6. Kết cấu luận văn
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù không thể phủ nhận những thành tích mà công ty đã đạt đƣợc trong những năm qua, nhƣng thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh mảng khách inbound vẫn còn rất nhiều hạn chế:
Trong bảng xếp hạng Topten hàng năm thì mục nhận khách quốc tế vào Việt Nam Fiditour chƣa thể lọt đƣợc vào đƣợc Top năm và thực tế số lƣợng khách inbound so với outbound và nội địa công ty khai thác đƣợc trong hai năm gần đây cũng có sự chênh lệch đáng kể. Điều đó chứng tỏ công ty vẫn bỏ ngỏ rất nhiều thị trƣờng khách tiềm năng.
Do chiến lƣợc không hiệu quả dẫn đến doanh thu của mảng inbound thấp hơn rất nhiều so với outbound và nội địa, cụ thể năm 2013 đạt 3.728.066.601 (đ) bằng 1/3 so với nội địa (11.868.546.677 đ) và 1/5 so với outbound (16.912.177.292 đ)
Từ đó có thể thấy nếu có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp thì lợi nhuận mà thị trƣờng inbound mang lại hoàn toàn có thể thay thế tỷ trọng cơ cấu của các bộ phận trên.
Bên cạnh những nguyên nhân về môi trƣờng bên ngoài nhƣ ảnh hƣởng của nền kinh tế hay sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các quốc gia trong khu vực cũng nhƣ những công ty lữ hành trong nƣớc, thì qua tìm hiểu và đánh giá luận văn có thể đƣa ra một số nguyên nhân nằm bên trong môi trƣờng kinh doanh của công ty cần sớm đƣợc khắc phục nhƣ:
Thứ nhất, bộ máy hành chính cồng kềnh, thiếu linh hoạt làm ảnh hƣởng (thậm chí cản trở) đến hoạt động kinh doanh. Chính sách hỗ trợ nhân viên chƣa thỏa đáng, chƣa thu hút, giữ chân đƣợc những nhân viên kinh doanh giỏi, tâm huyết với nghề. Số lƣợng nhân viên kinh doanh còn rất mỏng, chƣa tƣơng xứng với kế hoạch phát triển của công ty.
Thứ hai, Công ty ngày càng mở rộng quy mô, phát triển dàn trải, thiếu tập trung vào các thị trƣờng trọng điểm.
Thứ ba, chiến lƣợc tiếp thị, quảng bá sản phẩm đối với từng thị trƣờng mục tiêu chƣa hiệu quả. Bộ phận kinh doanh vẫn còn thụ động trong việc tiếp cận nguồn khách.
Thứ tư, một trong những điểm mạnh của Fiditour là thƣơng hiệu nhƣng riêng đối với thị trƣờng khách inbound thì công ty vẫn chƣa khai thác đƣợc hết các ƣu thế vốn có của mình.
2.4. Tiểu kết
Trong nội dung chƣơng hai, luận văn đã tìm hiểu tổng quan cũng nhƣ tình hình kinh doanh của công ty cổ phần Fiditour trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, luận văn đã phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố môi trƣờng (vĩ mô, vi mô, bản thân doanh nghiệp cũng nhƣ vị thế mà doanh nghiệp đang có) đến hoạt động marketing của công ty. Từ đó làm rõ thực trạng hoạt động marketing phát triển thị trƣờng khách inbuond khu vực châu Á mà công ty đang áp dụng.
Có thể nói thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản, Singapore – Malaysia là những thị trƣờng hấp dẫn và rất có tiềm năng của Fiditour. Dựa trên những kết quả đã đạt đƣợc công ty cần phát huy những điểm mạnh, lợi thế vốn cố nhằm giữ vững uy tín, niềm tin của các thị trƣờng này đồng thời khắc phục những mặt hạn chế, cải thiện chất lƣợng dịch vụ và không ngừng đổi mới, sáng tạo để thu hút làm tăng số lƣợng khách cũng nhƣ doanh thu. Từ đó khẳng định vị trí và tăng sức cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh inbound khác trên thị trƣờng.
CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHÁCH INBOUND KHU VỰC CHÂU Á CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN FIDITOUR
3.1. Dự báo triển vọng và quan điểm marketing phát triển thị trƣờng khách inbound khu vực châu Á của Công ty Cổ phần Fiditour