Nghệ thuật viết thư ứng tuyển

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc (Bậc đại học chương trình Đại trà) (Trang 39 - 42)

Một lá thư ứng tuyển luôn được gửi kèm cùng bản CV của ứng viên, thư ứng tuyển giúp cho hồ sơ mang dấu ấn cá nhân của người ứng tuyển. Theo nguyên tắc, bức thư ứng tuyển nên giới thiệu về ứng viên càng nhiều càng tốt và ứng viên nên xem đây là một cơ hội để phân biệt bản thân với những người tìm việc khác bằng cách làm nổi bật bản thân mình. Vì thế, viết thư ứng tuyển là một việc làm mang tính khoa học và nghệ thuật. Khi viết thư ứng tuyển, người viết cần chú ý những điều sau: Thư ứng tuyển là giấy tờ duy nhất và có vai trò quan trọng trong việc kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng và coi nhà tuyển dụng như một cá nhân nên bức thư cần được “cá nhân hóa” ở mức tối đa. Thay vì viết “Kính gửi Ông/Bà hay Kính gửi Nhà tuyển dụng, hoặc Kính gửi các bên liên quan” ở đầu thư, ứng viên nên cố gắng tìm hiểu rõ tên người sẽ đọc là thư ứng tuyển của mình. Điều đơn giản này có thể giúp cho người đọc cảm thấy họ được trân trọng cũng như thể hiện bạn rất tỉ mỉ, cẩn thận và thực sự quan tâm tới vị trí ứng tuyển. Ứng viên cũng cần ghi nhớ rằng, với các vị trí công việc khác nhau, ứng viên nên viết thư ứng tuyển khác nhau. Không nên sử dụng một lá thư ứng tuyển cho tất cả các vị trí công việc mà mình muốn ứng tuyển.

Kỹ năng Tìm việc

Về phần giới thiệu bản thân, hãy liệt kê những điểm mạnh nghề nghiệp của bạn. Đừng liệt kê chung chung mà hãy trình bày cụ thể, đồng thời sử dụng những từ khóa hoặc từ ngữ với sắc thái mạnh để chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhìn thấy, ví dụ: “Quản trị Marketing”, “Kiểm soát chi phí” hay “Huấn luyện về sản phẩm”.

Liệt kê rõ ràng, chi tiết về thành tích bạn đã đạt được theo từng chức vụ và vị trí đảm nhiệm. Đừng chỉ mô tả chi tiết công việc và trách nhiệm bạn phải hoàn thành; mà hãy nêu rõ bạn đã góp phần tạo nên sự thành công cho công ty trước như thế nào. Nếu có thể, định lượng cụ thể thành tích của bạn, ví dụ “tăng doanh số bán hàng vượt hơn 80% với sản phẩm mới ra mắt và những chiến lược đổi mới về định giá”, v.v…

Sau khi hoàn tất phần mô tả kinh nghiệm làm việc và thành tích đạt được, bạn nên đề cập đến bằng cấp chính quy và những khóa đào tạo chuyên nghiệp mình đã tham gia. Khi trình bày cần nêu rõ tên hệ đào tạo, tên trường và năm tốt nghiệp để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng kiểm tra (khi cần)

v Về cách thức trình bày

Tất cả những gì mà bạn muốn thể hiện mình với nhà tuyển dụng sẽ trở nên thất bại nếu bạn không đầu tư kỹ lưỡng cho phần trình bày, bố cục lá thư ứng tuyển của mình. Do vậy, bạn nên dành nhiều thời gian để đảm bảo rằng hồ sơ ứng tuyển của bạn được trình bày rõ ràng, ấn tượng và thu hút nhất. Hãy định dạng, chọn chính xác kiểu chữ và hình thức trình bày, tránh nhiều khoảng trống không cần thiết. Tóm lại, thư ứng tuyển nên trình bày rõ ràng, cân đối và chuyên nghiệp. Tóm lại, về trình bày và văn phong, một bức thư cần đảm bảo được các yếu tố sau:

- Bố cục hợp lý

- Câu từ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu - Văn phong ngắn gọn, không trùng lắp

- Sử dụng từ ngữ thông dụng, tránh dùng từ ngữ địa phương hoặc viết theo kiểu văn nói

- Trình bày thu hút và sạch sẽ

- Không có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp

Kỹ năng Tìm việc

Tóm lại, thư ứng tuyển không đơn thuần là bảng tổng kết kinh nghiệm làm việc, mà là một bảng “kế hoạch marketing” hoàn hảo về bản thân bạn. Hồ sơ cá nhân sẽ giúp bạn ghi những điểm đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng trước khi họ quyết định mời bạn tham dự phỏng vấn. Vì thế, sự đầu tư kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tạo được những ấn tượng tốt đẹp ngay từ ban đầu.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1) Phân biệt hồ sơ tìm việc, sơ yếu lý lịch và thư ứng tuyển

2) Theo bạn, khi chuẩn bị hồ sơ tìm việc, các bạn sinh viên mới ra trường gặp những khó khăn gì? Có cách nào để khắc phục?

3) Trình bày những cách thức để viết một CV thu hút và hấp dẫn với nhà tuyển dụng? 4) Trình bày quan điểm của bạn về nhận định sau đây: “Hồ sơ tìm việc là quảng cáo

chào hàng mà sản phẩm là chính bạn”.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1) Hãy viết các mục tiêu nghề nghiệp của bạn sau một năm; sau 5 năm.

2) Liệt kê các kỹ năng cần thiết cho công việc bạn dự định ứng tuyển sau khi ra trường? Đánh giá các kỹ năng hiện có của bạn theo thang điểm 5 mức độ: 1. Rất kém, 2. Kém, 3. Trung bình, 4. Tốt, 5. Rất tốt

3) Liệt kê các khóa học bạn dự định tham gia để hoàn thiện thêm kỹ năng và kiến thức hỗ trợ công việc của bạn sau này

4) Hãy chọn một kiểu CV và tạo CV cho bạn để ứng tuyển công việc sau khi bạn ra trường

5) Hãy viết một thư ứng tuyển cho vị trí tuyển dụng mà bạn quan tâm

6) Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ ứng tuyển bao gồm: thư ứng tuyển, CV, văn bằng, chứng chỉ liên quan, hồ sơ cá nhân … cho một vị trí công việc cụ thể

7) Giả sử tập đoàn Vingroup đang tuyển dụng rất nhiều vị trí với cả hình thức làm việc bán thời gian và toàn thời gian. Bạn hãy hoàn thành bản sơ yếu lý lịch được đăng tải trên website của doanh nghiệp. Bạn nhận xét gì về mẫu lý lịch này. 8) Xem một số mẫu CV và thư ứng tuyển phần Phụ lục. Bạn hãy đọc kỹ và nhận xét

các mẫu giấy tờ trên

Kỹ năng Tìm việc

Chương 3: KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN MỤC TIÊU CHƯƠNG

Sau khi học xong chương 3, sinh viên có thể:

Về mặt kiến thức

- Hiểu được các nội dung cần chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn tuyển dụng - Hệ thống hóa các nguyên tắc giao tiếp trong xin việc.

- Tổng hợp được các yếu tố cần thiết để có được một buổi phỏng vấn thành công

Về mặt kỹ năng

- Xây dựng được tác phong chuyên nghiệp khi phỏng vấn - Có chiến lược chuẩn bị trả lời các câu hỏi tuyển dụng

Về thái độ

- Tự tin bước vào cuộc phỏng vấn

- Thể hiện được năng lực bản thân trước nhà tuyển dụng

NỘI DUNG CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc (Bậc đại học chương trình Đại trà) (Trang 39 - 42)