8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.2.9. Đại Hàn Dân Quốc
1.2.9.1. Chính sách của Đại Hàn Dân Quốc
Hàn Quốc bắt đầu thực hiện KTTH theo cách tiếp cận tập trung vào việc xử lý, tái chế rác thải. Điều này khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia có tỷ lệ tái chế cao thứ hai trong các quốc gia OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) năm 2013 [33]. Bộ môi trường Hàn Quốc (2017) đã tuyên bố ban hành các nguyên tắc tuần hoàn tài nguyên từ đầu năm 2018 thực hiện KTTH. Theo đó, Luật tuần hoàn tài nguyên bao gồm các điều như “nhận diện tài nguyên tuần hoàn”, “quản lý hiệu suất tuần hoàn tài nguyên”, “đánh giá tính khả dụng của chu kỳ tuần hoàn”, “phí xử lý chất thải”. Ngoài ra, Bộ luật này cũng bao gồm các chính sách để giảm lượng chất thải trong tất cả các quy trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ cho đến xử lý sản phẩm và thúc đẩy tái chế.
Luật Kiểm soát chất thải của Chính quyền trung ương (1986) và Luật về khuyến khích tiết kiệm và tái chế tài nguyên (1992) quy định mức phạt tối đa mà các chính quyền địa phương được phép áp dụng đối với việc không đáp ứng các yêu cầu về đổ bỏ rác thải. Xe tải thu gom rác thải từ chối thu gom những túi rác có chứa rác có thể tái chế và rác thực phẩm; những người thu gom rác đôi khi mở các túi này để kiểm tra tại chỗ và dán nhãn cảnh báo ghi rõ sự cần thiết phải phân loại rác thải. Phần thưởng cho việc báo cáo các hoạt động xả rác bất hợp pháp có thể lên tới 10-20% mức tiền phạt áp cho các hoạt động bất hợp pháp.
Chính quyền địa phương được lựa chọn một trong ba cách hoạt động sau để áp phí xả rác thải thực phẩm:
- Túi đựng rác trả trước: rác thải thực phẩm được đổ bỏ bằng cách sử dụng các túi rác trả trước được thiết kế riêng và có mầu sắc đặc trưng để thu gom rác tại các điểm thu gom chất thải tập trung (hoặc trước cửa nhà biệt thự nằm riêng);
- Những con Chip hoặc Nhãn trả trước: Cư dân vứt rác thực phẩm vào các thùng chứa tiêu chuẩn đã gắn một con chip hoặc nhãn dán trả trước có thể được mua tại các chợ bán buôn địa phương. Khi người thu gom rác lấy hết rác ra khỏi thùng chứa, họ loại bỏ các chip hoặc nhãn dán để cho phép tái sử dụng thùng chứa rác thải thực phẩm. Tuy nhiên, những thùng chứa không có các chip hoặc nhãn dán trả trước sẽ không được những
- Thẻ xác định tần số Radio (RFID): Chính quyền địa phương làm các buồng đổ rác có sẵn dành riêng cho rác thải thực phẩm được trang bị đầu đọc thẻ từ và thiết bị cân đo. Các hộ gia đình cung cấp thông tin của họ khi đổ rác bằng cách sử dụng thẻ từ của họ, thẻ dùng để mở buồng đổ rác để đo chính xác trọng lượng rác thải thực phẩm. Các thông tin về trọng lượng rác thải thực phẩm được chuyển đến một hệ thống quản lý trực tuyến tập trung; số liệu đổ rác thải hàng tháng là cơ sở cho việc tính phí đối với mỗi hộ gia đình.
1.2.9.2. Kết quả đạt được
- Tính đến năm 2012, hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng đã được áp dụng ở hầu hết các khu vực hành chính của Hàn Quốc; tương đương với 20.212 trong số 20.180 hộ gia đình trên toàn quốc.
- Cư dân sẽ phải trả tiền nếu lượng chất thải quá mức quy định, số tiền này được sử dụng để chi trả 60% chi phí thu gom và xử lý chất thải thực phẩm, khuyến khích người dân ủ phân hữu cơ từ chất thải thực phẩm.
- Hiện ở Hàn Quốc có tới 95% chất thải thực phẩm được tái chế thành phân hữu cơ, thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón.
- Chất lỏng được ép từ chất thải và được lên men thành khí hoặc dầu sinh học để làm nhiên nhiệu cho các thiết bị công nghiệp.
- Có 1.831 công ty từ 105 khu công nghiệp ở 12 khu vực tham gia vào chương trình này. Chương trình đã kêu gọi được các công ty đầu tư hơn 500 triệu USD vào các lĩnh vực hiệu quả năng lượng, cộng sinh công nghiệp, quản lý chất thải và các đầu tư thân thiện với môi trường khác.
- Đến năm 2018, chương trình đã giúp các công ty công nghiệp tiết kiệm hơn 700 triệu USD và tạo ra hơn 1 tỷ USD doanh thu mới.
- Hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng đã chứng minh được hiệu quả trong việc kiểm soát tổng khối lượng rác thải sinh hoạt được tạo ra ở Hàn Quốc. Mặc dù GDP của quốc gia tăng 2,5 lần trong giai đoan 1994-2013, tổng lượng rác thải sinh hoạt đã giảm 16%. Xu hướng giảm thể hiện rõ hơn ở số lượng rác thải bình quân đầu người, giảm khoảng 60% trong cùng giai đoạn.
Hình 1.8: Quy trình của hệ thống thu phí rác thải thực phẩm dựa theo khối lượng RFID
Bảng 1.5: So sánh các phương pháp xử lý chất thải thực phẩm
(MoE, 2015a) [34]