2.6.2.1. ương p áp g ảng d y k ến t ức
Giảng dạy kiến thức có thể được thực hiện theo phương pháp diễn giải
hay quy nạp. Phương pháp diễn giải nêu ra các khái niệm, định nghĩa,… trước
sau đó giải thích bản chất và sự vận hành của nó. Phương pháp quy nạp nêu lên các hiện tượng, các biểu hiện, sau đó khái quát thành các định nghĩa, các quy luật. Theo tiến sỹ Joln Collum, phương pháp giảng dạy kiến thức theo hình thức trực tiếp được thể hiện theo bảng sau:
44
Bảng 2.16. Phương pháp giảng dạy kiến thức
TT Loại kiến
thức Phƣơng pháp giảng dạy Yêu cầu đối với học viên Ví dụ
1 Dạy về sự
kiện Nêu các sự kiện chínhTập trung làm rõ các sự kiện chính Nêu và giải thích các sự kiện tiếp
theo
Nêu được tên
các sự kiện Liệt kê các mốc thời gian xuất hiện RRA,
PRA
2 Dạy về
khái niệm Đưa ra một khái niệm rõ ràngNêu ra những nét đặc trung cơ bản Đưa ra các ví dụ về khái niệm đó Đưa ra các ví dụ không thuộc khái niệm đó Đưa ra một số ví dụ gần tương tự khái niệm đó Nêu được các ví dụ về khái niệm đó PRA là gì? 3 Dạy về nguyên lý Nêu nguyên lý
Giải thích ở đâu nó được áp dụng và ở đâu nó không được áp dụng Lây ví dụ về các trường hợp trên Vận dụng nguyên lý đó vào thực tế đó như thế nàỏ
Giải thích
được tại sao lại
tuân theo nguyên lý đó? Những nguyên tắc cơ bản trong việc lập kế hoạch phát triển thôn bản có người dân tham gia . 4 Dạy về quy trình
Đưa ra các bước thực hiện rõ ràng bằng hình thức viết
Giải thích rõ ràng cách làm từng bước
Làm rõ mối liên hệ giữa các bước
Làm rõ những bước công việc cần phải làm Quy trình trồng rừng cây nguyên liệu giấy 5 Dạy về quá trình
Nêu lên quá trình
Giải thích từng bộ phận của quá trình đó
Sử dụng quá trình đó để giải quyết một vấn đề nào đó. Làm rõ quá trình đó được thực hiện như thế nàỏ Quá trình PRA 6 Dạy về
cấu trúc Đặt vấn đềhiểu cấu trúc của nó không?có cần thiết phải tìm Giải thích các bộ phận cấu thành Giải thích mối liên hệ và quan hệ giữa chúng Giải thích được cơ chế hoạt động của nó Bộ máy tổ chức quản lý của thôn/bản
45
2.6.2.2. Một số p ương p áp g ảng d y k ến t ứccụ t ể
ạ Phương pháp giảng có minh hoạ
Một bài giảng không có sự trợ giúp của các dụng cụ trực quan thì sẽ
không thực sự có hiệu quả cao và ít được áp dụng. Khái niệm về thuyết trình
hiện nay đã được mở rộng cho những tình huống cung cấp thông tin bằngnói, sơ
đồ, biểu đồ và những minh hoạ để đạt tới hiệu quả truyền đạt cao nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản của thuyết trình vẫn được áp dụng là sử dụng các phương tiện trợ giúp đơn giản như là sự tăng cường cho bài giảng.
Một bài giảng tốt bao gồm 2 giai đoạn: Chuẩn bị và trình bàỵ
- Giai đoạn chuẩn bị: Trong giai đoạn này cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
+ Người nghe: Tìm hiểu tất cả những điều có thể biết về người nghe, tuổi,
trình độ; kiến thức của họ về chủ đề và những mối quan tâm đặc biệt của họ.
+ Mục tiêu: Xác định bản chất và phạm vi kiến thức của người nghe cần đạt.
+ Những điểm cụ thể: Xem xét những điểm cụ thể về kiến thức, mà bạn nghĩ
là quan trọng để hình thành mục tiêu; Giới hạn từ 4 hoặc 5 điểm thông tin quan
trọng trong một bài giảng.
+ Vật liệu: Thu thập những tài liệu có thể trợ giúp cho những điểm mà cần và
chọn những tài liệu có thể trình bầy trong thời gian cho phép, theo trật tựvề mức độ
quan trọng.
