Một số định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh tế tuần hoàn kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách phát triển tại việt nam (Trang 53 - 55)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

4.2. Một số định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Để thực hiện KTTH phù hợp với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam sẽ cần hực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. Bởi vì, theo kinh nghiệm quốc tế đã trình bày ở trên, KTTH hiện nay đã phát triển và không chỉ dừng lại ở việc xem tận dụng vật liệu, mà cận được xem xét toàn diện theo 4 giai đoạn: (1) sản xuất (bao gồm thiết kế và thực hiện sản xuất), (2) Tiêu dùng, (3) Quản lý chất thải và (4) Chuyển từ chất thải thành tài nguyên. Từ các phân tích dựa trên kinh nghiệm quốc tế ở trên, nhóm em đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy thực hiện KTTH tại Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ cho phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường, quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại và tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường tương đương với nhóm các nước tiên tiến trong khu vực. Song hành cùng với đó, đẩy nhanh việc hoàn thiện và ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp môi trường, trong đó có công nghiệp tái chế. Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thúc đẩy phát triển thị trường trao đổi sản phẩm phụ, sản phẩm thải bỏ để kết nối chuỗi giữa thải bỏ - tái chế - tái sử dụng để rác thải, chất thải trở thành tài nguyên thứ cấp trong hệ thống vòng kín của chu trình sản xuất mới.

hoàn. Doanh nghiệp là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện. Vai trò kiến tạo của Nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để kinh tế tuần hoàn phát triển. Việt Nam có thể cân nhắc đưa cả hai cách tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn của quốc tế vào lộ trình của mình. Đó là:

(i) Cách tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu (Group of sectors, products, materials and substances) – có thể gọi tắt là tiếp cận theo loại vật liệu: Tập trung tuần hoàn một số vật liệu nhất định, khuyến khích các sáng kiến và điển hình tốt, phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực đó, từ đó nhân rộng. Ví dụ, xây dựng lộ trình “không rác thải nhựa dùng một lần” và “không rác thải” (tại Malaysia, Canada), cách tiếp cận dựa vào thị trường (tại Mỹ, Úc),…

(ii) Cách tiếp cận theo quy mô kinh tế (Systemic economy-wide implementation): Thành lập các không gian địa lý như khu công nghiệp, các thành phố kiểu mẫu, những hoạt động kinh doanh và sản xuất trong các không gian này được thiết kế sao cho kết nối với nhau thành các vòng tuần hoàn, sau đó nhân rộng các mô hình thành công (kinh nghiệm Đan Mạch, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada,…);

Thứ hai, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào, áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành, đặc biệt là xử lý rác thải để tái tạo nguyên liệu mới. Quy định lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại, sản phẩm sử dụng một lần bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm.

Việc phát triển KTTH cần dựa trên các ngành, lĩnh vực và địa phương đã và đang triển khai các mô hình kinh tế gần với cách tiếp cận KTTH, từ đó bổ sung hoàn thiện và có sự lựa chọn phù hợp cho từng ngành, lĩnh vực nhưng phải dựa trên các mô hình đã có như các mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải) được triển khai ở nước ta thời gian qua.

Đối với Việt Nam, ưu tiên trước hết là chất thải nhựa và túi ni-lon phải thực hiện và đưa vào kế hoạch 5 năm tới để giải quyết triệt để, giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường dựa trên cơ sở phát triển kinh tế tuần hoàn.

Thứ ba, điều chỉnh quy hoạch năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, thủy điện; kiểm soát, thu hút có chọn lọc dự án đầu tư trên cơ sở xem xét các yếu tố về quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất, kỹ thuật môi trường và vị trí thực hiện dự án. Xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ dựa trên các tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm thiểu chất thải.

Thu hồi vật liệu đóng vai trò quan trọng trong KTTH. Có 3 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy việc này, đó là : phân loại rác tại nguồn, mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (ERP) và thúc đẩy thị trường mới phát triển (gồm thị trường thu hồi và tái chế nhựa, giấy, kim loại,… và thị trường cung cấp các sản phẩm tái chế). Đối với việc cách tiếp thị trường (Market-based Approach – MBA) để tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các thị trường này, như kinh nghiệm của Hoa Kỳ, tạo ra chỉ tiêu công xanh (green public procurement) thường có tác động rất lớn thậm chí tiêu dùng của chính phủ trong nhiều trường hợp có thể định hướng sản xuất và tiêu dùng thị trường.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cần phải xác định rõ đâu là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Thay vì sản xuất sản phẩm càng nhanh, càng rẻ càng tốt, thì độ bền của sản phẩm và quy

nỗ lực phát triển các chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường. Đặc biệt, phần khó khăn nhất trong sứ mệnh mở rộng nền kinh tế tuần hoàn sẽ là thuyết phục người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm.

Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về KTTH. Các dữ liệu về KTTH không chỉ tập hợp thông tin về các điển hình hoặc sáng kiến tuần hoàn tốt để xem xét và nhân rộng, mà còn bao gồm cả các dữ liệu quan trọng, giúp theo dõi mức độ tuần hoàn của nền kinh tế (như tỷ lệ tái chết chất thải rắn, tỷ lệ tái sử dụng chất thải, hiệu suất tuần hoàn tài nguyên,…). Đây là các dữ liệu quan trọng để phục vụ cho việc quản lý và điều chỉnh việc thực hiện KTTH.

Thực tế là các nước hàng đầu về KTTH trên thế giới đều có hệ thống cơ sở dữ liệu rất tốt về KTTH, trong khi đó ngay cả những dữ liệu cơ bản như tỉ lệ chế chất thải rắn qua các năm thì Việt Nam vẫn chưa thống kê được.

Thứ năm, thực hiện kinh tế tuần hoàn cần gắn liền với phát triển công nghệ, kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0. Đổi mới công nghệ là cốt lõi, là yếu tố quan trọng quyết định thành công khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Công nghệ mới sẽ giúp việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả, giảm thải ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tránh khai thác quá mức tài nguyên, đồng thời tạo được cơ hội việc làm mới... đảm bảo mục tiêu của mô hình này.

Trên thực tế, nhiều sáng kiến tuần hoàn mới có thể xuất hiện từ sự phát triển của công nghệ như tại Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan, phần mềm cài trên điện thoại cho phép người dùng tích điểm sau khi thực hiện thu gom rác thải tái chế. Sau đó, họ có thể sử dụng điểm này để có thế mua hàng tại siêu thị và cửa hàng thay tiền mặt. Điều này không những khuyến khích người dân tham gia thu gom và tái chế mà còn giúp nâng cao nhận thức của người dân.

Thứ sáu, xây dựng Chương trình giáo dục phổ cập kiến thức kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao nhận thức mọi người về trách nhiệm của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng. Sự nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện KTTH đã đóng góp rất nhiều sáng kiến giảm thiểu rác thải và tái sử dụng rác thải tại một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Pháp,…

Bên cạnh đó việc sử lý rác thải tại các nước đã được rút ngắn đi bởi sự phân loại rác thải trước khi đưa vào xử lý. Việc dử dụng túi nilong và nhựa dùng một lần tại Việt Nam chưa được quy định rõ ràng nên việc sử dùng tràn lan, vứt rác bừa bãi ra môi trường. Nhựa dùng một lần cũng là mối nguy hại đến biển. Vì thế, cần có một chính sách cụ thể về việc sử dụng nhựa một lần và nâng cao nhận thức của người dân về phân loại rác thải.

Một phần của tài liệu Kinh tế tuần hoàn kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách phát triển tại việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)