Mục đích và lợi ích của Đấu thầu qua mạng

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ở việt nam và kiến nghị (Trang 25 - 29)

5. Kết cấu đề tài

1.2.4 Mục đích và lợi ích của Đấu thầu qua mạng

a) Mục đích

Triển khai đấu thầu qua mạng nhằm ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin, truyền thông vào hoạt động đấu thầu mua sắm công trên cơ sở đảm bảo quản trị tốt, đem lại đúng giá trị sử dụng hiệu quả vốn nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường tính công

khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, ngăn ngừa tham nhũng và nâng cao niềm tin của người dân vào hoạt động đấu thầu mua sắm công.

Về cơ bản khi triển khai áp dụng đấu thầu qua mạng sẽ đạt được một số mục đích sau:

- Về Quản lý: Cùng với sự trợ giúp của quy trình đấu thầu qua mạng, toàn bộ quá trình đấu thầu có thể được giám sát bởi bất kỳ ai quan tâm. Nói cách khác, những quy trình, quyết định và kết quả của hoạt động đấu thầu có thể được quan sát một cách trực tuyến bởi những nhà cung cấp tiềm năng, cộng đồng và bản thân Chính phủ. Chính sự minh bạch và dễ dàng trong quản lý của đấu thầu qua mạng làm gia tăng tính trách nhiệm và hiệu quả của những bộ phận tham gia vào quá trình đấu thầu. Nó cũng khuyến khích những nhà cung cấp mới tham gia vào hoạt động đấu thầu và gia tăng niềm tin của cả cộng đồng

nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh.

- Về tính hiệu quả: Đấu thầu qua mạng bao hàm những quy chuẩn, sự tổ

chức hợp lý và sự thống nhất của cả một quá trình. Chính điều này làm giảm bớt chi phí quản lý và thời gian thực hiện nên đã tiết kiệm được một khoản không nhỏ trong suốt quá trình đấu thầu. Hơn thế nữa, bằng việc gia tăng hiệu quả của hoạt động đầu tư công, hệ thống đấu thầu qua mạng mang lại giá trị lớn hơn của những khoản đầu tư này so với việc không thực hiện đấu thầu qua mạng. Việc này đã giảm bớt gánh nặng về thuế mà người dân một quốc gia phải gánh chịu.

- Về sự phát triển cân bằng: Một giải pháp điện tử hóa quá trình đấu thầu khiến nó trở nên thương mại hóa hơn, và do vậy thúc đẩy sức sản xuất và cạnh tranh, chống lại cơ chế độc quyền, giảm thiểu những rào cản của thị trường, làm cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và nền kinh tế từng khu vực nói riêng phát triển. Điều đó thiết lập nền tảng cho đầu tư công trở nên công bằng, cân bằng và hiệu quả hơn. Do vậy, nó giúp những quốc gia đang phát triển tiến lên một nấc mới trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Hệ thống đấu thầu qua mạng mang lại lợi ích rất lớn cho cấp chính quyền quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và nhà thầu, cung cấp một kênh minh bạch hóa các thông tin trong đấu thầu không chỉ của các đơn vị trong Nhà nước mà cả các tổ chức, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giúp quá trình lựa chọn nhà thầu diễn ra công khai, công bằng dưới sự giám sát của cả cộng đồng và đạt được hiệu quả kinh tế nhờ tiết kiệm các chi phí so với tổ chức đấu thầu truyền thống.

Thứ nhất, lợi ích đối với nhà thầu

• Cung cấp một địa chỉ duy nhất để nhà thầu truy cập thông tin về các gói thầu mua sắm công.

• Thuận lợi trong quá trình chuẩn bị đấu thầu do quá trình đấu thầu điện tử đã được chuẩn hóa, tối giản dữ liệu nhập vào.

• Tăng cơ hội thắng thầu nhờ việc giảm thiểu khả năng bị loại vì hồ sơ dự thầu không phù hợp do hệ thống đấu thầu điện tử tự động kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu khi nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.

• Nhà thầu có thể nộp hồ sơ dự thầu tại bất kỳ thời gian, địa điểm nào trước thời điểm đóng thầu.

• Tăng cường khả năng dự báo, lên kế hoạch thực hiện hợp đồng do nhà thầu truy cập được Kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

• Tiết kiệm thời gian và chi phí. Đảm bảo công bằng cho tất cả các nhà thầu tham gia đấu thầu qua mạng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tham gia gói thầu ngang bằng với các nhà thầu khác.

Thứ hai, lợi ích đối với Chính phủ

• Nhận được giá chào thầu cạnh tranh hơn do có nhiều nhà thầu tham dự.

• Sử dụng tốt giá trị đồng tiền nhờ sử dụng chức năng mua sắm tập trung.

• Tăng khả năng và trách nhiệm giải trình với người dân và các tổ chức quốc tế thông qua việc công bố minh bạch thông tin trong các bước lựa chọn nhà thầu.

• Giảm thời gian chuẩn bị tổ chức lựa chọn nhà thầu để đáp ứng tiến độ nhu cầu của bên mời thẩu.

• Hiệu quả trong các thủ tục tổ chức đấu thầu do quá trình đấu thầu được chuẩn hóa và liền mạch thông qua hệ thống đấu thầu điện tử. Dễ dàng truy cập thị trường các nhà thầu.

• Giảm tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu do giảm thiểu các giao dịch cần gặp mặt giữa nhà thầu và bên mời thầu.

• Giám sát việc thực hiện hợp đồng hiệu quả thông qua hệ thống quản lý hợp đồng.

• Sự sẵn có của các thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu điện tử giúp Chính phủ lên kế hoạch đấu thầu tốt hơn.

• Dễ dàng quản trị cơ sở dữ liệu về đấu thầu thông qua hệ thống đấu thầu, thuận lợi cho công tác tổng hợp, báo cáo về tình hình đấu thầu..

• Hướng dần hoạt động đấu thầu ngày càng công khai, minh bạch, các quy

định về đấu thầu phải được sửa đổi và hoàn thiện theo hướng phù hợp với xu thế hội nhập và quy định của các điều ước, thông lệ quốc tế.

Thứ ba, lợi ích đối với người dân

• Tăng cường khả năng giám sát trong đấu thầu công.

• Hiểu và biết được tình hình sử dụng ngân sách nhà nước từ thuế của người dân có hiệu quả hay không.

• Thông qua những lợi ích mà đấu thầu qua mạng mang lại, góp phần thúc

đẩy các nhà thầu phải chuyên môn hóa, hiện đại hóa trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao nhưng lại có giá cả phù hợp. Thông qua đó trực tiến góp phần phát triển kinh tế xã hội, phát triển lực lượng sản xuất. Do vậy, người dân được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ phong phú, đa dạng và có giá cả ngày càng rẻ hơn.

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ở việt nam và kiến nghị (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w