Giám sát và đánh giá khóa tập huấn

Một phần của tài liệu Bài giảng Phương pháp đào tạo người lớn tuổi (Trang 76 - 77)

4.3.1. Khái niệm

4.3.1.1. Giám sát

Giám sát trước hết là một hoạt động nội bộ, một chức năng quản lý được

thực hiện thường xuyên nhằm xem xét các hoạt động diễn ra như thế nàọ

Mục đích của giám sát:

- Cung cấp cái nhìn tổng thể về quá trình thực hiện đào tạo

- Báo cáo tiến độ thực hiện và mức độđạt được của các mục tiêu khóa học

- Kiểm soát khóa đào tạo, xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh

- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của khóa học tiếp theo

Mục tiêu của giám sát

Giám sát là để kiểm tra hướng đi và tiến độ các hoạt động đào tạo, xem

có đúng kế hoạch đề ra không. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý điều chỉnh và đề

ra biện pháp kịp thời để thực hiện kế hoạch đào tạo hiệu quả.

Ni dung ca giám sát:

- Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo trong thực tế so với dự kiến

là nhanh, chậm hay đúng tiến độ.

- Giám sát các điều kiện để thực hiện kế hoạch đào tạo như điều kiện tài

chính, nhân lực, trang thiết bị,... có đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch hay

không và có đảm bảo kịp thời không.

- Giám sát kết quả của các hoạt động đào tạo có khả năng góp phần đạt

được mục tiêu của chương trình/ dự án đã được xác định từ trước hay không.

4.3.1.2. án g á tập uấn

Đánh giá tập huấn là hoạt động xác định hiệu quả của một khóa tập huấn hay một bài tập huấn. Hiệu quả này được xác định dựa trên kết quả học tập của người tham dự so với mục tiêu đề ra, và tính ứng dụng vào thực tế của những điều họ đã học được. Việc đánh giá này nhằm tìm ra những yếu tố giúp thành công để phát huy và những yếu tố cần thay đổi để tiếp tục cải thiện chất lượng tập huấn.

Đánh giá khoá đào tạo là bước cuối cùng trong chu trình đào tạo, để xem xét xem liệu một chương trình đào tạo có thành công hay không.

77

Đánh giá là một quá trình quan trọng liên tục. Người ta thường nghĩ đánh giá là giai đoạn cuối của phát triển chương trình. Mặc dù như vậy, trong thực tế nó diễn ra suốt toàn bộ quá trình phát triển chương trình. Đánh giá là việc kiểm tra giá trị của chương trình đang được sử dụng gồm cả bản chất của các nội dung và cả mục đích của chương trình giáo dục, đào tạọ Đánh giá cá nhân là xem

từng họcviên học được gì về cả kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đánh giá cố gắng

xem xét các chương trình có giá trị như thế nào đối với những người tham gia và phát triển nó, xem chương trình tốt đến mức nào, có thể cải thiện nó như thế nào cho những người học hiện tại và tương laị

Cũng như tất cả các mặt khác của quá trình phát triển chương trình, đánh giá phải được dựa trên nguyên tắc cùng tham giạ Tất cả các bên liên quan thích hợp cần phải tham gia vào việc đánh giá chương trình. Các phương pháp, tiêu chuẩn và các chỉ số cho đánh giá cần được thiết lập ngay ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển chương trình. Các thông tin phải được thu thập, phân tích và rút ra kết luận. Tất cả các hoạt động này cần được thực hiện theo kiểu cùng

tham giạ

Đánh giá đào tạo có thể giúp xác định mục tiêu đào tạo sắc bén hơn, tránh được những nội dung đào tạo không cần thiết, đảm bảo các phương pháp đào tạo đáp ứng được yêu cầu của các học viên, gắn họ với những nhu cầu đào tạo của họ

và giảm được chi phí đào tạọ Đánh giá là phần quan trọng trong cả quá trình

biến đổi đó là giáo dục đào tạọ Nó có thể nghi vấn xem mục tiêu của chương trình đã đạt hay chưa, việc học xảy ra như thế nào, việc học đã đem lại sự khác

biệt gì cho người người học và cuộc sống, công việc và mối quan hệ của họ với

những người khác.

Việc đánh giá tập huấn có thể thực hiện ở nhiều mức độ: đánh giá chương trình đào tạo, đánh giá một khóa học và đánh giá từng bài học.

Một phần của tài liệu Bài giảng Phương pháp đào tạo người lớn tuổi (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)