Những hạn chế trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Kinh tế tuần hoàn kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách phát triển tại việt nam (Trang 52)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.3. Những hạn chế trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam hiện nay

Việt Nam còn đối mặt nhiều thách thức, như chưa hình thành được ngành công nghiệp môi trường; còn thiếu các doanh nghiệp đủ năng lực về công nghệ tái chế, tái sử dụng các sản phẩm, vật liệu đã qua sử dụng; phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, khó khăn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ trong ngắn hạn, khó thay đổi ngay thói quen sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội hiện nay đối với nhiều sản phẩm dễ sử dụng như túi ni-lông, sản phẩm nhựa dùng một lần để chuyển sang chỉ sử dụng những vật liệu, sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng hoàn toàn.

Người dân chưa có được nhận thức, đúng đắn, đầy đủ về nền KTTH cũng như vai trò của nó đối với sự phát triển ngắn hạn và trong dài hạn của họ, của doanh nghiệp, của Nhà nước và toàn xã hội. Nền KTTH không chỉ thúc đẩy Nhà nước đầu tư, người dân cũng phải bỏ ra những khoản chi tiêu bổ sung để khắc phục hậu quả của tình trạng ô nhiễm do chất thải, các phế liệu từ quá trình sản xuất không được tái chế, đây chính là vấn đề khiến cho việc triển khai KTTH trở nên khó khăn hơn.

Tùy vào từng giai đoạn mà Nhà nước cần lựa chọn để hỗ trợ cho việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ một cách đồng bộ cho toàn bộ chuỗi biến đổi vật chất từ khai thác, sử dụng tài nguyên cho tới khi hoàn tất quá trình tiêu dùng/sử dụng các sản phẩm/dịch vụ được tạo ra từ những tài nguyên và tái chế hoặc sử dụng lại, để đưa những tài nguyên ban đầu trở lại chu kỳ phục vụ nhu cầu xã hội. Do nhu cầu sử dụng, nhu cầu đầu tư và hiệu quả của mỗi chu kỳ biến đổi vật chất có khác nhau và nguồn lực phục vụ việc hiện thực hóa quá trình biến đổi này.

VIỆT NAM 4.1. Thách thức

Là một nước có nền kinh tế lạc hậu, việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn với nhiều yêu cầu cao của xu thế phát triển, hội nhập đã đặt ra không ít thách thức đối Việt Nam, tiêu biểu như:

Một là, khung chính sách về phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn chưa được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Việt Nam hiện chưa có hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, Việt Nam vẫn còn thiếu các cơ chế chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn như: quy định trách nhiệm của doanh nghiệp về thu hồi, phục hồi tài nguyên từ các sản phẩm đã qua sử dụng; các công cụ, chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường…

Hai là, nhận thức về kinh tế tuần hoàn và sự cần thiết chuyển đổi sang phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn còn hạn chế. Những nhận thức đúng về kinh tế tuần hoàn cần được thực hiện từ khâu thiết kế tới khâu triển khai đối với từng ngành, từng lĩnh vực và cần được đồng thuận, thống nhất từ lãnh đạo, các cấp quản lý tới từng doanh nghiệp và người dân.

Ba là, nguồn lực cho việc thực hiện chuyển đối sang phát triển kinh tế tuần hoàn còn yếu. Kinh tế tuần hoàn phải gắn với đổi mới khoa học, tiếp cận công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, để phát triển kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, có thể giải quyết được các vấn đề từ khâu đầu đến khâu cuối của cả quá trình.

Bốn là, Việt Nam còn thiếu các doanh nghiệp đủ năng lực về công nghệ về tái chế, tái sử dụng các sản phẩm đã qua sử dụng; khó thay đổi ngay thói quen sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội hiện nay đối với nhiều sản phẩm dễ sử dụng như túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần sang chỉ sử dụng những vật liệu, sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng hoàn toàn; các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ khó khăn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ.

4.2. Một số định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Để thực hiện KTTH phù hợp với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam sẽ cần hực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. Bởi vì, theo kinh nghiệm quốc tế đã trình bày ở trên, KTTH hiện nay đã phát triển và không chỉ dừng lại ở việc xem tận dụng vật liệu, mà cận được xem xét toàn diện theo 4 giai đoạn: (1) sản xuất (bao gồm thiết kế và thực hiện sản xuất), (2) Tiêu dùng, (3) Quản lý chất thải và (4) Chuyển từ chất thải thành tài nguyên. Từ các phân tích dựa trên kinh nghiệm quốc tế ở trên, nhóm em đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy thực hiện KTTH tại Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ cho phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường, quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại và tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường tương đương với nhóm các nước tiên tiến trong khu vực. Song hành cùng với đó, đẩy nhanh việc hoàn thiện và ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp môi trường, trong đó có công nghiệp tái chế. Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thúc đẩy phát triển thị trường trao đổi sản phẩm phụ, sản phẩm thải bỏ để kết nối chuỗi giữa thải bỏ - tái chế - tái sử dụng để rác thải, chất thải trở thành tài nguyên thứ cấp trong hệ thống vòng kín của chu trình sản xuất mới.