+ Dụng cụ trực quan: Xem xét lại những dụng cụ thích hợp cho bài giảng, có
liên quan đến chủ đề và có thể được dùng để củng cố cho chủ đề.
Việc tổ chức sử dụng các tài liệu phù hợp theo trình tự sẽ trợ giúp cho
những điểm chính của bài giảng. Xem
lại và xắp xếp lại theo một trật tự có tổ chức tốt về thông tin.
- Giai đoạn thuyết trình kèm theo minh hoạ
Khi thuyết trình một nội dung cụ thể, bên cạnh việc diễn giải bằng lời nói cần có các minh hoạ thông qua
các tranh, ảnh, hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ,
các dụng cụ trực quan, các băng
video… Hình 2.10: Trình bày kết quả thảo luận
46
Nên đặt câu hỏi sau khi trình bầy, tạo cơ hội để đánh giá xem người học đã nắm được vấn đề như thế nào và những điểm nào người học còn chưa rõ. Câu hỏi đặt ra không
phải chỉ là câu hỏi trả lời ngay, mà có
thể là câu hỏi cho thảo luận hoặc giao bài tập.
b. Phương pháp thảo luận nhóm
Đây là phương pháp rất quan trọng cho để có được kỹ năng nhờ vào kỹ
thuật thảo luận. Sự thành công phụ thuộc vào người trưởng nhóm. Nhưng sẽ chỉ có được những kết luận có hiệu quả, nếu những người tham gia đã có những kiến thức hoặc kinh nghiệm có ý nghĩa về chủ đề.
Cách tạo nhóm
Mỗi nhóm phải có đủ số người để giải quyết các vấn đề được giao, nhưng không nên quá đông đến mức không sử dụng hết nguồn lực.
Số người mỗi nhóm và số lượng nhóm phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp làm việc.
Một nhóm có thể có từ 3 đến 10 người có thể được thành lập theo các
cách khác nhau:
- Ngồi gần nhau: theo bàn, khu vực
- Theo giới: nam, nữ
- Theo tuổi: các nhóm ở mức độ tuổi khác nhau
- Theo sở thích
- Nhóm ngẫu nhiên, theo lôgic
- Nhóm hỗn hợp, đại diện nhiều thành phần, ngành
- Nhóm theo địa phương…
Các bước để tổ chức hoạt động nhóm
1. Nêu mục đích hoạt động
2. Tóm tắt, khái quát toàn bộ hoạt động
47
3. Nêu câu hỏi, vấn đề sẽ đề cập, các nhóm có thể có chung một câu hỏi,
một vấn đề hay một nhóm câu hỏi, một vấn đề khác nhau
4. Chia nhóm, phân công trách nhiệm các thành viên trong nhóm 5. Cung cấp thông tin về hậu cần
Ai - Ở đâu – Cái gì – Khi nào –Thế nào –Vật tư, phương tiện
6. Hỏi có ai muốn hỏi thêm gì nữa không
7. Bắt đầu: tuyên bố các nhóm bắt đầu thảo luận 8. Theo dõi tiến độ, hướng dẫn các nhóm thảo luận 9. Thông báo thời gian
10. Hỗ trợ các nhóm làm báo cáo và trình bày kết quả 11. Đúc rút, tổng kết
Lưu ý khi tiến hành thảo luận
Để mở đầu một cuộc thảo luận cố gắng gắn chủ đề với các vấn đề đã được thảo luận từ trước hoặc với vấn đề có liên quan tới các thành viên nhóm.
Chức năng của người trưởng nhóm là trợ giúp các thành viên trong nhóm
cùng chia sẻ kiến thức để đạt mục tiêụ Không được giới hạn hoặc điều khiển
quan điểm của cá nhân vào quá trình thảo luận bởi bất cứ lý do nàọ Điều quan trọng là hướng dẫn thảo luận không lạc đề và luôn bám sát mục tiêụ Một người
trưởng nhóm có thể làm điềuđó nhờ sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi tốt.
Các điểm được nêu khi thảo luận có thể được ghi vào bảng lật, bảng phấn hoặc thẻ, để có thể xắp xếp lại và đưa tới kết luận cuối cùng. Tất cả các điểm nên được tóm tắt ở cuối buổi thảo luận, thêm vào các gợi ý và nhóm có thể đạt tới kết luận không phải thông qua biểu quyết.
c. Phương pháp động não
Để khuyến khích sự tham gia của người học vào bài giảng, phương pháp động não mang lại hiệu quả caọ Khi sử dụng phương pháp động não, nội dung học tập nào đó được đặt thành câu hỏi hay vấn đề thảo luận. Phương pháp động não tạo cơ hội cho cả lớp hoặc một nhóm người học cùng thảo luận. Tuy nhiên chỉ dùng phương pháp này đối với những vấn đề mở, chưa cần kết luận một cách chính xác. Phương pháp này chủ yếu làm cho người học tích cực thảo luận, thúc đẩy họ đưa ra những ý tưởng để bước đầu giải quyết vấn đề. Do vậy, càng nhiều ý tưởng càng tốt, ý tưởng mới, lạ được khuyến khích. Người dạy cần cổ vũ,
48
khuyến khích tất cả người học tham gia, ghi lại tất cả các ý tưởng.
