21. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG LÂM PHẠM
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý
Trước năm 2012, Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm chỉ chuyên sâu về mảng tư vấn thiết kế với nhân lực cả ở Việt Nam và Pháp chưa đến 20 người. Cuối năm 2016, tổng số nhân lực của công ty đã tăng lên 150 người với ở nhiều văn phòng đại diện trong cả nước, văn phòng tại Pháp, xưởng sản xuất nhựa, xưởng sản xuất mộc nội thất, công ty liên doanh LPC Cát Tường ở Bắc Ninh, chưa kể đến lực lượng làm passtime cho công ty.
Với sự phát triển có thể nói là khá nóng, quy mô rộng lớn, sự lớn mạnh đông đảo về nhân lực, sự tăng trưởng mạnh về doanh thu đòi hỏi nhà quản trị điều hành phải là những người có năng lực đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện liên tục và theo một quy trình khép kín. Nếu trước đây bộ máy gọn nhẹ, mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo kiểu trực tuyến đơn giản chỉ có Giám đốc và Kế toán trưởng này là người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản lý, hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Khi đưa công nghệ sàn phẳng, ubot về Việt Nam nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty gần như thay đổi hẳn do đó cơ cấu tổ chức cũng thay đổi theo, vì nếu không thay đổi theo thì bộ máy quản lý cũ sẽ làm cản trở việc phấn đấu đạt được mục tiêu mới đề ra của công ty.
Mặt khác sản phẩm công nghệ sàn phẳng - Ubot của công ty đòi hỏi tính cạnh tranh cao trên thị trường cả về chất lượng, mẫu mã sản phẩm và tiến độ giao hàng, cung cách phục vụ. Và để đạt được điều đó thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có vai trò rất quan trọng. Nó là điều kiện đủ quyết định sự thành công của công ty trên thương trường. Cán bộ quản lý của
công ty có trình độ và năng lực rất cao, mà công tác quản lý là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của hệ thống. Do vậy để tận dụng tốt nguồn lực sẵn có và để họ làm tốt công việc của mình thì đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý ổnđịnh và thích hợp. Do vậy hoàn thiện bộ máy quản lý ở công ty là nhân tố quan trọng thực hiện có hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng nâng cao năng suất lao động của công ty.
Hiện tại, công ty đang cơ cấu tổ chức bộ máy theo kiểu trực tuyến chức năng, và nó cũng thể hiện sự phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Với cơ cấu này, công ty đã tận dụng được mọi tính ưu việt của việc hướng dẫn công tác qua các chuyên gia kỹ thuật và cán bộ nghiệp vụ chuyên môn ở các phòng ban chức năng. Mỗi bộ phận, mỗi phòng ban đảm nhiệm một phần công việc nhất định, vận dụng được khả năng, trình độ chuyên sâu của cán bộ quản lý, giảm được gánh nặng cho Giám đốc. Tuy nhiên bộ máy quản lý của công ty vẫn tồn tại một số hạn chế như: một số cán bộ công nhân viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công việc dẫn đến hiệu quả công việc thấp, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ban lãnh đạo công ty phải rà soát lại hoạt động quản lý của mình ở từng bộ phận, từng phòng ban, có sự phân công công việc rõ ràng, chi tiết cũng như kết hợp nhịp nhàng với các phòng ban khác nhằm đạt hiệu quả công việc cao, gia tăng được lợi nhuận của công ty và nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản công ty.