hoàn. Doanh nghiệp là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện. Vai trò kiến tạo của Nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để kinh tế tuần hoàn phát triển. Việt Nam có thể cân nhắc đưa cả hai cách tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn của quốc tế vào lộ trình của mình. Đó là:

(i) Cách tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu (Group of sectors, products, materials and substances) – có thể gọi tắt là tiếp cận theo loại vật liệu: Tập trung tuần hoàn một số vật liệu nhất định, khuyến khích các sáng kiến và điển hình tốt, phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực đó, từ đó nhân rộng. Ví dụ, xây dựng lộ trình “không rác thải nhựa dùng một lần” và “không rác thải” (tại Malaysia, Canada), cách tiếp cận dựa vào thị trường (tại Mỹ, Úc),…

(ii) Cách tiếp cận theo quy mô kinh tế (Systemic economy-wide implementation): Thành lập các không gian địa lý như khu công nghiệp, các thành phố kiểu mẫu, những hoạt động kinh doanh và sản xuất trong các không gian này được thiết kế sao cho kết nối với nhau thành các vòng tuần hoàn, sau đó nhân rộng các mô hình thành công (kinh nghiệm Đan Mạch, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada,…);

Thứ hai, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào, áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành, đặc biệt là xử lý rác thải để tái tạo nguyên liệu mới. Quy định lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại, sản phẩm sử dụng một lần bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm.

Việc phát triển KTTH cần dựa trên các ngành, lĩnh vực và địa phương đã và đang triển khai các mô hình kinh tế gần với cách tiếp cận KTTH, từ đó bổ sung hoàn thiện và có sự lựa chọn phù hợp cho từng ngành, lĩnh vực nhưng phải dựa trên các mô hình đã có như các mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải) được triển khai ở nước ta thời gian qua.

Đối với Việt Nam, ưu tiên trước hết là chất thải nhựa và túi ni-lon phải thực hiện và đưa vào kế hoạch 5 năm tới để giải quyết triệt để, giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường dựa trên cơ sở phát triển kinh tế tuần hoàn.

Thứ ba, điều chỉnh quy hoạch năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, thủy điện; kiểm soát, thu hút có chọn lọc dự án đầu tư trên cơ sở xem xét các yếu tố về quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất, kỹ thuật môi trường và vị trí thực hiện dự án. Xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ dựa trên các tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm thiểu chất thải.

Thu hồi vật liệu đóng vai trò quan trọng trong KTTH. Có 3 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy việc này, đó là : phân loại rác tại nguồn, mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (ERP) và thúc đẩy thị trường mới phát triển (gồm thị trường thu hồi và tái chế nhựa, giấy, kim loại,… và thị trường cung cấp các sản phẩm tái chế). Đối với việc cách tiếp thị trường (Market-based Approach – MBA) để tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các thị trường này, như kinh nghiệm của Hoa Kỳ, tạo ra chỉ tiêu công xanh (green public procurement) thường có tác động rất lớn thậm chí tiêu dùng của chính phủ trong nhiều trường hợp có thể định hướng sản xuất và tiêu dùng thị trường.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cần phải xác định rõ đâu là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Thay vì sản xuất sản phẩm càng nhanh, càng rẻ càng tốt, thì độ bền của sản phẩm và quy

nỗ lực phát triển các chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường. Đặc biệt, phần khó khăn nhất trong sứ mệnh mở rộng nền kinh tế tuần hoàn sẽ là thuyết phục người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm.

Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về KTTH. Các dữ liệu về KTTH không chỉ tập hợp thông tin về các điển hình hoặc sáng kiến tuần hoàn tốt để xem xét và nhân rộng, mà còn bao gồm cả các dữ liệu quan trọng, giúp theo dõi mức độ tuần hoàn của nền kinh tế (như tỷ lệ tái chết chất thải rắn, tỷ lệ tái sử dụng chất thải, hiệu suất tuần hoàn tài nguyên,…). Đây là các dữ liệu quan trọng để phục vụ cho việc quản lý và điều chỉnh việc thực hiện KTTH.

Thực tế là các nước hàng đầu về KTTH trên thế giới đều có hệ thống cơ sở dữ liệu rất tốt về KTTH, trong khi đó ngay cả những dữ liệu cơ bản như tỉ lệ chế chất thải rắn qua các năm thì Việt Nam vẫn chưa thống kê được.

