Phương thức tiếp cận hệ thống

Một phần của tài liệu Luận-án-Nguyễn-Thị-Phương-Lan (Trang 67 - 69)

7. Kết cấu của luận án

1.3.1.2. Phương thức tiếp cận hệ thống

Từ khái niệm về hệ thống, cần thiết phát triển khái niệm phương thức tiếp cận hệ thống. Trước hết, có thể nhận thấy tiếp cận hệ thống về cơ bản khác với tiếp cận truyền thống ở chỗ, tiếp cận truyền thống tập trung vào việc tách bạch các phần khác nhau của đối tượng được nghiên cứu (trong thực tế từ phân tích bắt nguồn từ nghĩa gốc - chia thành các bộ phận hợp thành), ngược lại, tiếp cận hệ thống tập trung vào cách đối tượng được nghiên cứu trong mối quan hệ tương tác với các thành phần khác của hệ thống có chứa nó. Như chính khái niệm hệ thống – vốn là tập hợp các phân tử tương tác để tạo ra hành vi. Điều này có nghĩa, thay vì cô lập những phần ngày càng nhỏ hơn của hệ thống được nghiên cứu, thì tư duy hệ thống đi theo hướng mở rộng góc nhìn về một vấn đề, xem xét các tương tác có thể trong tổng thể vấn đề được nghiên cứu.

Phương thức tiếp cận hệ thống theo đó đòi hỏi cách nhìn động đối với hệ thống bất kỳ, đặc biệt là hệ thống quản lý. Chính quá trình nhìn “động” này giúp cho các nhà nghiên cứu hình thành nhận thức luận tổng quát và tư duy theo hướng chú trọng tới yếu tố đầu ra – output của mỗi hệ thống, bởi thực chất chính quá trình tư duy “động” này đã giúp nhà nghiên cứu nhìn nhận, xác lập, hoàn thiện dần các giải pháp mang tính đồng bộ để bố trí, hoàn thiện từng

phần tử trong hệ thống sao cho tương thích với các phần khác của hệ thống, để hệ thống hoạt động theo hướng hiệu quả.

Với cách nhìn nhận như vậy, phương thức tiếp cận hệ thống có tính vượt trội trong xem xét và giải quyết những vấn đề bao gồm các yếu tố phức tạp, những vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của các yếu tố khác nhau trong nó và cả những sự phối hợp không hiệu quả giữa những yếu tố tham dự [69, tr 30].

Như vậy, theo tác giả, phương thức tiếp cận hệ thống có thể định nghĩa là cách tiếp cận toàn cảnh sự vật, hiện tượng trước khi đi sâu phân tích các mối liên hệ giữa các thành phần trong bản thân sự vật hiện tượng. Theo đó, tiếp cận hệ thống là công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách và có những giải pháp thích hợp trước các vấn đề thực tế luôn luôn vận động, phức tạp và thay đổi theo không gian và thời gian.

Cũng chính tiếp cận hệ thống là phần linh hồn, là hòn đá tảng trong lý thuyết hệ thống, đồng thời với tiếp cận hệ thống là tư duy hệ thống một cách thực chất, hệ thống sẽ được hoàn thiện, nói cách khác, chính tư duy hệ thống là bước khởi đầu cho việc hoàn thiện hệ thống dựa trên nhận thức luận toàn diện, triệt để, bản chất các phần tử có vẻ rời rạc nhưng lại thống nhất trong một chỉnh thể chung là hệ thống.

Đặc điểm đầu tiên của tiếp cận hệ thống chính là cách nhìn toàn thể [22] và do cách nhìn toàn thể mà thấy được tính hợp trội của hệ thống. Tính trội của hệ thống là sự xuất hiện khi sắp xếp các phần tử của hệ thống theo một cách thức nhất định. Nói cách khác, đó là khả năng mới của hệ thống khi mà các phần tử đứng riêng rẽ thì sẽ không tạo ra được. “Các thuộc tính hợp trội là của toàn thể mà từng thành phần không thể có” [22]. R.L Ackoff [67] cũng đã khẳng định sự hợp trội này là: “Các phần không chấp nhận được riêng rẽ có thể tạo nên một toàn thể chấp nhận được”.

Tóm lại, phương thức tiếp cận hệ thống cũng đòi hỏi xem xét không chỉ sự tương tác các phần tử trong hệ thống với nhau (hệ đóng) mà còn phải xem xét sự tương tác giữa hệ thống với bên ngoài, với môi trường (hệ mở). Hành vi của một hệ mở chỉ có thể hiểu được trong bối cảnh tương tác với môi trường đó. Việc xem xét các tương tác lại phải gắn liền với thuộc tính mục tiêu của hệ thống, đồng thời lại cũng là một đặc tính đặc biệt của tư duy hệ thống. Hệ thống có thể có một mục tiêu, cũng có thể có nhiều mục tiêu và mỗi phần tử, trong các tương tác bên trong cũng như tương tác với bên ngoài, đều phải hướng đến mục tiêu chung của hệ thống.

Một phần của tài liệu Luận-án-Nguyễn-Thị-Phương-Lan (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w