SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU (WBC)

Một phần của tài liệu Bạn là bác sĩ tốt nhất của mình: Phần 2 (Trang 41 - 43)

Chỉ số lượng hồng cầu có trong mỗi đơn vị thể tích máu. Bạch cầu là thành phần cấu tạo chính của hệ thống phòng ngự của cơ thể. Số

lượng bạch cầu cao hay thấp là chỉ các bệnh về hệ thống bạch cầu.

1. Chỉ số thông thường tham khảo:

Người trưởng thành (4 – 10) x 109/L Trẻ em (5 – 12) x 109/L

Trẻ sơ sinh (15 – 20) x 109/L

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Giảm đi:

1. Một số bệnh do virút như: bệnh viêm gan virút, cảm cúm thông thường, bệnh thương hàn, kết hạch, bại huyết…

2. Một số bệnh như: thiếu máu do việc tái tạo gặp trở ngại, bệnh máu trắng, thiếu nhân tế bào…

3. Do sử dụng thuốc chữa ung thư, điều trị phóng xạ hoặc tiếp xúc nhiều với tia phóng xạ, phản ứng thuốc…

4. Bệnh về hệ miễn dịch

5. Dinh dưỡng kém, bệnh ác tính… Tăng lên:

1. Bệnh do siêu vi trùng cấp tính như: viêm amidan, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, viêm thận, viêm ống dẫn trứng, sưng gan, bạch hầu, bại huyết…

2. Bệnh máu trắng cấp mãn tính. Kiểm tra nước tiểu

Sự thay đổi của màu nước tiểu, ngoài nguyên nhân do bệnh lí còn do ảnh hưởng của việc ăn uống và dùng thuốc.

Màu sắc bình thường: là màu vàng nhạt trong suốt khi nhìn bằng mắt thường.

Màu sắc khác thường:

1. Màu đỏ (đi tiểu ra máu) thường là các bệnh như: viêm bàng quang cấp tính, viêm thận cấp tính, sỏi niệu đạo, kết hạch, bị

thương bên ngoài, có u…

2. Màu trắng sữa thường là các bệnh như: nhiễm trùng hệ bài tiết nước tiểu, viêm tiền liệt tuyến, bệnh thận, chấn thương do chèn ép…

3. Màu vàng đậm thường là các bệnh do nóng trong hoặc do uống một loại thuốc nào đó.

4. Màu xì dầu hoặc màu rượu nho thường là các bệnh như: ngộ độc ăn uống, ngộ độc cỏ độc hoặc các chất hóa học…

5. Màu xanh da trời, xanh lá cây thường là do sử dụng các loại thuốc như: thuốc giảm đau.

TỈ TRỌNG

1. Chỉ số thông thường tham khảo:

Nước tiểu buổi sáng: 1.015 – 1.025, lấy lúc bất kỳ 1.003 – 1.030

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Tăng cao: do các bệnh như: viêm thận cấp tính, đái đường, mất nước…

Giảm đi: do các bệnh như: viêm thận mãn, chức năng thận kém…

Một phần của tài liệu Bạn là bác sĩ tốt nhất của mình: Phần 2 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)