Quản lý chặt chẽ cơ sở vật chất được trang cấp, đầu tư.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN THI TUYỂN CHỨC DANH PHÓ HIỆU TRƯỞNG THCS (Trang 34 - 37)

- Đầu năm học, thực hiện bàn giao cơ sở vật chất các lớp học, phòng học bộmôn, các khu vực trong nhà trường cho các lớp để chủ động dọn vệ sinh và giữ môn, các khu vực trong nhà trường cho các lớp để chủ động dọn vệ sinh và giữ gìn, bảo quản tài sản trong quá trình sử dụng.

- Bố trí kinh phí từ ngân sách và xã hội hóa giáo dục đúng quy định để duy trì công trình vườn sinh học; các khu vực chung.

- Thực hiện giao khoán cho các lớp trong việc chăm sóc, bảo vệ; xây dựng thư viện trong các lớp học.

- Tích cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền đầu tư, xây dựng phòng học chức năng. Thường xuyên kiểm tra, rà soát để sửa chữa bổ sung cơ sở vật chất cho các lớp học đảm bảo.

6.2.2 Thiết bị dạy học

- Chỉ đạo bộ phận quản lý cơ sở vật chất rà soát lại hệ thống trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thí nghiệm thực hành để có phương án bổ sung, thay thế đảm bảo có đủ đồ dùng dạy học các môn theo quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt chỉ đạo của Sở GD&ĐT tại các văn bản: Công văn số 805/SGDĐT-GDTrH ngày 12/4/2018 về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả thiết bị đồ dùng, phòng học ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, Công văn số 3456/SGDĐT- GDTrH ngày 28/12/2018 về việc tăng cường quản lý, khai thác sử dụng thiết bị, phần mềm dạy học và phòng học bộ môn phục vụ công tác quản lý và dạy học từ năm học 2018-2019, Công văn số 7842/BGD&ĐT-CSVCTBTH ngày 28/10/2013 về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu các cơ sở giáo dục đào tạo; Thông tư số 19/2009/TT- BGD&ĐT ngày 11/8/2009 và Thông tư số 01/2010/TT-BGD&ĐT ngày 18/01/2010.

- Xây dựng hệ thống hồ sơ sổ sách về quản lý trang thiết bị, phương tiện dạy học, phòng học bộ môn trong đó chú trọng việc xây dựng hồ sơ trực tuyến.

- Tiếp tục tổ chức tốt phong trào giáo viên tự làm - sửa chữa đồ dùng dạy học và khai thác hiệu quả đồ dùng thiết bị trong dạy học.

- Quản lý tốt các phòng học bộ môn, vườn sinh học: Giao nhân viên thiết bị, giáo viên giảng dạy bộ môn liên quan có trách nhiệm quản lý các thiết bị, hóa chất sử dụng để đảm bảo an toàn, khai thác hiệu quả. Phân công cán bộ quản lý phụ trách thường xuyên kiểm tra thiết bị dạy học và phòng học bộ môn. Tuyệt đối không được để mất, thất lạc thiết bị.

- Các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng hệ thống phòng học bộ môn hợp lí để tăng cường khả năng thực hành, thí nghiệm của học sinh. Giao cho giáo viên nhóm Sinh học lên kế hoạch sử dụng Vườn thực hành Sinh học để ban giám hiệu duyệt và tiến hành thực hiện.

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học tích hợp trong kế hoạch giáo dục môn học. Chỉ dạo giáo viên sử dụng phòng học ngoại ngữ có hiệu quả. Giáo viên ngoại ngữ xây dựng kế hoạch và thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học ngoại ngữ trong các tiết học đảm bảo 100% số tiết học sinh được học thiết bị hiện đại.

- Cán bộ quản lý và nhân viên thư viện thiết bị kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học để xây dựng kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu được ban hành theo Thông tư số 19/2009/TT- BGD&ĐT ngày 11/8/2009 và Thông tư số 01/2010/TT-BGD&ĐT ngày 18/01/2010 và Công văn số 7842/BGD&ĐT-CSVCTBTH ngày 28/10/2013 về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu các cơ sở giáo dục đào tạo.

