NHỮNG LƯ UÝ SAU PHỎNG VẤN

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc (Bậc đại học chương trình Đại trà) (Trang 66 - 95)

Kết thúc các vòng phỏng vấn, ứng viên cần lưu ý các vấn đề sau:

- Ghi chú các thông tin quan trọng: những thông tin liên quan đến công việc ứng tuyển, công ty được thu thập trong quá trình phỏng vấn cần được ứng viên ghi chú lại cẩn thận. Điều này sẽ giúp ích cho các vòng phỏng vấn tiếp theo

- Lời cảm ơn: một lá thư cảm ơn vừa thể hiện sự trân trọng với cơ hội phỏng vấn, vừa là cách giúp nhà tuyển dụng ấn tượng về ứng viên nhiều hơn.

- Tự đánh giá: tham dự phỏng vấn là một quá trình đòi hỏi thái độ nghiêm túc từ trước khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Kết thúc mỗi vòng phỏng vấn, ngoài thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng, ứng viên cần xem xét, đánh giá lại những thể hiện của mình với nhà tuyển dụng. Tự đánh giá chính xác sẽ giúp ứng viên có những điều chỉnh phù hợp, hiệu quả cho những lần phỏng vấn tiếp theo.

- Kế hoạch hành động: một số vị trí tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên thực hiện kế hoạch hành động nếu như nhận việc. Ứng viên cần lưu ý thu thập đầy đủ thông tin cần thiết để có thể xây dựng một kế hoạch chi tiết, hợp lý. Trong xây dựng mục tiêu, ứng viên cần cân nhắc mức độ và thời điểm hoàn thành. Ứng viên luôn có nhiều hoài bão, nhiệt huyết với các thử thách mới. Tuy nhiên, thực tế trong công việc có rất nhiều khó khăn, thử thách. Vì vậy, ứng viên không nên chủ quan đưa ra những mục tiêu quá lớn với những mốc thời gian hạn hẹp để chứng tỏ khả năng. Mục tiêu phải khả thi, cụ thể và trong khả năng thực hiện.

Xem xét lại toàn bộ quá trình phỏng vấn: trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về lời mời nhận việc của nhà tuyển dụng, ứng viên cần có sự đánh giá lại toàn bộ vấn đề liên quan bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Kỹ năng Tìm việc

Đánh giá công việc: Anh/chị phải chắc chắn vị trí tuyển dụng đó đúng là công việc Anh/chị đam mê, yêu thích.

Cơ hội đào tạo, phát triển năng lực: thực hiện công việc có giúp Anh/chị phát triển chuyên môn nghiệp vụ? Công ty có tạo cơ hội cho Anh/chị được huấn luyện nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng?

Môi trường văn hóa công ty: đặc trưng văn hóa của công ty có phù hợp với Anh/chị? Khả năng Anh/chị có thể hòa hợp và thích nghi với những nét văn hóa của công ty là bao nhiều phần trăm?

Lương và chế độ phúc lợi: mức lương Anh/chị được nhận có tương xứng với phạm vi trách nhiệm công việc và năng lực của Anh/chị? Chính sách phúc lợi của công ty có đáp ứng các mong đợi và làm cho Anh/chị an tâm cống hiến?

Cấp trên và đồng nghiệp: những người sẽ cùng làm việc với Anh/chị trong tương lai có phải là những người mà Anh/chị có thể hợp tác, học hỏi để cùng nhau đạt được mục tiêu công việc tốt nhất?

Nếu phần lớn câu trả lời là không thì ứng viên cần cân nhắc lại quyết định nhận việc của mình. Nếu chọn lựa một công việc không phù hợp sẽ làm mất thời gian của cả hai phía cũng như bỏ lỡ những cơ hội khác phù hợp hơn cho chính mình.

Nếu phần lớn câu trả lời là có, đó chính là công việc mơ ước của bất kỳ ứng viên nào. Khi đã quyết định nhận việc, ứng viên cần thực hiện đầy đủ, chính xác những thỏa thuận với công ty mới. Bàn giao công việc ở công ty cũ là điều ứng viên cũng phải hoàn thành trước khi nhận việc mới. Điều này sẽ thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của ứng viên. Ngược lại nếu chưa đạt được vị trí mong muốn, ứng viên cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để có sự chuẩn bị tốt hơn cho đợt phỏng vấn ở công ty khác.