Trình tự thực hiện mộtcuộc động não nhƣ sau:
Bước 1: át s n ý tưởng
- Thúc đẩy mọi người phát hiện, liệt kê các ý tưởng;
Bước 2: ân lo các ý tưởng
- Sắp xếp, phân chia các ý tưởng thành các nhóm;
- Sắp xếp ưu tiên các vấn đề;
- Xác định các vấn đề chủ yếu cần giải quyết.
Bước 3: án g á các ý tưởng
- Đánh giá chất lượng các ý tưởng
- Đánh giá cấu trúc
Lưu ý: Một người học có thể thay giảng viên điều hành hoạt động động
não. Vật liệu cho thảo luận động não tốt nhất là các thẻ màu, ghi mỗi ý kiến tóm
tắt trên 1 thẻ màu và ghim thẻ vào bảng ghim (hoặc có thể dùng băng dính tạm
thời trên giấy Ao hoặc vào bảng) để mọi người cùng nhìn thấy các ý kiến được
ghị Cố gắng sao cho các ý kiến của người sau không trùng với ý kiến trước đã
có. Mỗi người học có thể đưa ra vài ý tưởng, tuy nhiên người điều hành thảo
luận cũng phải khuyến khích hoặc chỉ định những học viên ngại đưa ra các ý
tưởng. Khi phân nhóm các ý tưởng, cả lớp có thể đi đến thống nhất kết quả. Chú
ý hướng dẫn kỹ năng viết trên thẻ mầụ
d. Phương pháp vấn đáp
Trong vấn đáp, đặt câu hỏi là một kỹ năng quan trọng. Các dạng câu hỏi chủ yếu là: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
- Câu ỏ đóng: Thường giới hạn, chỉ yêu cầu trả lời “có” hoặc “không”
hoặc là câu trả lời ngắn gọn, chỉ có một đáp án trả lời, ... Ví dụ:
+ Chị có muốn trồng keo lai không?
+ Hiện nay một năm ở địa phương cấy mấy vụ lúả
- Các câu ỏ mở: Thường được coi là kích thích suy nghĩ và thử thách,
nó thường bắt đầu bằng: Aỉ Cái gì? Tại saỏ Khi nàỏ Như thế nàỏ Ở đâủ Ở mức nàỏ
49
Ví dụ:
+ Bác được hưởng lợi những gì từ rừng cộng đồng của thôn/ bản?
+ Những ai tham gia tổ bảo vệ rừng của thôn?
+ Tại sao gia đình chị lại muốn trồng Bưởi Diễn?
Trong quá trình đặt câu hỏi cần xem xét đến cấp độ câu hỏi được sử dụng. Có thể chia thành 3 cấp độ chính:
- Các câu ỏ dùng để n ớ l
Cấp độ này kiểm tra xem các dữ kiện nhất định có được ghi nhớ không. Nó giúp người được hỏi mô tả tình tiết, lời nói, hành động, diễn biến của sự vật, hiện tượng đã hoặc sẽ xảy rạ
Loại câu hỏi này có các cấp độ sau: Hoàn thành, định nghĩa, liệt kê, quan
sát, lựa chọn.
- Các câu ỏ dùng trong tìn uống ử lý vấn đề
Câu hỏi dạng này giúp người được hỏi so sánh, giải thích, tổ chức thông tin; sắp xếp các bước trong một tiến trình; phân tích tìm ra điểm tốt và chưa tốt; đánh giá sự vật, hiện tượng; đưa ra quyết định, quan điểm của mình về một vấn đề.
Loại câu hỏi này có các cấp độ sau: Phân tích, so sánh, giải thích, tổ chức, xếp thứ tự.
- Các câu ỏ ứng dụng
Câu hỏi dạng này đòi hỏi người được hỏi phải tìm ra những thông tin mới dựa trên những điều đã được học, được thực hành.
