uống liên tục trong 10 năm thì tỷ lệ bị ung thư dạy dày lên đến 90%. Hút thuốc cũng kích thích dạ dày tiết ra acid và protease phá hoại niêm mạc dạ dày.
Ăn uống lúc tức giận
Dạ dày và đường ruột cũng là một cơ quan có tình cảm. Dạ dày và ruột co bóp cũng như là tiết ra các dịch giúp tiêu hóa thức ăn đều được tiến hành bởi hệ thần kinh. Nếu bạn ăn trong lúc vui vẻ, dịch tiêu hóa sẽ tiết ra nhiều, dạ dày và ruột co bóp nhanh giúp cho tiêu hóa thuận lợi, như vậy rất có ích cho sức khỏe. Ngược lại, bạn luôn ăn trong tình trạng bị ức chế, tức giận thì sẽ làm cho chức năng thần kinh thực vật bị rối loạn, làm cho hệ tiêu hóa bị giảm sút, các thức ăn sẽ đọng lại trong dạ dày và lâu dần gây ra các căn bệnh về dạ dày và đường ruột, thậm chí khả năng miễn dịch cũng bị suy giảm. Bạn nên nhớ rằng ăn không đơn giản là làm cho no bụng mà còn cần đến cảm giác vui vẻ.
Lúc no, lúc đói
Khi đói, acid và protease trong dạ dày không được trung hòa, vì thiếu thức ăn nên nồng độ sẽ rất cao, sẽ làm cho niêm mạc dạ dày tự tiêu hóa, còn ăn quá no sẽ làm hỏng mất cơ chế tự bảo vệ của dạ dày, làm thành dạ dày bị căng ra, thức ăn đọng lại ở dạ dày lâu hơn và cũng làm ảnh hưởng đến dạ dày. Bỏ thói quen lúc thì ăn quá no, lúc thì để quá đói, ăn uống thì phải đúng giờ đúng giấc để cho dạ dày và đường ruột được hoạt động và nghỉ ngơi có quy luật. Như vậy sẽ giảm bớt được khả năng bị bệnh đau dạ dày.
BỊ TRUYỄN NHIỄM CĂN BỆNH ĐAUDẠ DÀY DẠ DÀY
Nếu trước kia bạn có một cái dạ dày khỏe mạnh, ăn uống có quy luật nhưng nay bỗng nhiên lại bị đau dạ dày thì có thể bạn đã bị
truyền bệnh từ người khác. Đau dạ dày cũng bị truyền qua đường nước bọt, vì vậy mà các bác sỹ khuyên rằng, khi ăn uống ở ngoài nhà hàng thì nên dùng đũa riêng. Nếu gia đình có ai bị đau dạ dày thì nên để người đó sử dụng bát đũa riêng.