Những phẩm chất tích cực của nông dân Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng Phương pháp đào tạo người lớn tuổi (Trang 36 - 37)

- Giàu lòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào

chế độ Xã hội chủ nghĩạ

- Cần cù, tiết kiệm: Do điều kiện tự nhiên của Việt Nam khá khắc nghiệt

(hạn hán, bão lụt), canh tác trên những điều kiện khó khăn (đặc biệt là đối với đồng bào vùng trung du, miền núi). Trong những năm gần đây tình hình sâu bệnh, dịch hại xảy ra thường xuyên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất cũng như cuộc sống của người dân. Do vậy, người nông dân phải

thường xuyên sản xuất tăng vụ (2 - 3 vụ/năm), lúc nông nhàn phải làm thêm

nghề phụ để có thu nhập. Đức tính cần cù, chăm chỉ của người nông dân Việt

37

chất, truyền thống tốt đẹp được kế thừa qua nhiều thế hệ.

- Tôn trọng, phát huy và kế thừa những kinh nghiệm của ông cha trong

sản xuất nông nghiệp. Đây là một trong những truyền thống quí báu được tích luỹ, tổng kết qua nhiều thế hệ xuất phát từ thực tế sản xuất trở thành những kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng sản xuất quan trọng cho các thế hệ saụ

- Có truyền thống tốt đẹp là kính trọng người già, yêu quí trẻ em. Xuất

phát từ tình mẫu tử, huyết thống, bắt nguồn từ ý nghĩa xã hội của việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Đó là điểm tựa, là niềm tự hào, vinh dự của gia đình, của dòng họ và của quê hương, đất nước.

- Có truyền thống nhân ái, đoàn kết, nặng nghĩa nặng tình, gắn bó với

dòng họ, anh em, tình làng nghĩa xóm, yêu quê hương đất nước. Truyền thống đoàn kết đó còn được biểu hiện qua đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong các

mối quan hệ cộng đồng xã hội, tăng gia sản xuất, đặc biệt là trong việc chế ngự

và cải tạo thiên nhiên. Tâm lý “Tương thân, tương ái” của người nông dân Việt Nam cần được chú ý trong quá trình tổ chức đào tạo ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Phương pháp đào tạo người lớn tuổi (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)