8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.2.11. Cộng hòa Singapore
1.2.11.1. Chính sách của Cộng hòa Singapore
Singapore là một quốc gia nhỏ, họ nhận thức được sự cần thiết phải cân bằng giữa phát triển kinh tế và bền vững môi trường. Do đó, việc tiếp cận theo tư duy của KTTH là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh tài nguyên và đất đai khan hiếm tại đất nước này
Hình 1.9: Lộ trình Kế hoạch tổng thể về không chất thải của Singapore
(Nguồn: Sumangali Krishnan, Sylvain Richer de Forges, 2020, Circular Economy in Singapore)[35]
Singapore triển khai KTTH theo nhiều cách bao gồm việc triển khai hệ thống trách nhiệm của nhà máy sản xuất mở rộng (ERP). Kế hoạch tổng thể về “Không chất thải” (Zero waste masterplan) là một chiến lược tổng thể, bao gồm luật pháp và quy định, cơ sở hạ tầng, phát triển ngành, nghiên cứu và phát triển, và tiếp cận, nhằm chuyển Singapore sang một nền kinh tế tuần hoàn. Dự luật Bền vững Tài nguyên đã được thông qua tại Quốc hội vào ngày 2 tháng 9 năm 2019, bắt buộc một số nhà sản xuất chất thải lớn phải tái sử dụng và tái chế nhiều hơn.
Hình 1.10: Mô hình Kinh tế tuần hoàn của Singapore
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2016 Kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu 2019 Kế hoạch tổng thể không chất thải 2021
Khung báo cáo bắt buộc đối với Bao bì (bao gồm cả chất dẻo) Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với rác thải điện tử
2024 Các quy định bắt buộc về phân loại và xử lý chất thải thực phẩm
1.2.11.2.Kết quả đạt được
Đầu tiên, họ đặt mục tiêu kéo dài tuổi thọ bãi chôn lấp của Semakau sau năm 2035, thứ hai, họ muốn giảm 30% lượng rác thải được gửi đến bãi rác trên đầu người mỗi ngày vào năm 2030 và cuối cùng đạt được tỷ lệ tái chế tổng thể 70% vào năm 2030 (81 % tỷ lệ tái chế không phải trong nước và tỷ lệ tái chế trong nước là 30%).