Những việc cần làm nếu kết quả phỏng vấn là thất bại:

Thất bại trong phỏng vấn là kết quả không ai mong muốn, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ ứng viên nào – từ ứng viên mới ra trường cho đến những ứng viên nhiều kinh nghiệm. Việc xác định nguyên nhân thất bại một cách nghiêm túc sẽ giúp cho ứng viên có những kinh nghiệm làm cơ sở cho thành công của cuộc phỏng vấn tiếp theo. Điều bạn ứng viên cần làm để tìm ra những giá trị cho lần phỏng vấn thất bại này là trả lời các câu hỏi sau:

Kỹ năng Tìm việc

- Những lý do nhà tuyển dụng trả lời cho việc từ chối hợp tác với Anh/chị là gì? Lý do đó có hợp lý không?

- Có điều gì liên quan đến nội dung trả lời hay cách ứng xử của Anh/chị khiến cho nhà tuyển dụng thay đổi ý định hợp tác của họ đối với Anh/chị?

- Thư dự tuyển và thông tin ứng viên mà Anh/chị cung cấp có phải được trình bày chuyên nghiệp, hướng vào một công việc cụ thể không? Thư dự tuyển có thể hiện được Anh/chị là ứng viên phù hợp với vị trí đó không?

- Anh/chị có những kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc dự tuyển không? - Anh/chị có thành thật trong những thông tin chia sẽ về quá trình làm việc trước đây không? Những người tham khảo Anh/chị cung cấp có phản hồi những thông tin tích cực về Anh/chị cho nhà tuyển dụng không?

- Anh/chị có thể hiện được sự cam kết, gắn bó cao trong lĩnh vực công việc Anh/chị dự tuyển không?

- Anh/chị có tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bằng sự tự tin, khả năng giao tiếp tốt và cầu thị không?

Đôi khi vấn đề có thể không nằm ở ứng viên, mà nguyên nhân có thể do công việc và công ty không phù hợp. Vì vậy việc lượng giá lại toàn bộ quá trình tham gia phỏng vấn sẽ cho ứng viên những câu trả lời chính xác về những gì ứng viên đã làm được và những gì chưa tốt. Thành công trong phỏng vấn đòi hỏi ở người tham dự quá trình chuẩn bị cẩn thận, sự tập luyện nghiêm túc và tinh thần lạc quan, tích cực sau mỗi đợt tham dự phỏng vấn.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1: Có những dạng bài kiểm tra nào thường được sử dụng trong phỏng vấn tuyển dụng?

Câu 2: Ứng viên cần phải chuẩn bị những gì trước khi tham dự một cuộc phỏng vấn tìm việc?

Câu 3: Làm thế nào để xây dựng hình ảnh của một ứng viên chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng?

Kỹ năng Tìm việc

Câu 5: Để trả lời tốt các câu hỏi trong buổi phỏng vấn, ứng viên cần có các kỹ năng nào?

Câu 6: Ứng viên cầu chú ý những gì khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng? Câu 7: Đàm phán trong phỏng vấn tìm việc bao gồm những bước nào?

Câu 8: Ứng viên cần chú ý thực hiện những gì sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn?

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Anh/chị hãy thực hiện những công việc cần thiết để dự tuyển vào vị trí cụ thể tại một doanh nghiệp phù hợp với khả năng hiện tại. Yêu cầu:

1. Xác định vị trí dự tuyển phù hợp 2. Phân tích yêu cầu tuyển dụng

3. Chuẩn bị hồ sơ dự tuyển: Thông tin ứng viên, Thư dự tuyển, bằng cấp, chứng chỉ liên quan

4. Gửi hồ sơ bằng email cho nhà tuyển dụng (Giảng viên) 5. Tham dự phỏng vấn với nhà tuyển dụng (Giảng viên) 6. Gửi email cảm ơn nhà tuyển dụng (Giảng viên)

Kỹ năng Tìm việc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alpha Books (Biên soạn). 2010. Bản CV hoàn hảo. NXB Lao động – Xã hội 2. Alpha Books (Biên soạn). 2013. Chọn nghề theo tính cách. NXB Thanh Niên 3. Alpha Books (Biên soạn). 2015. Vượt qua thử thách trong phỏng vấn tuyển dụng. NXB Lao động – Xã hội

4. Huỳnh Phú Thịnh, 2007. Kỹ năng tìm việc làm (Tài liệu phục vụ chuyên đề rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên thiệt thòi trường ĐH An Giang – dự án P.H.E 5. Lynn Williams. 2015. Cuốn sách số 1 về tìm việc. NXB Lao động – Xã hội; ThaiHabooks

6. Shoya Zichy & Ann Bidou. 2018. Nghề nào cho bạn nghề nào cho tôi. NXB Lao động–Xã hội

7. Robert Heller.2004. Nghệ thuật tuyển dụng Nhân sự. NXB Văn hóa – Thông tin 8. Rebecca Tee. 2005. Phát triển nghề nghiệp. NXB Tổng hợp Tp.HCM

