1.4.1.1. Đóng góp về kinh tế
Du lịch MICE có tác động lan tỏa đến 3 nhóm lợi ích:
- Nhóm lợi ích thứ nhất: Lợi ích trực tiếp thu được từ việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và hội chợ. Các chủ thể nhận lợi ích trực tiếp là các nơi tổ chức sự kiện, nhà tổ chức, PCO, PEO, DMC và các khách sạn.
- Nhóm lợi ích thứ hai: Các lợi ích liên quan từ việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và hội chợ. Các chủ thể có lợi ích gián tiếp là các nhà thầu, chuyên chở hàng hóa, người tham gia triển lãm, các nhà hàng và dịch vụ giải trí, đại lý lữ hành, các cửa hàng mua sắm, công ty vận tải và viễn thông, các ngân hàng và các lao động thời vụ.
- Nhóm lợi ích thứ 3: Là những lợi ích từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, du lịch khen thưởng và hội chợ thương mại mà không thể tính chính xác bằng tiền. Các chủ thể nhận được lợi ích là chuyển giao công nghệ, thương mại quốc tế và nâng cao hình ảnh quốc gia…
Hiện nay, quan điểm về những giá trị, lợi ích và đóng góp về kinh tế của du lịch MICE LXIII
cũng có sự thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và giai đoạn mới, cụ thể như sau:
Theo quan điểm truyền thống thì vòng tròn đầu tư vào du lịch MICE được hiểu như sau: Chính phủ đầu tư ngân sách marketing thông qua Tổ chức quản lý điểm đến (DMO) và DMO sẽ đăng cai tổ chức hội thảo. Việc tổ chức hội thảo sẽ tạo ra công việc cho các đơn vị kinh doanh du lịch MICE. Các đơn vị này sẽ đóng thuế trên cơ sở lợi nhuận thu được từ việc tổ chức hội thảo. Thuế chính là phần đầu tư ban đầu mà chính phủ thu trở lại cộng với lợi nhuận. Tuy nhiên, mô hình này không thể hiện đầy đủ những giá trị thực sự của du lịch MICE.
Quỹ marketing Chính phủ Phát triển kinh tế Thu nhập thuế Du lị ch MICE $$$$ DMO Đăng cai hội thảo
Sơ đồ 1.2: Mô hình cũ về phát triển du lịch MICE
(Nguồn: “MICE Industry-An Asia Pacific Perspective” của UNWTO, 2011)
Hiện nay, phần lớn các nước trên thế giới đã thay đổi quan điểm cho phù hợp với bối cảnh và xu hướng hiện tại như sau: Đầu tiên, Chính phủ sẽ xác định các ngành ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới (ví dụ công nghệ cao, y tế, hàng không...), trên cơ sở đó cơ quan quản lý và các đơn vị kinh doanh du lịch MICE sẽ đại điện đi đăng cai những hội thảo thuộc những ngành ưu tiên đó và tổ chức tại địa phương. Những chuyên gia làm việc trong những ngành ưu tiên đó tại nước sở tại sẽ thu được lợi ích thông qua việc kết nối, giao lưu với các nhà lãnh đạo hàng đầu và chuyên gia quốc tế thuộc lĩnh vực của họ. Điều này sẽ thúc đẩy sự hợp tác về thương mại và nghiên cứu, thu hút đầu tư, giúp những ngành ưu tiên này phát triển nhanh hơn, từ đó mang lại những lợi ích kinh tế mà chính phủ mong muốn. Bên cạnh đó, việc đăng cai và
tổ chức hội thảo cũng mang lại lợi ích trực tiếp cho ngành du lịch, khách sạn. Trong mô hình này, ngành du lịch sẽ đóng vai trò là ngành bổ trợ chứ không phải ngành ở vị trí trung tâm.