1. Phổ biến đề án:
- Báo cáo cơ quan cấp trên: Đảng, chính quyền địa phương, chuyên môn phòng giáo dục và đào tạo và trực tiếp là Hiệu trưởng nhà trường để xin ý kiến phổ biến đề án tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, tới phụ huynh học sinh, tới học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Xây dựng lộ trình
2.1. Năm học 2020 - 2021
- Triển khai đề án đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Báo cáo cơ quan cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các giải pháp đề ra trong đề án trong năm học 2020 - 2021.
- Thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2.2. Năm học 2021 - 2022
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các giải pháp đề ra trong đề án trong năm học 2021 - 2022.
- Thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Đánh giá kết quả thực hiện đề án.
2.3. Những năm học tiếp theo
- Đánh giá kết quả sau khi triển khai, thực hiện đề án kết hợp với các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của cấp trên từ đó tiếp tục điều chỉnh, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
- Tiếp tục triển khai đề án sau khi đã điều chỉnh.
3. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân
3.1 Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổchức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện đề án, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2 Tổ chức trong nhà trường:
- Căn cứ đề án đã được triển khai, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của bộ phận.
- Tuyên truyền đến nhân dân về nội dung của đề án.
- Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện; tham mưu các giải pháp thực hiện trong các năm học tiếp theo.
3.3. Tổ trưởng chuyên môn:
- Căn cứ đề án đã được triển khai, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.
- Tổ chức và đánh giá việc thực hiện đề án tại tổ chuyên môn, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt đề án trong nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) của tổ, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian và các nguồn lực thực hiện.
- Đôn đốc, kiểm tra giáo viên trong quá trình thực hiện đề án.
3.4. Giáo viên:
- Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các giải pháp của đề án theo kế hoạch đã xây dựng.
- Tham gia đánh giá và đề xuất giải pháp để thực hiện tốt đề án trong năm học tiếp theo.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục – đào tạo. Trong các văn kiện của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đều khẳng định: Phát triển giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Giáo dục Việt Nam phải đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện với những phẩm chất tốt đẹp vốn có, đồng thời phải xác định những mục tiêu cơ bản cho người học phấn đấu đạt được trong suốt quá trình học tập là biết, làm, hợp tác và tự hoàn thiện mình. Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Nâng cao chất lượng dạy và học là công việc cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đây là việc làm thường xuyên liên tục và hết sức sáng tạo linh hoạt của mỗi nhà trường. Chất lượng dạy học được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quyết định trọng tâm tiên quyết là năng lực chuyên môn nghiệp vụ, là năng lực sư phạm, là nhân cách và lòng nhiệt tình cùng trách nhiệm của người thầy, của đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong nhà trường.
Với mục tiêu ngày một nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường cả hai mặt tri thức và nhân cách (học lực và hạnh kiểm), phấn đấu là địa chỉ tin cậy
của phụ huynh học sinh; trên cơ sở xác định thực trạng của nhà trường, là một giáo viên đã gắn bó với nhà trường, bản thân tôi có nhiều trăn trở khi xây dựng đề án này.
Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, tôi đưa ra 08 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS LÊ QUÝ ĐÔN. Những giải pháp tôi đề xuất trong đề án này là hệ thống giải pháp cơ bản cần được thực hiện đồng bộ, toàn diện các nội dung nêu ra.
Tôi rất mong muốn góp sức mình vào công việc quản lý, tổ chức hoạt động chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường. Góp phần bồi dưỡng giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động giáo dục. Xây dựng một tập thể đoàn kết nhất trí, tâm huyết với nghề, với sự nghiệp giáo dục để hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục của thành phố Uông Bí.
Nếu nhận được sự đánh giá cao của hội đồng thẩm định, được sự tín nhiệm của Hội đồng giáo dục nhà trường và được sự tin tưởng, giao phó trọng trách của cấp trên, bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Đồng thời tôi cũng tin tưởng rằng những giải pháp mà tôi đưa ra sẽ tạo những bước chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường; tiếp tục khẳng định vị thế, thương hiệu của nhà trường.
Trong nội dung đề tài nghiên cứu của mình có những phần do kinh nghiệm chưa nhiều nên không tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong nhận được sự chỉ đạo, góp ý và sự quan tâm giúp đỡ của các đồng chí trong Hội đồng thẩm định để tôi khắc phục được những thiếu sót và thực hiện thành công đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Uông Bí, ngày 16 tháng 3 năm 2021
NGƯỜI VIẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục số 43/2019-QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT, ngày 15/9/2020 về việc "Ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học''.
3. Thông tư hướng dẫn số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 08 năm 2020 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 2642/BGDĐT - GDTrH ngày 04 tháng 05 năm 2012 về việc Trả lời một số câu hỏi khi triển khai thực hiện Thông tư 58/2011/TTBGDĐT.
4. Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy định chuẩn Hiệu trưởng sơ sở giáo dục phổ thông.
5. Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên sơ sở giáo dục phổ thông.
6. Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học sơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
7. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới.
8. Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT, ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập.
9. Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn cở sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
10. Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định phòng học bộ môn của các cơ sở giáo dục phổ thông.
11. Quyết định số 2929/QĐ-UBND ngày 09/5/2019 và 7213a/QĐ-UBND ngày 17/9/2019 về việc thành lập Ban chỉ đạo (kiện toàn Ban chỉ đạo) đổi mới Chương trình, sách giáo khoa phổ thông thành phố Uông Bí.
12. Kế hoạch số 194a/KH-UBND ngày 20/9/2019 về triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thành phố Uông Bí theo Kế hoạch 199/KH- UBND ngày 21/8/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
13. Quyết định số 9930/QĐ-BCĐ ngày 24/12/2019 của Ban chỉ đạo đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông thành phố Uông Bí về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông thành phố Uông Bí.
14. Quyết định số 1310/QĐ-UBND ngày 20/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
15. Quy định số 35-QĐTU, ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Uông Bí về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy quản lý.
16. Quy chế số 10-QC/TU, ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Uông Bí về việc ban hành Quy chế xét chức danh bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thông qua hình thức trình bày đề án công tác có cạnh tranh.
17. Quyết định số 11-QĐ/TU, ngày 29 tháng 07 năm 2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Uông Bí về việc ban hành quy định Quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
18. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản, toàn diện trong giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
19. Kết luận số 51-KL/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương ( Khóa XII) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
20. Chương trình hành động của Thành ủy Uông Bí thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản, toàn diện trong giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
21. Kế hoạch số 157-KH/TU, ngày 30/8/2019 của BTV Thành ủy Uông Bí thực hiện kết luận số 51-KL/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương (khóa XII) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).
22. Báo cáo chính trị Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV 23. Báo cáo chính trị Đảng bộ Thành phố Uông Bí lần thứ XX 24. Báo cáo chính trị Đảng bộ phường Vàng Danh lần thứ XVIII.