranh và công bằng trong đấu thầu.

Theo Luật Đấu thầu năm 2013, quy định các nhà thầu phải được đối xử như nhau, không phân biệt đối xử, đồng thời trong quá trình đấu thầu mọi nhà thầu đều được tiếp cận thông tin đấu thầu như nhau, không phân biệt. Để đảm bảo tính răn đe trong việc bảo đảm thực hiện yêu cầu công bằng trong đấu thầu, Luật Đấu thầu 2013 (Điều 89) cũng quy định về những hành vi bị cấm trong đấu thầu có liên quan đến việc không đảm bảo trong đấu thầu như: thông thầu, nhận hối lộ, môi giới nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu, gian lận trong đấu thầu và quy định về xử lý các vi phạm trong đấu thầu để đảm bảo cho việc thực hiện yêu cầu công bằng trong đấu thầu. Đồng thời, để nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin trong đấu thầu và nâng cao hiệu quả đấu thầu, nước ta đã tích cực chủ động triển khai áp dụng đấu thầu qua mạng.

Lợi ích của đấu thầu qua mạng là tạo môi trường đấu thầu thực sự minh bạch, cạnh tranh, theo đó cho đến thời điểm mở thầu thì: số lượng nhà thầu tham dự được giữ bí mật, bên mời thầu không biết nhà thầu nào tham dự, các nhà thầu cũng không biết “đối thủ” của mình là ai nên có thể hạn chế tối đa vấn nạn thông thầu, dàn xếp quân xanh quân đỏ trong đấu thầu. Tất cả các nhà thầu đều có thể tham dự, tất cả đều có thể đọc được HSMT phát hành trên hệ thống, chính điều này đã tăng tính cạnh tranh cao trong ĐTQM. Toàn bộ quy trình đấu thầu từ lúc phát hành thông báo mời thầu đến lúc đánh giá hồ sơ dự thầu không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa bên mời thầu và nhà thầu do toàn bộ các thông tin đều được công khai trên mạng: hồ sơ mời thầu được phát hành miễn phí trên mạng; làm rõ hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu cũng được thực hiện online; biên bản mở thầu, kết quả đấu thầu được công khai. Việc công khai biên bản mở thầu trên Hệ thống còn có thể giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng phát hiện những sai phạm trong đấu thầu, giúp hạn chế tối đa việc thống thầu. Thông tin đấu thầu đã quản lý thống nhất trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, không ngừng cập nhật tạo điều kiện cho các nhà thầu tra cứu, tiếp cận thông tin đấu thầu dễ dàng, kịp thời và đáng tin cậy hơn. Bên mời thầu phải phát hành miễn phí hồ sơ mời thầu, hồ sơ

dự thầu, hồ sơ đề xuất một lần, việc mở thầu cũng được tiến hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau khi đóng thầu. Việc công khai thông tin tiếp tục được tăng cường, tạo sự minh bạch tối đa. Thông tin về đấu thầu được quản lý đầy đủ, thống nhất trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, tạo điều kiện cho các nhà thầu tra cứu, tiếp cận thông tin đấu thầu dễ dàng, kịp thời, đáng tin cậy, công khai trên mạng và được công nhận giá trị pháp lý.

Vì vậy, tiết kiệm chi phí in ấn, đi lại, nhân sự tham gia tổ chức lựa chọn nhà thầu, giảm chi phí hành chính, thời gian (thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng giảm trung bình từ 3-5 ngày so với đấu thầu truyền thống).

Và nhờ có cơ sở dữ liệu mà việc tham gia và đăng tải thông tin của nhà thầu cũng trở nên dễ dàng và giảm kể thủ tục hành chính, cũng giúp nhà thầu lưu trữ lại những thông tin cần thiết để dùng cho việc tham gia dự thầu. Đồng thời, khi các nhà thầu khác muốn tìm kiếm thông tin của nhà thầu này cũng cũng không khó khăn và nhanh chóng hơn vì thông tin luôn được công khai và minh bạch.

c) Đánh giá về ứng dụng khoa học, kỹ thuật

Trong năm 2020, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tiếp tục được nâng cấp, hoàn thiện, mở rộng tính năng, tiện ích, đáp ứng tối đa yêu cầu thực tế phục vụ người sử dụng, cụ thể: Nâng dung lượng tệp tin (file) đính kèm trong hồ sơ mời thầu (E- HSMT), hồ sơ dự thầu (E-HSDT) của các gói thầu thuộc lĩnh vực hàng hóa, xây lắp, tư vấn và phi tư vấn lên tối đa 300MB/tệp tin. Bên cạnh đó Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đã tiến hành chỉnh sửa và nâng cấp các chức năng trong nghiệp vụ về lựa chọn nhà thầu qua mạng. Trong đó có các cải tiến nổi bật về chức năng tham dự thầu của các nhà thầu, cụ thể là chức năng kê khai năng lực kinh nghiệm của nhà thầu. Theo đó, việc cải tiến chức năng kê khai năng lực kinh nghiệm của nhà thầu đã được tiến hành hoàn thiện trong tháng 10/2019. Với việc cải tiến chức năng này, hiện nhà thầu có thể kê khai trước thông tin doanh nghiệp, các báo cáo tài chính, hợp đồng đã và đang thực hiện, danh sách nhân sự chủ chốt và máy móc thiết bị. Sau đó, trong thời

điểm nộp E-HSDT, nhà thầu sẽ chỉ phải chọn các dữ liệu từ những trường thông 62

tin đã nhập vào trước đó, không cần thao tác nhiều lần như trước đây. Việc cải tiến này đã giúp giảm rất nhiều thời gian chuẩn bị E-HSDT cho các nhà thầu, không phải lặp lại việc kê khai năng lực, kinh nghiệm cho từng gói thầu. Trong khi đó, nhiều bên mời thầu cho biết, điều này giúp tăng khả năng kiểm soát tính chính xác khi nhà thầu kê khai năng lực kinh nghiệm.

Các nhóm chức năng này được chỉnh sửa theo Thông tư số 04/2017/TT- BKHĐT quy định chi tiết lập về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Các chỉnh sửa đối với nhóm chức năng của nhà thầu bao gồm: quy trình nhập và gửi E-HSDT; các biểu mẫu về hợp đồng tương tự, nhân sự chủ chốt và báo cáo tài chính; chức năng in E-HSDT.

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ở việt nam và kiến nghị (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w