9. Ros Jay. 2015. Thật đơn giản – Phỏng vấn tuyển dụng, NXB Lao động

10. Co-operative Education Program and Career. 2011.What’s the difference between a CV and a resumé, University of Victoria

Website:

https://www.accacareers.com/career_centre/uk/big-4-aptitude-tests-2/ http://www.ftmsglobal.edu.vn/phong-van-thu-free-online-test

Kỹ năng Tìm việc

PHỤ LỤC

HỒ SƠ ỨNG TUYỂN VIỆC LÀM

VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN: ………

THÔNG TIN CÁ NHÂN:

Họ và tên:………. Ngày tháng năm sinh:……….. Số CMND: ……….. ... …. Ngày cấp: ………....……….……… Nơi cấp:

……… Tình trạng hôn nhân: Độc thân Đã kết hôn Ly dị

Giới tính: Nam Nữ Chỗ ở hiện tại:

... Hộ khẩu thường trú:

... Số Điện thoại: Nhà riêng: ... …… Di động: ... …

Email:. ...

Chiều cao:………. Cân nặng:………

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Tên trường Chuyên ngành Thời gian đào tạo

Bằng cấp/Chứ ng chỉ ẢNH (4x6cm) Mẫu 1

Kỹ năng Tìm việc

Từ năm Đến năm

KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

Tên Công ty Thời gian làm việc Chức danh Mức lương (net) Lý do nghỉ việc Từ năm Đến năm

QUAN HỆ GIA ĐÌNH (Cha, Mẹ, Anh, Chị, Vợ, Chồng, Con)

Họ và tên Mối quan hệ

Năm

sinh Nghề nghiệp Nơi công tác NHỮNG THÔNG TIN KHÁC

1. Anh/Chị có người ruột thịt/ họ hàng đang làm việc tại Tập đoàn Vingroup không?

Có Không

Nếu có, xin vui lòng ghi rõ: Họ tên, Chức danh , Đơn vị công tác

... ... ... ... 2. Anh/Chị đã từng ứng tuyển vào một vị trí nào khác tại Tập đoàn Vingroup?

Kỹ năng Tìm việc

Nếu có, xin vui lòng ghi rõ: Vị trí, Tên Công ty, Thời gian ứng tuyển

... ...

3. Trong trường hợp khẩn cấp, chúng tôi có thể liên hệ với ai?

Họ tên: ... Mối quan hệ: ... Số điện thoại: ... Địa chỉ: ... 4. Mức lương tối thiểu Anh/Chị mong muốn:…………Net

...Gross

5. Thời gian có thể bắt đầu làm việc tại Công ty:………

Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đầy đủ và chính xác. Nếu có những thông tin không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chấp nhận hình thức Sa thải (nếu đã được Công ty tuyển dụng).

ỨNG VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên:

Ngày sinh: Địa chỉ liên hệ:

Điện thoại:

Kỹ năng Tìm việc

Email:

QUAN ĐIỂM NGHỀ NGHIỆP

Làm việc hết mình vì sự phát triển vững bền của Công ty.

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

- Cử nhân Quản lý công nghiệp, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Bách Khoa TP. HCM

- Chuyên viên Quản lý thương hiệu (APO)

- Chuyên viên Marketing Manager (VietNamMarcom)

KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

- Đăng quảng cáo, tiếp thị qua mạng. - Làm gia sư cho học sinh lớp 6.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

- Trao đổi, phỏng vấn Phó phòng Tin dụng Ngân hàng BIDV. - Trao đổi với Giám đốc công ty Daiko Đào Thanh Vân.

- Tham gia chương trình Nụ cười đêm trăng 2012 tổ cho các em có hoàn cảnh khó khăn.

- Tham gia Tiếp sức mùa thi 2012.

KỸ NĂNG

- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng: Microsoft Word, Excel, Power Point, Access.

- Giao tiếp tiếng Anh tốt.

- Có kỹ năng giao tiếp, trình bày tốt.

- Chăm chỉ, biết tổ chức sắp xếp công việc và có tinh thần trách nhiệm. - Dễ dàng thích nghi với môi trường mới.

SỞ THÍCH: Chơi cầu lông, đọc sách; giao lưu kết bạn với nhiều người và nghe nhạc khi rảnh rỗi.