Thứ năm, thực hiện kinh tế tuần hoàn cần gắn liền với phát triển công nghệ, kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0. Đổi mới công nghệ là cốt lõi, là yếu tố quan trọng quyết định thành công khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Công nghệ mới sẽ giúp việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả, giảm thải ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tránh khai thác quá mức tài nguyên, đồng thời tạo được cơ hội việc làm mới... đảm bảo mục tiêu của mô hình này.

Trên thực tế, nhiều sáng kiến tuần hoàn mới có thể xuất hiện từ sự phát triển của công nghệ như tại Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan, phần mềm cài trên điện thoại cho phép người dùng tích điểm sau khi thực hiện thu gom rác thải tái chế. Sau đó, họ có thể sử dụng điểm này để có thế mua hàng tại siêu thị và cửa hàng thay tiền mặt. Điều này không những khuyến khích người dân tham gia thu gom và tái chế mà còn giúp nâng cao nhận thức của người dân.

Thứ sáu, xây dựng Chương trình giáo dục phổ cập kiến thức kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao nhận thức mọi người về trách nhiệm của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng. Sự nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện KTTH đã đóng góp rất nhiều sáng kiến giảm thiểu rác thải và tái sử dụng rác thải tại một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Pháp,…

Bên cạnh đó việc sử lý rác thải tại các nước đã được rút ngắn đi bởi sự phân loại rác thải trước khi đưa vào xử lý. Việc dử dụng túi nilong và nhựa dùng một lần tại Việt Nam chưa được quy định rõ ràng nên việc sử dùng tràn lan, vứt rác bừa bãi ra môi trường. Nhựa dùng một lần cũng là mối nguy hại đến biển. Vì thế, cần có một chính sách cụ thể về việc sử dụng nhựa một lần và nâng cao nhận thức của người dân về phân loại rác thải.

4.3. Phân tích sự đồng tình của sinh viên khoa môi trường ở các trường Đại học trên địabàn Thành phố Hà Nội về các giải pháp nêu trên bàn Thành phố Hà Nội về các giải pháp nêu trên

4.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp mẫu phi xác suất là chọn mẫu thuận tiện. Đơn vị điều tra trong nghiên cứu được xác định là những sinh viên khoa Môi trường đã hiểu rõ về khái niệm KTTH. Cỡ mẫu trong nghiên cứu là 104 mẫu. Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành bằng online, xin ý kiến các thầy cô giáo chuyên ngành. Tổng số phiếu thu về là 122 phiếu. Trong đó có 18 phiếu không hợp lệ do điền thiếu câu trả lời, điền đáp án không phù hợp. Như vậy, tổng số phiếu thu về hợp lệ là 104 phiếu và được đưa vào phân tích tiếp theo. Trong đó có

Hà Nội và 65 câu trả lời từ các sinh viên trường khác trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) cho tham khảo về khích thước mẫu dự kiến, kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Với số quan sát trong bài là 7 thì quy mô nghiên cứu tối thiểu là 35 mẫu để đảm bảo yêu cầu. Thời gian hoàn thành thu thập dữ liệu trong vòng 7 ngày từ ngày 30/04/2021 đến ngày 06/05/2021.

4.3.2. Thang đo dùng trong nghiên cứu

Thang đo sử dụng trong nghiên cứu là thang đo likert với 5 mức độ (Hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý). Các chỉ báo đo lường các biến được sử dụng dựa theo sự phân tích kinh nghiệm thực hiện KTTH của các nước.

Bảng 4.1: Danh sách các biến

STT Code Nội dung

1 LN Môi trường thể chế trong KTTH 2 KH Lộ trình thực hiện KTTH

3 CT Đẩy mạnh thu hồi và tái chế rác thải khó phân hủy 4 DL Xây dựng CSDL đối với rác thải

5 CN Gắn liên với công nghệ 4.0

6 GD Đưa khái niệm KTTH vào trong giáo dục 7 PL Sự đồng tình với 6 giải pháp trên

4.3.3. Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở mục đích và tổng quan xem công tình nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành phân tích và lựa chọn yếu tố để xem xét tác động của nó đến sự thành công khi thực hiện KTTH bao gồm: Môi trường thể chế, lộ trình KTTH, đẩy mạnh thu hồi và tái chế rác thải khó tái chế; xây dựng cơ sở dữ liệu về KTTH, thực hiện KTTH gắn liền với công nghệ, đưa khái niệm KTTH vào trong trường học.

Kết quả điều tra được xử lý bằng chương trình SPSS 20.0 thông qua các bước:

Thứ nhất, đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Crombach’s Alpha. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu. Các biến có hệ số tương quan biến tổng >=0,3 và hệ số Crombach’s Alpha >=0,6 sẽ được giữ lại. Đồng thời hệ số Crombach’s Alpha từ 0,8 đến 1 là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là thang đo sử dụng được và lớn hơn 0,6 là có thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Kinh tế tuần hoàn kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách phát triển tại việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)