Phế liệu giàu pectin [15]

Một phần của tài liệu Luận văn tận dụng một số phế phụ liệu giàu glucid, tạo các sản phẩm có giá trị (Trang 39 - 40)

Nguồn phế liệu này chủ yếu từ ngành công nghiệp đồ hộp rau quả, nước giải khát. Các nhà máy này đã thải ra các phế liệu là các phần vụn quả, phần bã ép...Trong bã ép có chứa hàm lương pectin khác nhau tùy theo nguyên liệu.

Để sản xuất pectin, ta có thể dùng các phế liệu vỏ cam quýt, bưởi hay vò táo tận dụng phế liệu trái cây sau khi đã ép lấy nước. Các phê liệu thường được sây khô để bảo quản và sử dụng được lâu. Lượng pectin ở vỏ cam quvt chiếm 20 - 50% trọng lượne khô. còn ở bã táo từ

10 - 20%.

Như đã mô tả trong mục 1.1.4.3, trong thực vật pectin tồn tại ở 2 dạng protopectin không tan và pectin dạng tan. Dưới tác dụng của acid hay enzvm protopectinase hoặc khi đun sôi. protopectin sẽ chuvển thành pectin hoà tan. Áp dụng tính chất này để thu nhận pectin. Pectin sau khi được trích lv từ nguyên liệu bởi dung môi thích hợp, cô đặc tùy theo vêu cầu sử dụng. Thường thì pectin được tủa bằng cồn (chủ yếu) để thu nhận pectin ở dạng tinh hơn, sử dụng trong dược phẩm và thực phẩm.

Maria Helene và cộng sự (2005) thu nhận pectin từ vỏ táo. Tác giả đã khảo sát các dung môi (các acid vô cơ: HC1, H2SOd, HN03...các acid hữu cơ: acid citric, acid malic,...) để trích ly petin và nhận thấy hiệu quả trích ly tốt nhất khi. dùng acid citric với nồng độ 6,2g/100ml và thời gian tối ưu 153 phút.[63]

Ngoài ra có thể sử dụng các phế liệu này để thu nhận pectinase từ vsv vì pectin trong phế liệu sẽ cảm ứng tao enzvm nàv: tác giá Lê Thị Hồng Nga (2005) sử dụng vỏ bưởi làm cơ chất cảm ứng thu nhận pectinase khi nuôi Aspergìỉius niger với hoạt độ 29,20UI/g canh trường.[22]

Một phần của tài liệu Luận văn tận dụng một số phế phụ liệu giàu glucid, tạo các sản phẩm có giá trị (Trang 39 - 40)