- Quản lí hồ sơ và sử dụng thiết bị dạy học phải có đầy đủ hệ thống hồ sơ, sổ sách theo qui định để theo dõi việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học. Nhân viên thư viện – thiết bị tích cực chủ động trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân để đáp ứng yêu cầu công tác.

7. Giải pháp 7. Nâng cao hiệu quả hoạt động, công tác phối kết hợpcủa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

7.1 Mục tiêu

Trong nhà trường ngoài chi bộ Đảng, còn có các đoàn thể như: Công đoàn, chi Đoàn giáo viên, các tổ chuyên môn,... Chi bộ Đảng chỉ đạo hoạt động của Nhà trường, các đoàn thể phối kết hợp với Ban giám hiệu để hỗ trợ cho hoạt động trong nhà trường nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

7.2 Biện pháp cụ thể

Phối hợp chặt chẽ với Ban chấp hành Công đoàn nhà trường trong việc vận động tổ chức các phong trào thi đua, thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết và đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn của ngành; chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của đội ngũ.

Hỗ trợ chi Đoàn giáo viên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động theo đúng chỉ đạo của Thành đoàn Uông Bí, Hội đồng Đội thành phố và nhà trường nhằm xây dựng nền nếp học tập, hoạt động; tạo môi trường trường học an toàn, thân thiện. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức Đoàn,

Đội trong nhà trường thông qua việc giao trách nhiệm phối hợp tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, hoạt động ngoại khóa, các hội thi trong nhà trường. Luôn tin tưởng và đồng hành cùng cán bộ Đoàn, Đội.

8. Giải pháp 8. Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với giađình học sinh và địa phương đình học sinh và địa phương

8.1 Mục tiêu

Trước yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, chuyển từ nền giáo dục truyền thụ kiến thức một chiều sang giáo dục chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, xây dựng mối quan hệ ngoài nhà trường (với phụ huynh và địa phương) có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực chung cho học sinh, tạo hiệu quả cao cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.

8.2 Biện pháp cụ thể

Xây dựng mối quan hệ gắn bó, tốt đẹp với chính quyền địa phương. Đề xuất với Hiệu trưởng để tham mưu với cấp ủy, chính quyền phường Vàng Danh đưa các nội dung hoạt động giáo dục của nhà trường vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và chỉ đạo thực hiện nghị quyết, kế hoạch về công tác giáo dục ở từng khu (công tác điều tra phố cập giáo dục, quản lí dạy thêm, học thêm, tuyên truyền các chính sách giáo dục). Đồng thời nhà trường cũng cần tham gia nhiệt tình các phong trào hoạt động của địa phương.

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn phường Vàng Danh (Công an phường, Trạm y tế, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Hội khuyến học, Đoàn thanh niên,...), các Bí thư chi bộ và Trưởng khu các khu phố trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, chăm sóc sức khỏe học đường, giáo dục học sinh. Hằng năm, nhà trường phải xây dựng được kế hoạch phối hợp với nội dung và hình thức cụ thể.

Tạo điều kiện thuận lợi cho Hội cha mẹ học sinh hoạt động; phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục đạo đức và quản lý học sinh. Huy động sự ủng hộ của cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, cá nhân và nhân dân trên địa bàn để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, hỗ trợ học sinh khó khăn, khen thưởng học sinh có thành tích,...

Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp tốt với hội cha mẹ học sinh, với từng phụ huynh học sinh thông qua các kỳ họp phụ huynh, chia sẻ và kết nối trên Zalo, Facebook nhóm giữa giáo viên chủ nhiệm với từng phụ huynh học sinh để thực hiện các nhiệm vụ chung của nhà trường theo quy định, kịp thời quan tâm tìm hiểu các hộ gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa (Khu Miếu Thán,…), các hộ

gia đình có bố mẹ cùng làm trong các công ty than (có khó khăn về thời gian) nhằm giúp đỡ, khích lệ các em học tập tốt.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN THI TUYỂN CHỨC DANH PHÓ HIỆU TRƯỞNG THCS (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w