Kỹ năng Tìm việc

HỌ VÀ TÊN ỨNG VIÊN THÔNG TIN ỨNG VIÊN

1. THÔNG TIN CÁ NHÂN HÌNH

Vị trí dự tuyển: CHUYÊN VIÊN NHÂN SỰ

Tôi yêu thích công việc và trân trọng con người, có khả năng học hỏi nhanh các kiến thức mới để áp dụng trong thực tế. Được trang bị đầy đủ và hệ thống kiến thức quản trị nhân sự, với hơn 2 năm kinh nghiệm trong nghề và gần 2 năm là thành viên của diễn đàn http://hrlink.vn, tôi rất mong muốn được thể hiện những gì mình đã học được!

2. KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

Thời gian Công việc Công ty Công việc đã từng tham gia

4/2008 đến nay CTV diễn đàn http://hrlink.vn Diễn đàn CLB Giám đốc nhân

- Cộng tác viên diễn đàn, Mod quản lý box Luật lao động, BHXH. 02/2008 – nay Phụ trách công tác hành chính nhân sự CTCP Phát triển nhà Tây Đô - Phụ trách công tác hành chính – nhân sự của công ty;

- Quản lý hồ sơ dự án. 12/2007 –

02/2008

Nhân viên Nhân sự kiêm trợ lý TP NS

Tập đoàn Tân Hồng Hà

- Phụ trách công tác tuyển dụng các vị trí cho các công ty thành viên

- Quản lý hồ sơ nhân sự của Tập đoàn. - Giải quyết thủ tục cho nhân viên thử việc,

thủ tục nghỉ việc cho nhân viên.

- Quản lý và biên soạn HĐ thử việc, HĐLĐ chính thức.

- Thực hiện công tác BHXH.

- Trợ lý TP. Tổ chức – Hành chính trong công tác soạn thảo văn bản hành chính, 23/11 – 25/11/2007 Cộng tác viên nhập liệu Trung tâm VNData – FPT

- Nhập 300 bảng câu hỏi trong 3 ngày - Kết quả: Hoàn thành công việc.

Kỹ năng Tìm việc

01/2007 10/2007

Nhân viên văn phòng bán thời gian TNHH Quốc tế Khánh Sinh – 24C Lý Quốc Sư – Hoàn Kiếm – Hà Nội - Nhập Feedback theo phần mềm. - Quản trị máy tính văn phòng.

- Hướng dẫn sử dụng phần mềm WinFAX Pro10, …

- Cài đặt phần mềm cho các máy tính trong văn phòng.

- Cập nhật dữ liệu lên website Tiếng Anh và tiếng Việt của công ty

3. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

Thời gian Trường Chuyên ngành Bằng cấp Xếp loại

10/2008 - 04/2010

ĐH Lao động – Xã hội Quản trị nhân sự Liên thông CĐ lên ĐH Khá (dự kiến) 10/2004 - 07/2007 ĐH Lao động – Xã hội Quản trị nhân sự (Hệ cao đẳng chính Cử nhân Khá (7.76) 10/2003 - 12/2007

ĐH Công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TPHCM

Công nghệ thông tin (Hệ đào tạo từ xa qua mạng tin học Viễn

Cử nhân Khá (7.2)

4. KHÓA ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

Thời gian Cơ sở đào tạo Khóa đào tạo Bằng cấp

Ngày 23/12/2009

The R Vietnam JSC Quản lý bản thân dành cho Nữ doanh nhân, Nữ quản

Chứng chỉ hoàn thành khóa học

Từ 17/8- 08/10/2009

The R Vietnam JSC Những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp (13 kỹ Chứng chỉ hoàn thành khóa học Ngày 15&16/8/20 09

AMICA Kỹ năng giám sát công việc hiệu quả

Chứng chỉ hoàn thành khóa học

Từ 25 đến 29/8/2008

Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (TAC Hà Nội) NHẬN THỨC VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học Từ 01/4 – 08/4/2008

Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) “Quản trị hành chính văn phòng và nghiệp vụ thư ký” Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học 5. KHẢ NĂNG BẢN THÂN

Kỹ năng Tìm việc

- Khả năng làm việc độc lập Cao þ Trung bình ¨ Thấp ¨ - Kỹ năng làm việc nhóm Cao þ Trung bình ¨ Thấp ¨ - Khả năng làm việc theo kế hoạch Cao þ Trung bình ¨ Thấp ¨ - Khả năng thuyết phục người khác Cao þ Trung bình ¨ Thấp ¨ - Tính tự tin, quyết đoán Cao þ Trung bình ¨ Thấp ¨

Kỹ năng Tìm việc

Kỹ năng Tìm việc

Kỹ năng Tìm việc Mẫu 6 Họ và tên Địa chỉ: Điện thoại: Email: THƯ ỨNG TUYỂN Vị trí…

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Kính gửi: Hội đồng tuyển dụng …

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc (Bậc đại học chương trình Đại trà) (Trang 66 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)