5. Kết cấu đề tài
3.1.2. Bối cảnh trong nước
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những sự đổi mới và phát triển về kinh tế, chính trị và cả xã hội. Đổi mới từ cơ chế quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, cạnh tranh và có sự quản lý của nhà nước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới mô hình quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về chi tiêu công, kiểm soát tình hình nợ công, đặc biệt Đảng, nhà nước đang đẩy mạng công cuộc phòng, chống tham nhũng trong công tác quản lý kinh tế, phát triển trong việc tăng cường các hoạt động đối ngoại cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đã tích cực, chủ động tham gia và nâng cao hiệu quả tại các cơ chế, diễn đàn quốc tế và khu vực, hội nhập kinh tế sâu rộng. Việt Nam đã hội nhập trên nhiều khía canh, lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trong đó có lĩnh vực đấu thầu. Xu thế liên kết và tự do hóa thương mại sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 9, ngày 08 tháng 6 năm 2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020. Liên quan đến các cam kết về đấu thầu trong Hiệp định EVFTA, hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện để chuẩn bị trình Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực thi các cam kết này.Để đảm bảo sự tuân thủ Hiệp định EVFTA trong công tác lựa chọn nhà thầu, kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020, hoạt động lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương Mua sắm Chính phủ HIệp định EVFTA sẽ thực hiện theo quy định của Hiệp định EVFTA.Quý doanh nghiệp vui lòng tham khảo bản tóm tắt cam kết về đấu thầu của Việt Nam trong Hiệp định EVFTA được tóm tắt tại Mục Văn pháp pháp luật thực hiện (http://evfta.moit.gov.vn/? page=legal) hoặc nội dung đầy đủ Chương Mua sắm Chính phủ, Hiệp định EVFTA tại Mục Văn kiện Hiệp định.
Bên cạnh đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 95/2020/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).Nghị định này quy định việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ xây dựng, cung cấp hàng hóa nêu tại Phụ lục IV, V, VI kèm theo Nghị định này thuộc dự án, dự toán mua sắm của cơ quan mua sắm được liệt kê tại Phụ lục II và Phụ lục III khi có giá gói thầu từ ngưỡng giá nêu tại Phụ lục I trở lên. Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, cơ quan mua sắm phải tổ chức đấu thầu nội khối, trừ trường hợp người có thẩm quyền xét thấy cần tổ chức đấu thầu quốc tế để mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án, gói thầu. Đấu thầu nội khối là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu nội khối được tham dự thầu. Về nguyên tắc chung, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ đối xử bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu của các Nước thành viên với hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu trong nước; đối xử bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu của các Nước thành viên; đối xử bình đẳng giữa các nhà thầu trong nước với nhau, không phụ thuộc vào việc nhà thầu có cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài hoặc phụ thuộc về mặt tổ chức với nước ngoài. Xuất xứ của hàng hóa trong gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này được xác định theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
Việc tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế thông qua đàm phán ký kết các FTA khẳng định mục tiêu xây dựng môi trường mua sắm công minh bạch, hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và giúp nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc hội nhập tạo áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp. Ngoài ra, nó cũng đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách và chế tài để quản lý đấu thầu mua sắm hàng hóa. Bên cạnh đó, việc nâng cao thương hiệu, uy tín của hàng hóa đối với từng sản phẩm cũng được nhà cung cấp chú trọng. Việc mở cửa thị trường mua sắm công đòi hỏi việc mua sắm hàng hóa phải được đối xử công bằng, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đấu thầu quốc tế không phân biệt thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ; chất lượng sản phảm,
hàng hóa và gây khó khắn hơn trong việc sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong nước.
3.2. Định hướng về công tác hoàn thiện cơ sở dữ liệu trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia ở Việt Nam
Xu thế chung của toàn cầu hiện nay và trong thời gian tới là xu thế hội nhập giữa các quốc gia, khu vực và toàn thế giới. Nội dung hội nhập ngày càng phong phú và đa dạng bao gồm tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm cả hoạt động quản lý chi tiêu công và quản lý về đấu thầu mua sắm công.
Đấu thầu mua sắm công hướng đến mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Cần hạn chế tối đa nguy cơ tham nhũng, lãng phí và kiểm soát chặt chẽ công tác đấu thầu. Qua đó nâng cao chất lương, hiệu quả sử dung vốn ngân sách, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng môi trường pháp lý ngày càng văn minh, hiên đại, ̣công khai mọi công tác liên quan đến đấu thầu. Việc ứng dung thành tựu của khoa học công nghê đốị với viêc đổi
mới quản lý, tiến tới áp dung đấu thầu mua sắm công qua hê thống ̣ mạng Internet để đơn giản hóa quy trình, thủ tuc quản lý, minh bạch hóa các hoạt động trong đấu thầu mua sắm công. Việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học và kỹ thuật vào trong hoạt động quản lý giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và chuyên nghiệp hóa hoạt động đấu thầu. Đổi mới phương pháp, cách thức trong công tác quản lý, đồng thời phải có sự thay đổi và điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu theo hướng mở cửa rộng hơn cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà thầu nước ngoài được được tham gia cạnh tranh, công bằng với các nhà thầu trong nước trong việc tham gia vào thị trường mua sắm công của Chính phủ. Bộ máy quản lý về cơ sở dữ liệu có xu hướng ngày càng đơn giản, tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả. Muốn công tác quản lý về cơ sở dữ liệu hiệu quả thì trước hết cần thiết phải có một bộ máy quản lý hiệu quả, tinh gọn, hợp lý có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phân cấp trách nhiệm trong quản lý và có khả năng thực thi tốt, có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đấu thầu vào trong thực tiễn. Hệ thống pháp luật về Đấu thầu mua sắm
công ngày càng tập trung, đồng bộ, thống nhất, hoàn thiện, rõ ràng và khả thi. Pháp luật là công cụ quản lý quan trọng nhất để thực hiện quản lý về đấu thầu mua sắm công.
Do vậy, trong xu thế hội nhập và ngày càng phát triển như hiện nay và trong thời gian tới rất cần thiết phải xây dựng được một hệ thống pháp luật trong quản lý về đấu thầu mua sắm ngày càng tập trung, đồng bộ, thống nhất, hoàn thiện rõ ràng các quy định, hướng dẫn và ngày càng có tính khả thi cao, có như vậy mới tạo được môi trường, hành lang pháp lý tốt, thuận lợi cho việc thực thi, cũng như thể chế để công tác quản lý phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn. Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vụ việc vi phạm liên quan đến quản lý về đấu thầu mua sắm ngày càng được nâng cao, tạo tính răn đe và chủ động phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. Đặc biệt tăng cường và mở rộng vai trò kiểm tra, giám sát độc lập của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội đối với công tác quản lý đấu thầu. Bởi đấu thầu mua sắm công là lĩnh vực rất nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng, lãng phí và thất thoát ngân sách nhà nước; tuy nhiên trên thực tế công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vụ việc liên quan đến quản lý đấu thầu ở nước ta vẫn chưa thật mạnh mẽ, chất lượng còn thấp, thiếu tính răn đe. Do vậy, trong thời gian tới rất cần thiết phải khắc phục các vấn đề nêu trên để tăng cường công tác quan lý đấu thầu hiệu quả.
3.3. Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện cơ sở dữ liệu trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia ở Việt Nam