Loại câu hỏi này có các cấp độ như: áp dụng, ví dụ, dự báo, khái quát hóa, đánh giá.
50
Bảng 2.17. Cấp độ của câu hỏi
í dụ có t ể dùng trong các lớp tập uấn c o ngườ lớn tuổ )
Cấp độ Ví dụ
Các câu hỏi dùng để nhớ lại
- Hoàn thành Hôm nay chúng ta đã trình diễn được kỹ năng gì trong bài
thực hành ?
- Định nghĩa Anh (chị) hãy định nghĩa thế nào là cây lâm sản ngoài gỗ?
- Liệt kê Anh (chị) hãy liệt kê các bước của quy trình cấy cây con vào
bầu trong vườn ươm ?
- Quan sát Anh (chị) cho biết hiện tại lúa mùa của xã như thế nào ?
- Lựa chọn Trong các phương pháp phòng chống lửa rừng thì phương
pháp nào phù hợp nhất với địa phương Anh (chị ) ?
Các câu hỏi dùng trong tình huống xử lý vấn đề
- Phân tích Anh (chị) cho biết bước nào trong quy trình đóng bầu để ươm
cây con là quan trọng nhất ?
- So sánh Phương pháp lập kế hoạch trồng rừng có sự tham gia của
cộng đồng có gì khác so với phương pháp lập kế hoạch trước đây ?
- Giải thích Tại sao anh (chị) cho rằng khi lập kế hoạch trồng rừng có sự
tham gia của cộng cần thiết phải sử dụng bộ công cụ PRẢ
- Tổ chức Anh (chị) có thể cho biết quy trình thành lập nhóm cùng sở
thích như thế nào ?
- Xếp thứ tự Anh (chị) cho biết kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thôn/ bản
nên theo trình tự như thế nào ?
Các câu hỏi ứng dụng
- Áp dụng Anh (chị) cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thông báo
trước cho nhân dân về kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
thôn/bản ?
- Ví dụ Anh (chị) hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình khi tổ chức họp
thôn ?
- Dự báo Anh (chị) có thể cho biết người dân có thể đóng góp được gì
trong hoạt động phát triển rừng cộng đồng ?
- Khái quát hóa Anh (chị) có thể vận dụng kỹ năng nào khi tổ chức các cuộc
họpthôn trong thời gian tới ?
- Đánh giá Anh (chị) hãy cho biết việc xây dựng mô hình trình diễn thâm
51
Trình tự đặt câu hỏi trong đào tạo cho người lớn tuổinhư sau:
- Chỉ nêu một câu hỏi cho một lần hỏi
- Nói to câu hỏi cho mọi người cùng nghe
- Chờ khoảng 3 - 5 giây
- Quan sát phản ứng của mọi người để chắc chắn rằng tất cả mọi người
đều hiểu đúng câu hỏi
- Chờ đợi thêm vài giây
- Yêu cầu một người trả lời
- Tìm kiếm sự nhất trí cho câu trả lời đúng.
Ngoài các phương pháp trên, còn một số phương pháp khác được sử dụng
trong giảng dạy kiến thức là bài tập tình huống, phương pháp Phillips XYZ,
phương pháp tia chớp,…
đ. Phương pháp tổng kết đúc rút
- Mục đích
Sau khi kết thúc một hoạt động trải nghiệm bất kỳ, trong mỗi thành viên tham gia đều đã hình thành những ý tưởng và cảm tưởng về “những điều đã xảy ra”. Mục đích của việc tổng kết rút kinh nghiệm là quay lại hoạt động đó và cùng nhau làm sáng tỏ những điều đã xảy rạ Chỉ thông qua trao đổi kỹ lưỡng về những điều quan sát và cảm nhận được, học viên mới học được đầy đủ từ kinh nghiệm. Trong quá trình đó, có thể khắc phục được những chỗ hiểu lầm và sai sót.
Khi tổng kết rút kinh nghiệm có thể đặt trọng tâm vào:
+ Hoạt động - cái gì đã xảy ra và chúng ta đã học được những gì?
+ Giảng dạy - việc học tập được tổ chức thế nào và làm thế nào để cải tiến ?
Một buổi học được tổng kết rút kinh nghiệm tốt sẽ khuyến khích học viên thực hiện và chia sẻ những quan sát về hành vi của cá nhân và của nhóm: đó là
những kỹ năng rất quan trọng cho côngviệc và trong cuộc sống gia đình.
- Các giai đoạn của tổng kết đúc rút
Hầu hết các giáo viên, khi kết thúc một hoạt động học qua trải nghiệm đều